Bộ sách giáo khoa lớp 10 2021-2022

Thế kỷ: Thế kỷ 20 · Thế kỷ 21 · Thế kỷ 22 Thập niên: 1990|1990 2000|2000 2010|2010 2020|2020 2030|2030 2040|2040 2050|2050 Năm: 2019 2020 2021 2022 2023 2024 2025 2022 trong lịch khácLịch Gregory2022MMXXIIAb urbe condita2775Năm niên hiệu Anh70 Eliz. 2 – 71 Eliz. 2Lịch Armenia1471ԹՎ ՌՆՀԱLịch Assyria6772Lịch Ấn Độ giáo – Vikram Samvat2078-2079 – Shaka Samvat1944-1945 – Kali Yuga5123-5124Lịch Bahá’í178-179Lịch Bengal1429Lịch Berber2972Can ChiTân Sửu (辛丑年)4718 hoặc 4658 — đến —Nhâm Dần (壬寅年)4719 hoặc 4659Lịch Chủ thể111Lịch Copt1738-1739Lịch Dân QuốcDân Quốc 111民國111年Lịch Do Thái5782-5783Lịch Đông La Mã7530-7531Lịch Ethiopia2014-2015Lịch Holocen12022Lịch Hồi giáo1443-1444Lịch Igbo1022-1023Lịch Iran1400-1401Lịch Juliustheo lịch Gregory trừ 13 ngàyLịch Myanma1384Lịch Nhật BảnLệnh Hòa 4(令和4年)Phật lịch2566Dương lịch Thái2565Lịch Triều Tiên4355Thời gian Unix1640995200-1672531199

Năm 2022 (số La Mã: MMXXII) là năm hiện tại và là năm bắt đầu vào ngày thứ bảy, năm thứ 2022 của Công nguyên theo lịch Gregory hay của Anno Domini; năm thứ 22 của thiên niên kỷ 3 và của thế kỷ 21; và năm thứ ba của thập niên 2020.

Liên hợp quốc chọn năm 2022 là Năm Quốc tế về Đánh bắt cá Thủ công và Nuôi trồng thủy sản,[1] Năm Quốc tế về Khoa học cơ bản vì sự phát triển bền vững,[2] Năm Quốc tế về Phát triển Miền núi Bền vững,[3] và Năm Quốc tế về Thủy tinh.[4]

Vào tháng 2, Nga tiến hành một cuộc tấn công toàn diện vào Ukraina dẫn đến nước này bị quốc tế lên án và trừng phạt, khiến hơn 3,5 triệu người Ukraina phải di dời tị nạn và là cuộc xung đột vũ trang lớn nhất châu Âu kể từ Thế chiến II và Chiến tranh Việt Nam.

Sự kiện[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 1[sửa | sửa mã nguồn]

  • 1 tháng 1
    • Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng chính thức có hiệu lực.[5]
    • Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực, hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới, có hiệu lực với các nước Úc, Brunei, Campuchia, Trung Quốc, Nhật Bản, Lào, New Zealand, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.[6]
    • Disney dừng cung cấp 14 kênh truyền hình tại Đài Loan (Trung Quốc).[cần dẫn nguồn]
  • 2 tháng 1
    • Biểu tình Kazakhstan 2022 bắt đầu do giá khí đốt cao.[7]
    • Abdalla Hamdok từ chức Thủ tướng Sudan.[8]
  • 3 tháng 1
    • Cầu thủ bóng đá người Bờ Biển Ngà Oussou Konan Anicet bị sát hại. Nguyên nhân là vì em trai của Konan đã bỏ thuốc độc vào ly rượu vang của anh.[9]
    • Hàn Quốc ghi nhận ca tử vong do biến thể Omicron SARS-CoV-2 đầu tiên[10]
  • 4 tháng 1 – Trung Quốc, Pháp, Nga, Anh và Mỹ — năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc — ra tuyên bố chung “trong chiến tranh hạt nhân sẽ không có kẻ thắng và nhất định không được gây chiến”.[11]
  • 5 tháng 1 – Kazakhstan ban bố tình trạng khẩn cấp toàn quốc để đối phó với cuộc biểu tình ở nước này. Nội các của thủ tướng Askar Mamin từ chức. Tổng thống Kassym-Jomart Tokayev loại cựu Tổng thống Nursultan Nazarbayev, vẫn được xem là người nắm quyền lực thực sự của nước này, khỏi vị trí Chủ tịch Hội đồng An ninh Kazakhstan.[12]
  • 6 tháng 1
    • Iraq và Lào ghi nhận ca nhiễm biến thể Omicron đầu tiên.[13][14]
    • CSTO triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình ở Kazakhstan, gồm cả lính dù Nga, theo yêu cầu của Tổng thống Kazakhstan Tokayev.[15][16]
  • 7 tháng 1 – Đại dịch COVID-19: Số ca mắc COVID-19 thế giới ghi nhận được vượt 300 triệu.[17][18]
  • 10 tháng 1 – Ca ghép tim lợn cho một bệnh nhân thành công đầu tiên được báo cáo, tại Baltimore, Maryland, Hoa Kỳ.[19]
  • 15 tháng 1 – Vụ phun trào lớn của Hunga Tonga, một núi lửa ngầm ở Tonga. Cảnh báo sóng thần được ban bố ở Úc, Canada, Chile, Fiji, Nhật Bản, New Zealand, Samoa và Hoa Kỳ.[20]
  • 16 tháng 1 – Tay vợt số 1 thế giới, Novak Djokovic thua kiện, bị trục xuất khỏi Úc và không thể tham gia Giải quần vợt Úc Mở rộng 2022 vì chưa tiêm vaccine COVID-19.[21][22]
  • 18 tháng 1 – Tập đoàn Microsoft của Mỹ thông báo ý định mua Activision Blizzard với giá 68,7 tỷ USD. Thương vụ này là thương vụ mua lại một công ty công nghệ lớn nhất trong lịch sử.[23]
  • 19 tháng 1 – Tổng tuyển cử Barbadia 2022: Đảng Lao động Barbados giành được tất cả 30 ghế của Hạ viện Barbados lần thứ hai liên tiếp.[24]
  • 22 tháng 1 – Nga đề xuất cấm Bitcoin.[25]
  • 23 tháng 1
    • Bão nhiệt đới Ana làm 115 người chết ở Madagascar, Malawi và Mozambique. Vài ngày sau một loạt trận lũ lụt làm 11 người chết ở Madagascar.[26][27]
    • Một cuộc đảo chính ở Burkina Faso đã lật đổ tổng thống Roch Kaboré. Quân đội Burkinabé lấy cớ chính phủ không thể ngăn chặn các hoạt động của các chiến binh Hồi giáo trong nước là lý do cho cuộc đảo chính.[28][29]
  • 28 tháng 1 – Số lượng liều vacxin được tiêm chủng trên toàn thế giới vượt qua mốc 10 tỷ.[30]
  • 29 tháng 1 – Bầu cử tổng thống Ý 2022: Sergio Mattarella tái đắc cử.[31]
  • 30 tháng 1 – Bầu cử lập pháp tại Bồ Đào Nha 2022: Đảng Xã hội giành chiến thắng với 117 ghế.[32]

