Bản kiểm điểm không làm bài tập về nhà

Mời các bạn xem Bản kiểm điểm không làm bài tập về nhà hot nhất được tổng hợp bởi Askanswerswiki

Q: Giáo viên thường ra bài tập cho học sinh với mong muốn các em sẽ luyện tập nhiều sau giờ học, nhưng học trò lại xem việc này là áp lực. Ngoài ra, việc kiểm soát các em có làm bài tập đầy đủ không cũng là một vấn đề. Làm sao giảm áp lực để các em tự giác hơn khi làm bài tập bây giờ ạ?

A: Để trả lời câu hỏi này chúng ta cần nhắc lại mục đích của bài tập về nhà trước.Bài tập về nhà là công cụ giúp giáo viên đánh giá được độ mức hiểu bài của học viên. Trong khuôn khổ tiết học, do áp lực thời gian, hay nội dung bài học tương đối khó, thầy cô giáo khó nắm bắt được độ nông sâu của kiến thức học viên lĩnh hội được ngay trên lớp. Trong trường hợp này, bài tập về nhà giúp chúng ta nắm được tình hình học của từng học viên. Trên cơ sở đó, giáo viên phân loại được sự tiếp thu của học trò, ngoài ra có thể chọn một phương thức tiếp cận khác giúp học viên hiểu bài hơn.

Ngoài ra, bài tập về nhà giúp giáo viên keep-track (đo lường) được liệu học trò có thực hành những kiến thức trên lớp hay không, phải nhấn mạnh một điều rằng việc học ngoại ngữ là một kỹ năng nên việc luyện tập và lặp đi lặp lại có giá trị là chìa khóa giúp học viên tăng trưởng về mặt ngôn ngữ.

Vì thế, khi bài tập về nhà cho học sinh, giáo viên phải theo năm định hướng.

Một là, những bài tập để các em nắm vững những kiến thức đã học.

Hai là, những bài tập để các em vận dụng kiến thức trong những trường hợp phát sinh, để từ đó khái quát lại nội dung được học.

Ba là, bài tập mở rộng để phát triển khả năng và tư duy.

Bốn là, những bài tập để học sinh tìm tòi sự sáng tạo, từ đó tìm ra những tri thức mới.

Năm là, những bài tập để học sinh liên hệ thực tiễn. Để giao bài tập về nhà hiệu quả, chúng ta cần nắm bắt được cả tâm lý của học trò để tìm ra cách giao bài tập về nhà hợp lý.

Ví dụ, nếu sau một buổi học mà các em có dấu hiệu mệt mỏi thì không nên giao bài tập về nhà, hoặc chỉ giao một số lượng hạn chế những bài để học sinh nhớ kiến thức, vì khi đó các em đã mất đi sự hào hứng đón nhận.

Theo đó, nếu sau buổi học, học sinh tỏ ra hưng phấn thì cần giao nhiều bài tập theo sự đa dạng của vấn đề để học sinh định hướng lại nội dung và mở rộng kiến thức.

Giao bài tập về nhà cho học sinh là một vấn đề khó, phụ thuộc nhiều vào năng lực, kiến thức và nhận thức của giáo viên.

Bài tập về nhà cần đa dạng và phong phú về nội dung, nhất là với việc học tiếng Anh. Ví dụ như trên lớp, chúng ta dạy một cấu trúc ngữ pháp mới. Giáo viên muốn học viên nhớ cấu trúc, hiểu, áp dụng và tự tạo được câu từ cấu trúc đã học, bài tập về nhà lần lượt sẽ là FILL IN THE BLANKS (bằng cấu trúc đã được học), REORDER (các từ trong câu được xáo trộn), TRANSLATION V-E (dịch câu từ cấu trúc đã học), MAKE SENTENCES (tự đặt câu).

Ở đây không chỉ dừng lại ở thể loại hay hình thức bài tập mà nằm chủ yếu ở cách giao bài tập và lượng bài tập. Thay vì giao bài tập giấy theo cách rất ‘cổ điển’ chúng ta có thể ‘nhờ’ sự tiện lợi của công nghệ để giao bài. Các ứng dụng hỗ trợ việc giao bài bạn có thể tham khảo KAHOOT, QUIZIZZ, PADLET, QUIZLET có hỗ trợ các tính năng cho từng dạng bài tập mình nêu trên. Và bạn nhớ cho âm thanh, hình ảnh, phim ảnh kết hợp để việc làm BTVN trở nên thú vị hơn bạn nhé.

Hy vọng câu trả lời phần nào giảm bớt gánh nặng của chính giáo viên chúng ta và cả học viên nữa. Chúc bạn luôn vui khỏe và tâm huyết với nghề giáo!

Chia sẻ từ thầy Bùi Phước Lộc – TESOL Trainer tại Simple English

Related Posts