U bã đậu là gì? Điều trị u bã đậu hiệu quả

U bã đậu là một bệnh ngoại khoa hay gặp ở nhiều người. Vậy u bã đậu là gì? Cách điều trị u bã đậu hiệu quả nhất hiện nay.

1. U bã đậu là bệnh gì?

U bã đậu là một dạng u lành tính, có cấu tạo bởi lớp vỏ bọc, bên trong là chất bã mềm, màu vàng nhạt hoặc trắng đục.

U thường không gây đau, không gây ác tính. U sẽ to dần theo thời gian và gây cảm giác khó chịu. U bã đậu có thể tấy đỏ, đau nhức khi có sự xâm nhập của vi khuẩn gây viêm.

2. Nguyên nhân hình thành u bã đậu

Tuyến bã có nhiệm vụ bài tiết một chất như sáp hay dầu – gọi là chất bã. Chất này đi theo một ống đổ vào nang lông, rồi thoát ra ngoài ở lỗ chân lông, giúp bôi trơn da. Khi ống tuyến bã bị tắc, chất bã sinh ra không được bài xuất, tích tụ lại, dần dần hình thành u bã đậu.

U thường xuất hiện ở các vùng da dễ bị tiết nhiều mồ hôi dầu. Vị trí hay gặp là vành tai, tai, mặt, nách, lưng, ngực, vai, mông, bộ phận sinh dục…vv

Để hạn chế sự hình thành u, cần phải giữ cho da sạch sẽ, khô thoáng giúp việc đào thải chất bã được dễ dàng. Đặc biệt là những người có cơ địa da nhờn, da dầu cần phải lưu ý nhiều hơn.

3. Những dấu hiệu nhận biết u bã đậu

Khi u nhỏ, u nổi cục giống như mụn bọc. Nhiều người hay nhầm tưởng u bã đậu với mụn nên tự ý rạch, nặn lấy nhân bên trong nhưng u lại mọc tiếp, tái đi tái lại nhiều lần. Mới đầu u không gây đau hay khó chịu. Thời gian sau, chất bã tích tụ nhiêu hơn sẽ làm khối u tăng dần kích thước.

Khi u lớn hơn, u nổi lên trên mặt da. Sờ vào có cảm giác mềm, mặt khối u nhẵn. Ấn nắn thấy u di động được.

Khi u đã to sẽ chiếm lĩnh không gian của các tổ chức xung quanh gây khó chịu và sự mất thẩm mỹ tăng lên.

Tổ chức bã đậu trong u là môi trường rất tốt cho vi sinh vật phát triển. Khi có những đợt xâm nhập bội nhiễm của vi khuẩn vào trong gây sưng nóng đỏ đau. Nặng hơn, có thể có tình trạng hoại tử, hình thành các vết loét, mưng mủ, vết thương sẽ lâu liền. Nếu để đến giai đoạn này thì việc điều trị sẽ khó khăn và tốn kém.

4. U bã đậu có nguy hiểm không?

U bã đậu là một loại u lành tính nên có thể hoàn toàn yên tâm chúng không nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên u mọc to sẽ ảnh hưởng chất lượng cuộc sống. U bội nhiễu sẽ gây ra nhiều phiền toái. Việc điều trị u bã đậu là rất cần thiết. Không nên mãi sống chung với những khối u này.

5. Phương pháp điều trị u bã đậu hiệu quả nhất hiện nay

Chỉ có phẫu thuật mổ cắt u bã đậu là cách điều trị triệt để nhất. Nên thực hiện cắt bỏ khối u sớm khi chưa bôi nhiễm và kích thước u còn nhỏ (khoảng 1-2 cm). Không nên để kéo dài cho tới khi bị nhiễm khuẩn, chảy mủ và viêm loét thì mới bắt đầu điều trị. Cắt bỏ u lúc này sẽ phức tạp, mất nhiều thời gian và nguy cơ để lại sẹo xấu cao hơn.

Bác sĩ Luân điều trị u bã đậu
Bệnh nhân trước và sau mổ u bã đậu

6. Chi phí mổ u bã đậu hết bao nhiêu tiền?

Nhìn chung mổ u bã đậu là một tiểu phẫu đơn giản. Chi phí mổ u bã đậu thường ở mức vừa phải.

Người bệnh cần thăm khám và tư vấn cụ thể với bác sĩ chuyên khoa. Căn cứ vào các yếu tố như kích thước, vị trí, mức độ nghiêm trọng, u đã bội nhiễm hay chưa… bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp và mức chi phí cụ thể.

Với những khối u bã đậu thông thường, mức phí cho một ca tiểu phẫu khoảng từ 1.000.000đ – 3.000.000đ. Xong bạn cần đến khám bác sĩ mới biết chính xác.

Hầu hết các bệnh viện và cơ sở y tế đều có thể thực hiện mổ cắt u bã đậu. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn và hiệu quả, người bệnh nên lựa chọn điều trị tại các địa chỉ uy tín, được nhiều người đánh giá cao.

7. Mổ u bã đậu được thực hiện như thế nào?

Ban đầu người bệnh được gây tê tại chỗ, bệnh nhân vẫn tỉnh táo trong mổ. Sau đó bác sĩ sẽ tạo một vết rạch ở vị trí khối u. Tiếp theo tiến hành loại bỏ hết hoàn toàn các tổ chức bã đậu bên trong và cả vỏ bọc bên ngoài của khối. Cuối cùng là cầm máu và khâu vết thương.

Phẫu thuật u bã đậu thường nhanh chóng, nhẹ nhàng. Thời gian trung bình kéo dài khoảng 30-45 phút. Người bệnh có thể về nhà ngay sau mổ, không cần phải nằm lại viện.

8. Mổ u bã đậu có đau không?

Trong quá trình thực hiện, bệnh nhân sẽ được gây tê tại chỗ nên hoàn toàn không có cảm giác đau. Sau mổ, để giảm bớt khó chịu, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau về uống. Tình trạng đau nhức sẽ nhanh chóng chấm dứt sau vài ngày nên người bệnh không cần quá lo lắng.

9. Vì sao sau điều trị u bã đậu lại hay tái phát?

Trong quá trình phẫu thuật, cần phải loại bỏ hoàn toàn các tổ chức bã đậu bên trong cũng như cả vỏ bọc u bên ngoài. Nếu quá trình lấy bỏ mà vẫn còn sót thì khả năng u bã đậu sẽ tái phát. Ngoài ra, u bã đậu là một bệnh cơ địa cho nên u phát triển ở những vị trí nhiều mồ hôi, cạnh khu vực u cũ cũng là điều hay gặp.

Biện pháp xử trí hữu hiệu nhất để tránh bị tái phát là phải phẫu thuật sớm và phẫu thuật triệt để. Để lâu ngày u bã đậu sẽ bị viêm nhiễm càng khó xử lý. Nếu sau này có xử lý thì cũng có khả năng tái phát cao hơn khi là mổ sớm. Khi phẫu thuật, cần kiểm soát kỹ các phần của u chưa được lấy ra và loại bỏ hết chúng, không cho u có cơ hội mọc lại.

Quý bệnh nhân có nhu cầu tư vấn và điều trị u bã đậu, xin hãy liên hệ với Bác sĩ Luân; Số điện thoại – Zalo: 0395621593 hoặc Fanpage Bác sĩ Luân – Bệnh viện Yên Lạc để được hỗ trợ.

Bác sĩ Nguyễn Văn Luân

Related Posts