Tháng 2[sửa | sửa mã nguồn]

  • 3 tháng 2 – Thủ lĩnh IS Abu Ibrahim al-Hashimi al-Qurashi bị tiêu diệt trong một cuộc đột kích của lực lượng đặc nhiệm Mỹ ở Syria.[33]
  • 4 tháng 2 – Trung Quốc và Nga đưa ra một tuyên bố chung phản đối việc mở rộng thêm của NATO, bày tỏ sự “quan ngại nghiêm trọng” về hiệp ước an ninh AUKUS, và thể hiện sự đồng thuận về một loạt vấn đề.[34]
  • 4-20 tháng 2 – Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh 2022 diễn ra tại Bắc Kinh, Trung Quốc; trở thành thành phố đầu tiên trên thế giới đăng cai cả Thế vận hội Mùa hè lẫn Thế vận hội Mùa đông.[35]
  • 5 tháng 2 – Bão Batsirai khiến tổng cộng 123 người thiệt mạng trên khắp Madagascar, Mauritius, và Réunion, chỉ hai tuần kể từ sau cơn bão nhiệt đới Ana khiến 115 người thiệt mạng tại cùng khu vực.[36]
  • 6 tháng 2 – Cuộc Tổng tuyển cử Costa Rica 2022 được tổ chức.[37]
  • 8 tháng 2 – Đại dịch COVID-19: Tổng số ca mắc được xác nhận trên toàn thế giới vượt quá 400 triệu người.[38]
  • 9 tháng 2 – Bước đột phá lớn nhất trong năng lượng nhiệt hạch kể từ năm 1997 được xác nhận tại Joint European Torus ở Oxford, Vương quốc Anh, với 59 megajoules được tạo ra chỉ trong 5 giây (11 megawatt điện), cao hơn gấp đôi so với kỷ lục trước đó.[39]
  • 13 tháng 2 – Bầu cử Tổng thống Đức 2022: Frank-Walter Steinmeier được bầu lại làm Tổng thống Đức.[40]
  • 14 tháng 2 – Biểu tình xe tải ở Canada: Thủ tướng Justin Trudeau lần đầu tiên công bố áp dụng Đạo luật Khẩn cấp trong lịch sử Canada nhằm dập tắt các cuộc biểu tình và phong trào trên toàn quốc chống lại các chính sách và hạn chế của vắc-xin COVID-19.[41]
  • 15 tháng 2 – Hoàng tử Andrew, Công tước xứ York đạt một thoả thuận dàn xếp ngoài toà với Virginia Giuffre trong một vụ kiện dân sự tại Mỹ của bà liên quan đến cáo buộc tấn công tình dục.[42]
  • 21 tháng 2 – Khủng hoảng Nga-Ukraina 2021-22: Tổng thống Nga Vladimir Putin ký sắc lệnh công nhận sự độc lập của Cộng hòa Nhân dân Lugansk và Cộng hòa Nhân dân Donetsk khỏi Ukraina, và bắt đầu gửi quân đến các khu vực trên. Hành động này bị Liên hợp Quốc lên án, trong bối cảnh một số quốc gia chuẩn bị thực hiện các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga.[43]
  • 22 tháng 2 – Khủng hoảng Nga-Ukraina 2021-22: Nord Stream 2, một đường ống dẫn khí đốt của Nga, bị đình chỉ bởi Đức.[44] Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden cũng áp đặt các lệnh trừng phạt đầu tiên đối với một số cá nhân và tổ chức của Nga, bao gồm Promsvyazbank, Aleksandr Bortnikov, và những người khác; nhiều hơn mong đợi. Vương quốc Anh công bố các biện pháp trừng phạt đối với 5 ngân hàng và 3 cá nhân người Nga.[45]
  • 23 tháng 2 – Khủng hoảng Nga-Ukraina 2021-22: Liên minh châu Âu áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga, hạn chế khả năng tiếp cận thị trường tài chính của nước này.[46]
  • 24 tháng 2 – Khủng hoảng Nga-Ukraina 2021-22: Nga bắt đầu cuộc tấn công toàn diện vào Ukraina,[47] khiến các nước áp đặt các biện pháp trừng phạt thậm chí có phần nghiêm ngặt hơn với chính phủ Nga.[48]
  • 25 tháng 2 – Khủng hoảng Nga-Ukraina 2021-22: Nga bị tước quyền tham dự trận chung kết Champions League, dự kiến tổ chức ngày 28 tháng 5, với việc UEFA chuyển địa điểm thi đấu từ Saint Petersburg tới Paris.[49]
  • 26 tháng 2 – Nga tấn công Ukraina 2022: EU, Hoa Kỳ, và các nước đồng minh cam kết loại bỏ các ngân hàng Nga ra khỏi hệ thống thanh toán SWIFT, cũng như áp đặt các biện pháp trừng phạt với Ngân hàng Trung ương Nga và với giới tinh hoa Nga. Những biện pháp trừng phạt này và các biện pháp trừng phạt khác đã góp phần thúc đẩy cuộc khủng hoảng tài chính tại Nga.[50][51]
  • 27 tháng 2
    • Nga tấn công Ukraina 2022: Putin ra lệnh đặt lực lượng răn đe hạt nhân chiến lược Nga vào tình trạng “báo động đặc biệt”, mức báo động cao nhất, đáp lại cái mà ông mô tả là “sự hung hãn” của NATO.[52] Động thái này bị Hoa Kỳ lên án.[53]
    • Nga tấn công Ukraina 2022: Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy thông báo rằng phái đoàn Ukraine và Nga đồng ý gặp nhau mà không cần điều kiện tiên quyết.[54]
    • Nga tấn công Ukraina 2022: Các quốc gia châu Âu cấm các chuyến bay của Nga vào không phận các nước này.[55]
    • Trong một cuộc trưng cầu ý dân, Belarus bỏ phiếu mở đường cho việc từ bỏ quy chế phi hạt nhân và cho phép Nga đặt vũ khí hạt nhân và đồn trú dài hạn quân Nga trên lãnh thổ nước này.[56][57]
  • 28 tháng 2
    • Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) công bố phần thứ hai của bản báo cáo đánh giá thứ sáu về biến đổi khí hậu. Trong đó kết luận rằng những tác động hiện nay là “không thể thay đổi được”.[58][59]
    • Nga tấn công Ukraine 2022: Các cơ quan quản lý bóng đá FIFA và UEFA cấm các câu lạc bộ và đội tuyển Nga tham dự các giải đấu.[60]
    • Khủng hoảng tài chính Nga 2022: Trong một động thái chưa từng có, Thụy Sĩ, Monaco, Singapore và Hàn Quốc áp đặt các lệnh trừng phạt đơn phương với Nga, gồm các biện pháp kiểm soát xuất khẩu và đóng băng tài sản.[61][62][63]

Tháng 3[sửa | sửa mã nguồn]

  • 1 tháng 3
    • Khủng hoảng Nga-Ukraina 2021-22: Belarus tham gia vào cuộc tấn công của Nga vào Ukraine, khi quân đội nước này tiến vào vùng Chernihiv ở phía bắc Ukraine.[64]
    • Khủng hoảng Nga-Ukraina 2021-22: Liên đoàn điền kinh quốc tế cấm cả Nga lẫn Belarus thi đấu trong tất cả các sự kiện của tổ chức này.[65]
    • Khủng hoảng Nga-Ukraina 2021-22: Trong một phiên họp khẩn cấp, các quốc gia thành viên Liên hợp quốc thông qua nghị quyết lên án cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine và kêu gọi Nga lập tức rút quân về nước.[66]
  • 2 tháng 3
    • Khủng hoảng Nga-Ukraina 2021-22: Nga tuyên bố nước này đã chiếm được thành phố lớn đầu tiên, Kherson nằm trên đường vào từ Biển Đen, khi các cuộc pháo kích ngày càng gia tăng tại nhiều khu vực ở Ukraine, bao gồm cả các khu vực dân sự.[67]
    • Khủng hoảng Nga-Ukraina 2021-22: Liên hợp quốc báo cáo rằng hơn một triệu người tị nạn đã rời Ukraine để đến các nước khác.[68]
    • Khủng hoảng Nga-Ukraina 2021-22: Toà án Hình sự Quốc tế bắt đầu cuộc điều tra các tội ác chiến tranh của Nga nhằm vào Ukraine.[69]
  • 3 tháng 3
    • Liên đoàn bóng đá Nga nộp đơn kiện lên Tòa án Trọng tài Thể thao chống lại quyết định của FIFA và UEFA về việc cấm các đội tuyển và câu lạc bộ bóng đá Nga tham dự các giải đấu quốc tế.[70]
    • Khủng hoảng Nga-Ukraina 2021-22: Nga bị các nhà lãnh đạo thế giới lên án sau cuộc tấn công của quân đội nước này nhằm vào Nhà máy hạt nhân Zaporizhzhia – nhà máy lớn nhất tại châu Âu – dẫn đến hoả hoạn tại nơi này.[71]
  • 4-13 tháng 3 – Thế vận hội Mùa đông 2022 tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc, trở thành thành phố đầu tiên tổ chức cả Thế vận hội Mùa hè lẫn Thế vận hội Mùa đông.[72]
  • 4 tháng 3 – Khủng hoảng Nga-Ukraina 2021-22: Các hãng tin nước ngoài gồm BBC, CNN và nhiều hãng khác, ngừng đưa tin về Nga sau khi nước này áp dụng luật phạt tù đến 15 năm với ai đưa “tin giả”.[73]
  • 5 tháng 3
    • Khủng hoảng Nga-Ukraina 2021-22: Nga tuyên bố tạm thời ngưng bắn và mở “hành lang nhân đạo” để dân thường sơ tán khỏi các thành phố Mariupol và Volnovakha.[74] Tuy nhiên, các cuộc pháo kích được báo cáo là vẫn tiếp diễn.[75]
    • Nga tấn công Ukraine 2022: Visa và Mastercard, hai trong số các công ty thanh toán thẻ lớn nhất thế giới, sẽ ngưng hoạt động tại Nga.[76]
  • 6 tháng 3 – Nga tấn công Ukraine 2022: Sân bay Quốc tế Vinnytsia bị tên lửa Nga phá hủy, Tổng thống Zelenskyy kêu gọi thiết lập vùng cấm bay để ngăn chặn các cuộc tấn công tiếp theo tại Ukraine.[77]
  • 7 tháng 3
    • Nga tấn công Ukraine 2022: Ukraine bác bỏ đề xuất trung lập của Moscow về việc mở các hành lang tị nạn, gọi đó là hành động “trái đạo đức” và “không thể chấp nhận được”, sau khi Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố thường dân tị nạn tại một số thành phố sẽ chỉ được phép đến Belarus hoặc Nga.[78]
    • Đại dịch COVID-19: Số ca tử vong trên toàn thế giới do COVID-19 vượt ngưỡng 6 triệu ca.[79]
  • 8 tháng 3
    • Nga tấn công Ukraine 2022: Tập đoàn dầu mỏ Shell thông báo dừng thoả thuận mua dầu Nga và ngưng mọi hoạt động ở nước này, gồm cả đóng cửa các trạm dịch vụ, nhiên liệu hàng không tại đây.[80]
    • Nga tấn công Ukraine 2022: Hoa Kỳ và Anh thông báo cấm nhập dầu Nga, còn EU công bố kế hoạch giảm 2/3 phụ thuộc vào khí đốt Nga.[81]
    • Nga tấn công Ukraine 2022: Các thương hiệu toàn cầu lớn như McDonald’s, Coca-Cola và Starbucks ngưng hoạt động tại Nga, để đáp trả việc Nga đưa quân vào Ukraine.[82]
  • 9 tháng 3
    • Bầu cử tổng thống Hàn Quốc 2022: Ứng cử viên Đảng Sức mạnh Quốc dân Yoon Suk-yeol được bầu làm Tổng thống Hàn Quốc.[83]
    • Nga tấn công Ukraine 2022: Nga bị các nhà lãnh đạo thế giới lên án sau vụ không kích vào một bệnh viện nhi đồng và cũng là nhà bảo sinh tại Mariupol.[84]
    • Các nhà thám hiểm tại Nam Cực tuyên bố đã tìm thấy xác tàu Endurance, một trong những con tàu đắm lớn nhất từng mất tích, bị chìm vào năm 1915 trong cuộc thám hiểm của Ernest Shackleton.[85]
  • 11 tháng 3 – Gabriel Boric tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Chile. Ông trở thành nguyên thủ quốc gia nhỏ tuổi nhất lịch sử nước này và là Tổng thống đầu tiên sinh ra trong thời độc tài quân sự của Augusto Pinochet.[86][87]
  • 13 tháng 3 – Nga tấn công Ukraine 2022: 30 tên lửa Nga bắn trúng cơ sở quân sự Yavoriv, được Ukraine tổ chức hầu hết các cuộc tập trận với NATO tại đây, và gần biên giới Ba Lan, giết chết 35 người và khiến 134 người khác bị thương.[88]
  • 15 tháng 3 – Nga tấn công Ukraine 2022: Nga công bố các biện pháp trừng phạt mới với một số quan chức Hoa Kỳ, cấm Tổng thống Joe Biden, Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin, cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton, và vài cá nhân khác nhập cảnh vào nước này; Thủ tướng Canada Justin Trudeau cũng bị cấm.[89]
  • 24 tháng 3 – Nga tấn công Ukraine 2022: NATO tuyên bố bốn nhóm tác chiến mới với tổng số 40,000 quân sẽ được điều động tới Bulgaria, Hungary, Romania và Slovakia, sẵn sàng tăng cường hỗ trợ Ukraina về an ninh mạng và thiết bị nhằm đối phó mối đe doạ sinh học, phóng xạ và hạt nhân khi đối phó lực lượng Nga.[90][91]
  • 25 tháng 3 – Nga tấn công Ukraine 2022: Bộ Quốc phòng Nga thông báo giai đoạn đầu chiến dịch “gần như” hoàn tất, đồng thời cho biết nước này sẽ tập trung “giải phóng hoàn toàn” khu vực Donbas ở miền đông Ukraine.[92][93]
  • 26 tháng 3 – Cuộc Tổng tuyển cử Malta 2022 được tổ chức, bầu tất cả 65 thành viên Hạ viện Malta. Đảng Lao động, do Thủ tướng Robert Abela lãnh đạo, giành được 38 trong 65 ghế.[94]
  • 29 tháng 3 – Nga tấn công Ukraine 2022: Thứ trưởng Quốc phòng Nga cho biết Moscow đã quyết định “giảm mạnh các hoạt động tác chiến tại Kyiv và Chernihiv” nhằm “tăng cường sự tin cậy lẫn nhau trong các cuộc đàm phán hoà bình trong tương lai nhằm thống nhất và ký kết một thoả thuận hoà bình với Ukraine”.[95][96]
  • 31 tháng 3 – Expo 2020 bế mạc tại Dubai sau 6 tháng chạy; ban đầu tổ chức ngày 10 tháng 4 năm 2021, nhưng đã được dời lịch muộn hơn do Đại dịch COVID-19.[97]

Tháng 4[sửa | sửa mã nguồn]

  • 1 tháng 4 – Tám người thiệt mạng và mười tám người khác bị thương trong vụ rò rỉ khí Methan ở một mỏ gần Sokobanja, Serbia.[98]
  • 2 tháng 4 – Nga thông báo rằng họ sẽ không làm việc với các nước Phương Tây trên Trạm Vũ trụ Quốc tế cho đến khi “dỡ bỏ hoàn toàn và vô điều kiện các biện pháp Trừng phạt bất hợp pháp”.[99]
  • 3 tháng 4:
    • Nga tấn công Ukraine 2022: Khi quân Nga rút khỏi các khu vực gần Kyiv, Ukraine cáo buộc nước này gây ra tội ác chiến tranh, khi có nhiều bằng chứng về các vụ giết người bừa bãi, bao gồm cả vụ Thảm sát Bucha.[100][101]
    • Tổng tuyển cử Serbia 2022 được tổ chức, nhằm bầu ra Tổng thống và toàn bộ 250 ghế trong Quốc hội. Ứng cử viên Tổng thống của Together We Can Do Everything và tổng thống đương nhiệm Aleksandar Vučić chiến thắng vang dội, Together We Can Do Everything giành được nhiều ghế nhất với 119 trong tổng số 250.[102][103]
  • 4 tháng 4 – Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) công bố phần thứ ba và phần cuối cùng của báo cáo về Biến đổi khí hậu, cảnh báo rằng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính phải đạt mức cao nhất vào năm 2025 và giảm 43% vào năm 2030, nhằm hạn chế sự nóng lên toàn cầu. đến 1,5 ° C (2,7 ° F).[104][105]
  • 5 tháng 4 – Một tuần sau khi các cuộc biểu tình lớn bắt đầu ở Peru, 5 người đã thiệt mạng với việc Tổng thống Pedro Castillo ban bố tình trạng khẩn cấp.[106]
  • 6 tháng 4 – Hóa thạch Khủng long đầu tiên được biết đến có liên quan đến ngày xảy ra va chạm Hố Chicxulub được các nhà cổ sinh vật học báo cáo.[107]
  • 7 tháng 4
    • Abdrabbuh Mansur Hadi từ chức Tổng thống Yemen và được thay thế bởi Rashad al-Alimi để tập trung vào các cuộc đàm phán hòa bình giữa Yemen và Ả Rập Saudi.[108]
    • Tòa án Tối cao phán quyết rằng động thái kêu gọi bầu cử sớm của Thủ tướng Imran Khan là bất hợp pháp, có nghĩa là Khan sẽ phải đối mặt với một đề nghị bất tín nhiệm của Quốc hội.[109]
    • Liên Hợp Quốc bỏ phiếu 93-24 để đình chỉ Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền, với 58 quốc gia không bỏ phiếu.[110]
    • HD1, ứng cử viên thiên hà xa nhất cho đến nay, được phát hiện cách xa Trái đất 13,5 tỷ năm ánh sáng bởi Đại học Tokyo.[111]
  • 8 tháng 4
    • Nga bị các nhà lãnh đạo thế giới lên án sau vụ tấn công tên lửa vào một ga xe lửa ở Kramatorsk, Ukraine, giết chết hàng chục thường dân đang cố gắng sơ tán, bao gồm cả trẻ em.[112][113]
    • Giá lương thực toàn cầu tăng lên mức cao nhất kể từ năm 1990, với các mặt hàng như Lúa mì tăng gần 20% do hậu quả của cuộc khủng hoảng Ukraine.[114][115]
    • Lũ lụt trên khắp KwaZulu-Natal, Nam Phi, khiến hơn 300 người chết.[116]
  • 10 tháng 4:
    • Trong một vụ xả súng hàng loạt, những tên cướp có vũ trang ở Bang cao nguyên của Nigeria đã giết hơn 150 người và bắt cóc 70 người khác.[117]
    • Thủ tướng Pakistan Imran Khan bị cách chức sau khi một đề nghị bất tín nhiệm được thông qua tại Quốc hội, trở thành thủ tướng đầu tiên ở Pakistan bị cách chức bởi một cuộc Bỏ phiếu bất tín nhiệm. [118] Lãnh đạo phe đối lập Shehbaz Sharif được Quốc hội bầu vào ngày hôm sau làm thủ tướng thứ 23 của đất nước.[119]
    • Vòng đầu tiên của cuộc bầu cử Tổng thống Pháp được tổ chức với Tổng thống Emmanuel Macron và Quốc hội Marine Le Pen tiến tới vòng loại.[120]
  • 13 tháng 4:
    • Số ca COVID-19 được xác nhận đã vượt qua con số 500 triệu trên toàn thế giới.[121]
    • Tàu tuần dương hạm Moskva của Nga, tàu hải quân lớn nhất bị đánh chìm kể từ khi Thế chiến thứ hai kết thúc, chìm sau một vụ nổ ngoài khơi bờ biển Ukraine.[122]
  • 19 tháng 4:
  • Bộ trưởng Ngoại giao Sergey Viktorovich Lavrov thông báo rằng cuộc xâm lược quân sự của Nga đã bước sang một giai đoạn mới, tập trung vào toàn bộ chiến tuyến miền Đông Ukraine với thành phố Kreminna được cho là nơi đầu tiên bị đánh chiếm.[123][124]
    • Cựu Tổng thống Đông Timor và người đoạt Giải Nobel Hòa bình José Ramos-Horta được bầu làm tổng thống trong một chiến thắng vang dội khi giành được 62% số phiếu chống lại Tổng thống đương nhiệm Francisco Guterres.[125]
  • 20 tháng 4
    • Các tay vợt Nga và Belarus bị cấm tham dự Giải vô địch quần vợt Wimbledon.[126]
    • Một nhóm của Đài quan sát phía Nam châu Âu thông báo về việc phát hiện ra các vi tân tinh.[127]
  • 22 tháng 4 – Máy va chạm Hadron Lớn bắt đầu hoạt động trở lại, ba năm sau khi ngừng hoạt động để nâng cấp.[128][129]
  • 24 tháng 4 :
    • Vòng hai của cuộc bầu cử tổng thống Pháp năm 2022 được tổ chức, với tổng thống đương nhiệm Emmanuel Macron tái đắc cử, đánh bại Marine Le Pen trong cuộc bầu cử tổng thống Pháp[130][131][132]
    • Cuộc bầu cử quốc hội Slovenia năm 2022 được tổ chức để bầu 90 đại biểu Quốc hội Slovenia, hạ viện của Quốc hội Slovenia và đảng Phong trào Tự do trở thành đảng lớn nhất giành được 41 trên 90 ghế.[133][134][135]
  • 25 tháng 4 – Elon Musk, người giàu nhất thế giới, mua lại trang mạng xã hội Twitter với giá 44 tỷ USD[136]
  • 27 tháng 4
    • Liên minh châu Âu cáo buộc Nga tống tiền sau khi nguồn cung cấp khí đốt cho Ba Lan và Bulgaria bị chặn bởi tập đoàn năng lượng khổng lồ Gazprom.[137]
    • Cộng hòa Trung Phi đưa Bitcoin trở thành đấu thầu hợp pháp, trở thành quốc gia thứ hai trên thế giới áp dụng tiền điện tử.[138]
    • Một tòa án ở Myanmar dưới sự kiểm soát của quân đội nước này đã kết án cựu cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi 5 năm tù vì tội tham nhũng.[139]
  • 28 tháng 4 – Dritan Abazović được Quốc hội bầu làm Thủ tướng thứ 7 của Montenegro, thay thế Zdravko Krivokapić.[140]
  • 29 tháng 4:
    • Bùng phát bệnh đậu mùa khỉ năm 2022, đợt dịch xuất hiện lần đầu tiên khi một cư dân Anh, sau khi đi du lịch đến Nigeria.

Tháng 5[sửa | sửa mã nguồn]

  • 6 tháng 5: Quyết định hoãn Đại hội Thể thao châu Á 2022 đến năm 2023 do đại dịch COVID-19 tại Trung Quốc.[141]
  • 12 tháng 5 – 23 tháng 5: Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 (SEA Games 31) được tổ chức tại Việt Nam.[142]
  • 15 tháng 5 – 16 tháng 5: Nguyệt thực toàn phần
  • 14 tháng 5:
    • Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) đã xác định, Trung Quốc rút lui đăng cai chủ nhà Cúp bóng đá châu Á 2023 do đại dịch COVID-19 gây ra, dự kiến nước chủ nhà Asian Cup 2023 thay vì Trung Quốc sẽ được AFC công bố sau.[143]
    • Tại Hoa Kỳ, ít nhất 10 người thiệt mạng và ba người khác bị thương trong một vụ xả súng hàng loạt của một người theo chủ nghĩa thượng tôn da trắng tại một siêu thị ở Buffalo, New York.[144]
    • Tình trạng thiếu sữa công thức cho trẻ em trên diện rộng vẫn tiếp tục diễn ra ở Hoa Kỳ sau một đợt thu hồi lớn và đóng cửa nhà máy.[145]
  • 17 tháng 5: Nhà soạn nhạc đoạt giải Oscar Vangelis, một nhạc sĩ điện tử có ảnh hưởng, qua đời vì COVID-19, hưởng thọ 79 tuổi.[146]
  • 18 tháng 5: Eintracht Frankfurt của Đức giành chức vô địch UEFA Europa League, đánh bại Rangers F.C của Scotland.[147]
  • 19 tháng 5 – Chiếc Boeing Starliner đã cập bến Trạm Vũ trụ Quốc tế.[148]
  • 20 tháng 5 – Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tổ chức một cuộc họp khẩn cấp để thảo luận về sự lây lan nhanh chóng của dịch bệnh đậu mùa khỉ ở gần một chục quốc gia, vì số ca bệnh đậu mùa khỉ được báo cáo lên tới 100.[149]
  • 21 tháng 5 – Đảng Lao động Úc giành được nhiều ghế nhất trong cuộc bầu cử liên bang, với Lãnh đạo đối lập Anthony Albanese thay thế đương nhiệm Scott Morrison làm Thủ tướng Úc.[150]
  • 22 tháng 5 – Manchester City F.C.. giành chức vô địch Giải bóng đá Ngoại hạng Anh 2021-22.[151]
  • 24 tháng 5 – Tại Hoa Kỳ, một vụ Xả súng tại trường tiểu học Robb Uvalde, Texas giết chết 19 học sinh và hai giáo viên, đồng thời làm bị thương hơn mười sáu người khác, trong đó tay súng bị cảnh sát tiêu diệt.[152]
  • 25 tháng 5:
    • Hơn 50 thường dân bị giết bởi một nhóm thánh chiến có vũ trang ở Burkina Faso.[153]
    • A.S. của Ý Roma đánh bại Feyenoord của Hà Lan trong trận chung kết UEFA Europa Conference League đầu tiên.[154]
  • 26 tháng 5 – Tòa án Ấn Độ kết án thủ lĩnh ly khai Kashmiri Yasin Malik tù chung thân.[155]
  • 28 tháng 5 – Câu lạc bộ Tây Ban Nha Real Madrid đánh bại câu lạc bộ Anh Liverpool với tỷ số 1-0 để giành quyền vào chơi trận chung kết UEFA Champions League 2021-22 diễn ra tại Stade de France ở Paris, Pháp.[156]
  • 29 tháng 5:
    • Chuyến bay 197 của hãng hàng không Tara đã bị rơi ở Nepal với 22 người trên máy bay.[157]
    • Marcus Ericsson giành chiến thắng tại Indianapolis 500, trở thành tay đua Thụy Điển thứ hai làm được điều này.[158]
    • Trong vòng đầu tiên của cuộc bầu cử Tổng thống Colombia, Thượng nghị sĩ cánh tả Gustavo Petro và cánh hữu, cựu thị trưởng Bucaramanga, Rodolfo Hernández Suárez, đã tiến tới cuộc tranh cử vào tháng 6.[159]

Tháng 6[sửa | sửa mã nguồn]

  • 4 tháng 6: Cháy rừng nghiêm trọng ở ngoại ô Athens, Hy Lạp.
  • 9 tháng 6: Động đất mạnh cường độ 8,4 Richter xảy ra ở hồ Baikal, Siberia, Nga[160]
  • 15 tháng 6: Microsoft chính thức ngừng hỗ trợ trình duyệt web Internet Explorer 11
  • 22 tháng 6: Động đất mạnh ở Afghanistan làm 1,000 người thiệt mạng.
  • 23 tháng 6: Đảng của Dickon Mitchell giành được đa số ghế trong cuộc tổng tuyển cử năm 2022 của Grenada, đánh bại đảng của Thủ tướng Keith Mitchell. Dickon Mitchell được bổ nhiệm làm Thủ tướng Grenada, sau khi Keith Mitchell từ chức vào ngày 24 tháng 6.[161]
  • 24 tháng 6:
    • Tòa án Tối cao Hoa Kỳ quy định rằng phá thai không phải là quyền được bảo vệ, lật ngược Roe kiện Wade và Planned Parenthood kiện Casey trong một cuộc bỏ phiếu từ 5 đến 4.[162]
    • Ít nhất 23 người chết khi cố gắng vượt qua biên giới ở Melilla giữa Tây Ban Nha và Maroc.[163]
  • 25 tháng 6: Một vụ xả súng hàng loạt tại ba địa điểm ở Oslo, Na Uy nhằm vào một cuộc diễu hành tự hào LGBT đã giết chết hai người và làm bị thương hơn 20 người khác trong một hành động khủng bố Hồi giáo.[164]
  • 26 tháng 6:
    • Ít nhất 21 người được tìm thấy đã chết trong một hộp đêm ở Đông London, Nam Phi.
    • Các nhà lãnh đạo G7 tập trung cho một hội nghị thượng đỉnh ở Đức để nói về cuộc xâm lược Ukraine và ủng hộ lệnh cấm nhập khẩu vàng của Nga.[165]
    • Colorado Avalanche đánh bại Tampa Bay Lightning để giành cúp Stanley.[166]
  • 27 tháng 6:
    • Ít nhất 14 người thiệt mạng và hơn 260 người khác bị thương do rò rỉ khí clo ở Aqaba, Jordan.[167]
    • Ít nhất ba người thiệt mạng và hơn 50 người khác bị thương ở Hoa Kỳ sau khi một đoàn tàu trật bánh gần Mendon, Missouri.[168]
    • Một tên lửa của Nga đã tấn công một trung tâm mua sắm ở Kremenchuk, Ukraine, khiến 20 người thiệt mạng và hơn 50 người khác bị thương.[169]
    • Tại Hoa Kỳ, 51 người di cư đã chết được tìm thấy trong một xe kéo ở San Antonio, Texas.[170]
  • 28 tháng 6:
    • Thổ Nhĩ Kỳ đạt được một thỏa thuận với Phần Lan và Thụy Điển để xóa bỏ quyền phủ quyết của mình về việc cho phép họ gia nhập NATO.[171]
    • Một hội nghị thượng đỉnh NATO được tổ chức tại Madrid, Tây Ban Nha, nơi các nhà lãnh đạo nói về sự giúp đỡ phòng thủ cho Ukraine sau cuộc xâm lược của Nga.[172]
  • 29 tháng 6 – Một số bị cáo bị tòa án ở Paris, Pháp kết tội vì vai trò của họ trong Các vụ tấn công Paris tháng 11 năm 2015.[173]
  • 30 tháng 6 – Trận chiến Đảo Rắn kết thúc với thắng lợi của Ukraine khi quân đội Nga rút khỏi hòn đảo.[174]

Tháng 7[sửa | sửa mã nguồn]

  • 1 tháng 7 – Lãnh đạo Yesh Atid, Yair Lapid trở thành Thủ tướng thứ 14 của Israel sau khi Naftali Bennett từ chức và giải thể Quốc hội Israel.[175]
  • 4 tháng 7 – Tại Hoa Kỳ, một vụ xả súng hàng loạt trong cuộc diễu hành mừng Ngày Độc lập ở Công viên Highland, Illinois giết chết 7 người và làm bị thương 46 người khác.[176]
  • 8 tháng 7 – Vụ ám sát Abe Shinzō.
  • 9 tháng 7 – Tổng thống Gotabaya Rajapaksa và Thủ tướng Ranil Wickremesinghe đồng ý từ chức sau khi những người biểu tình ở Sri Lanka xông vào nhà của họ ở Colombo.[177]
  • 10 tháng 7:
    • Một đợt nắng nóng trên khắp Tây Âu bắt đầu gây ra cháy rừng và cái chết của ít nhất 600 người.[178]
    • Novak Djokovic và Elena Rybakina lần lượt vô địch đơn nam và đơn nữ tại Giải vô địch Wimbledon.[179]
  • 11 tháng 7 – NASA công bố hình ảnh hoạt động đầu tiên do Kính viễn vọng Không gian James Webb chụp.[180]
  • 13 tháng 7 – Tổng thống Sri Lanka Gotabaya Rajapaksa rời đất nước bằng máy bay quân sự đến Maldives và từ chức vào ngày hôm sau.[181]
  • 14 tháng 7:
    • Mario Draghi tuyên bố từ chức Thủ tướng Ý, sau khi Phong trào Năm Sao rút khỏi chính phủ đoàn kết dân tộc của ông; tuy nhiên việc từ chức của ông bị Tổng thống Sergio Mattarella bác bỏ.[182]
    • Một cuộc tấn công bằng tên lửa của Nga ở Vinnytsia, miền trung Ukraine, giết chết ít nhất 22 người, trong đó có 3 trẻ em, và làm bị thương ít nhất 100 người khác.[183]
    • Cựu Tổng thống Peru Francisco Morales Bermúdez, người đã lãnh đạo đất nước trong thời kỳ độc tài quân sự vào những năm 1970, qua đời ở tuổi 100.[184]
  • 20 tháng 7 – Thủ tướng Sri Lanka Ranil Wickremesinghe được bầu thay thế Tổng thống Gotabaya Rajapaksa.[185]
  • 21 tháng 7:
    • Tổng thống Joe Biden có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19, trải qua “các triệu chứng rất nhẹ”.[186][187][188][189][190][191]
    • Cựu Thống đốc Jharkhand Draupadi Murmu được bầu làm Tổng thống thứ 15 của Ấn Độ, trở thành nữ thứ hai của đất nước và là tổng thống bộ lạc đầu tiên của đất nước.[192]
    • Mario Draghi từ chức Thủ tướng Ý lần thứ hai sau khi không thể thành lập liên minh chính phủ, với việc Tổng thống Sergio Mattarella chấp nhận từ chức.[193]
    • Cá mái chèo Trung Quốc, một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới, đã chính thức bị Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế tuyên bố tuyệt chủng.[194]
    • Ngân hàng Trung ương Châu Âu tăng lãi suất cơ bản lần đầu tiên trong hơn 11 năm, từ âm 0,5% lên 0, với kế hoạch tăng thêm vào cuối năm.[195]
  • 22 tháng 7 – Dinesh Gunawardena được đặt tên là Thủ tướng Sri Lanka thứ 15 bởi Tổng thống Ranil Wickremesinghe.[196]
  • 23 tháng 7 – Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố đợt Bùng phát bệnh đậu mùa khỉ năm 2022 đang diễn ra là Tình trạng Khẩn cấp Y tế Công cộng Quốc tế.[197]
  • 24 tháng 7:
    • Jonas Vingegaard vô địch Tour de France, trở thành người đầu tiên Dane vô địch kể từ năm 1996.[198]
    • Tiểu vương Kuwait Nawaf Al-Ahmad Al-Jaber Al-Sabah đặt tên con trai của mình là Ahmad Nawaf Al-Ahmad Al-Sabah làm Thủ tướng Kuwait.[199]
  • 25 tháng 7:
    • Quân đội Myanmar xử tử 4 người, bao gồm cựu thành viên Pyithu Hluttaw và tù nhân chính trị Yayar Thaw, trong lần đầu tiên sử dụng án tử hình sau nhiều thập kỷ.[200]
    • Trong một cuộc trưng cầu dân ý, các cử tri ở Tunisia thông qua một hiến pháp mới sẽ mở rộng quyền hạn được trao cho tổng thống của họ bằng cách đưa đất nước trở thành một hệ thống Tổng thống Tunisia.[201]
  • 26 tháng 7 – Trong chuyến thăm Canada, Giáo hoàng Phanxicô xin lỗi về vai trò của Giáo hội trong hệ thống trường học nội trú của người da đỏ Canada.[202]
  • 27 tháng 7 – Những người ủng hộ Muqtada al-Sadr tấn công Khu vực Xanh của Baghdad và Quốc hội Iraq.[203]
  • 28 tháng 7 – Đại hội thể thao Khối thịnh vượng chung bắt đầu tại Birmingham, Anh.[204]
  • 31 tháng 7:
    • Giải vô địch bóng đá nữ châu Âu 2022 kết thúc với việc Anh đánh bại Đức trong trận chung kết.[205]
    • Ayman al-Zawahiri, trùm khủng bố Ai Cập trở thành Tiểu vương thứ 2 của Al-Qaeda sau cái chết của Osama bin Laden vào năm 2011, đã bị tiêu diệt trong một chiến dịch Không kích được CIA chấp thuận.[206]

Tháng 8[sửa | sửa mã nguồn]

  • 4 tháng 8:
    • Trung Quốc tiến hành tập trận quân sự bắn đạn thật vây quanh Đài Loan lớn nhất từ trước đến giờ sau một chuyến thăm gây tranh cãi của Nancy Pelosi, quan chức cao cấp nhất của Hoa Kỳ từng đến thăm Đài Loan kể từ những năm 1990.[207][208]
    • Cầu thủ bóng rổ người Mỹ Brittney Griner bị kết án 9 năm tù ở Nga vì mang bút vape chứa 0.7 gam dầu Cần sa vào nước này.[209]
    • Thủ tướng Peru, Aníbal Torres, từ chức sau nhiều cuộc điều tra tội phạm chống lại Tổng thống Peru, Pedro Castillo.[210]
  • 5 tháng 8 – Israel tiến hành các cuộc không kích ở Dải Gaza, giết chết thủ lĩnh quân đội Hồi giáo Jihad Tayseer Jabari.[211]
  • 7 tháng 8 – Israel và Palestine dân quân đồng ý ngừng bắn, chấm dứt ba ngày không kích và tên lửa.[212]
  • 9 tháng 8 – James Marape được Quốc hội Papua New Guinea bầu lại làm thủ tướng.[213]

Tháng 9[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 10[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 11[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 12[sửa | sửa mã nguồn]

Sự kiện sắp diễn ra[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 8[sửa | sửa mã nguồn]

  • 12 tháng 8 – 13 tháng 8: Mưa sao băng Perseid

Tháng 9[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 10[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 11[sửa | sửa mã nguồn]

  • 20 tháng 11 – 19 tháng 12: Giải vô địch bóng đá thế giới năm 2022 (World Cup 2022).[214]

Tháng 12[sửa | sửa mã nguồn]

  • 13 tháng 12 – 14 tháng 12: Mưa sao băng Geminid
  • 20 tháng 11 – 19 tháng 12: Giải vô địch bóng đá thế giới năm 2022 (World Cup 2022).

Sinh[sửa | sửa mã nguồn]

Mất[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 1[sửa | sửa mã nguồn]

  • 1 tháng 1:
    • Andreas Kunz, vận động viên thi đấu kết hợp Bắc Âu người Đức và huy chương đồng Olympic (s. 1946)
    • Dan Reeves, cầu thủ và huấn luyện viên bóng đá người Mỹ (s. 1944)
    • Calisto, doanh nhân người Ý và kẻ lừa đảo bị kết án (s. 1938)
  • 2 tháng 1:
    • Richard Leakey, nhà cổ sinh vật học và nhà bảo tồn người Kenya. (s. 1944)
    • Eric Walter Elst, nhà thiên văn học người Bỉ. (s. 1936)[215]
    • Jens Jørgen Hansen, cầu thủ và huấn luyện viên người Đan Mạch (s. 1939)
    • Gianni Celati, nhà văn và dịch giả người Ý (s. 1937)
  • 3 tháng 1:
    • Đặng Vũ Chính, trung tướng Việt Nam (s. 1928)
    • Mario Lanfranchi, đạo diễn và biên kịch phim người Ý (s. 1927)
    • Beatrice Mintz, nhà phôi học người Mỹ (s. 1921)
    • Viktor Saneyev, vận động viên nhảy ba người Gruzia và nhà vô địch Olympic. (s. 1945)
    • Zheng Min, là một học giả và nhà thơ hiện đại Trung Quốc. (s. 1920)
  • 4 tháng 1:
    • Oussou Konan Anicet, cầu thủ bóng đá người Bờ Biển Ngà (s. 1989)[9]
    • Rolf-Dieter Amend, vận động viên chèo thuyền slalom người Đức và nhà vô địch Olympic (s. 1949)
    • Joan Copeland, nữ diễn viên người Mỹ (s. 1922)
    • Anatoliy Kuksov, cầu thủ bóng đá người Ukraina, người quản lý và người giành huy chương đồng Olympic (s. 1949)
    • Sindhutai Sapkal, nhân viên xã hội và nhà hoạt động xã hội Ấn Độ (s. 1948)
  • 5 tháng 1:
    • Francisco Álvarez Martínez, là một Hồng y người Tây Ban Nha của Giáo hội Công giáo Rôma (s. 1925)
    • Kim Mi-soo, diễn viên người Hàn Quốc (s. 1992)
    • Trần Văn Phúc, là một cựu huấn luyện viên bóng đá của Việt Nam (s. 1946)
  • 6 tháng 1:
    • Sidney Poitier, diễn viên, nhà hoạt động và đại sứ người Mỹ gốc Bahamian. (s. 1927)
    • F. Sionil José, nhà văn Philippines. (s. 1924)[216]
    • Peter Bogdanovich, đạo diễn phim người Mỹ. (s. 1936)[217]
  • 9 tháng 1:
    • Nguyễn Côn, Nguyên Bí thư Trung ương Đảng, Nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ (s. 1916)
    • Kaifu Toshiki, Thủ tướng thứ 48 của Nhật Bản (s. 1931)
    • Bob Saget, diễn viên hài, người dẫn chương trình truyền hình và diễn viên người Hoa Kỳ. (s.1956)
  • 10 tháng 1: Cao Thượng Lương, Thiếu tướng, nguyên Cục trưởng Cục Chính trị lực lượng Công an vũ trang, Tổng biên tập Tập san Nghệ thuật quân sự người Việt Nam (s. 1928)
  • 11 tháng 1:
    • David Sassoli, chủ tịch thứ 16 của Nghị viện Châu Âu. (s. 1956)
    • Ernest Shonekan, nguyên thủ quốc gia thứ 9 của Nigeria. (s. 1936)
  • 12 tháng 1:
    • Waiphot Phetsuphan, là một ca sĩ, nhạc sĩ người Thái Lan (s. 1942)
    • Ronnie Spector, ca sĩ người Mỹ. (s. 1943)[218]
  • 14 tháng 1: Ricardo Bofill, kiến trúc sư người Tây Ban Nha. (s. 1939)
  • 16 tháng 1: Ibrahim Boubacar Keïta, Tổng thống thứ 5, Thủ tướng thứ 6 của Mali (s. 1945)
  • 18 tháng 1:
    • Thích Thanh Đàm, Đại lão Hòa Thượng Việt Nam (s. 1924)
    • André Leon Talley, là một tổng biên tập nội dung tạp chí thời trang Vogue người Mỹ (s. 1948)
    • Francisco Gento, cựu cầu thủ bóng đá người Tây Ban Nha. (s. 1933)
    • David Cox, là một nhà thống kê người Anh nổi tiếng. (s. 1924)
  • 19 tháng 1:
    • Nguyễn Thị Tuyết, người mẫu người Việt Nam (s. 1993)
    • Hardy Krüger, diễn viên và nhà văn Đức. (s. 1928)
    • Gaspard Ulliel, diễn viên và người mẫu Pháp. (s. 1984)
  • 20 tháng 1:
    • Meat Loaf, ca sĩ và diễn viên người Mỹ, (s. 1947)
    • Elza Soares, ca sĩ Brazil. (s. 1930)
  • 22 tháng 1:
    • Thích Nhất Hạnh, thiền sư Việt Nam (s. 1926)
    • António Lima Pereira, cầu thủ bóng đá người Bồ Đào Nha, (s. 1952)
    • Emilbek Abakirov, là một chính trị gia Liên Xô-Kyrgyzstan (s. 1929)
  • 23 tháng 1: Nguyễn Văn Hiệu, giáo sư, nhà vật lý, chính trị gia người Việt Nam (s. 1938)
  • 25 tháng 1:
    • Wim Jansen, cầu thủ và người quản lý bóng đá người Hà Lan. (s. 1946)[219]
    • Ozzie, là một con khỉ đột đất thấp phía Tây (s. 1961)
  • 26 tháng 1:
    • Janet Mead, là một nữ tu người Úc (s. 1937)
    • Moses J. Moseley, là một diễn viên, người mẫu và nhà văn người Mỹ (s. 1990)
  • 27 tháng 1:
    • Bích Chiêu, ca sĩ hải ngoại người Pháp gốc Việt (s. 1942)
    • Ri Yong-mu, là một sĩ quan cấp cao trong Quân đội Nhân dân Triều Tiên (s. 1925)
  • 30 tháng 1: Leonid Kuravlyov, diễn viên Liên Xô và Nga (s. 1936)
  • 31 tháng 1:
    • Quang Toàn, ca sĩ người Việt Nam (s. 1974)
    • Voldemaras Novickis, vận động viên bóng ném người Lithuania và nhà vô địch Olympic. (s. 1956)[220]

Tháng 2[sửa | sửa mã nguồn]

  • 1 tháng 2:
    • Shintaro Ishihara, thống đốc thứ 33 của Tokyo. (s. 1932)
    • Lotfollah Safi Golpaygani, Thư ký Hội đồng Giám hộ người Iran. (s. 1919)[221]
  • 2 tháng 2: Monica Vitti, nữ diễn viên người Ý. (s. 1931)[222]
  • 3 tháng 2:
    • Christos Sartzetakis, Tổng thống thứ 4 của Hy Lạp (s. 1929)[223]
    • Tường Vân, diễn viên kịch nói, Nghệ sĩ Ưu tú người Việt Nam (s. 1938)
  • 4 tháng 2:
    • Vũ Văn Thược, Thiếu tướng, là một sĩ quan cấp cao của Quân đội nhân dân Việt Nam. (s. 1928)[224]
    • Hoàng Lan, diễn viên Việt Nam (s. 1959)
  • 5 tháng 2: Angélica Gorodischer, là một nhà văn người Argentina nổi tiếng với bộ sưu tập truyện ngắn (s. 1928)
  • 6 tháng 2:
    • Lata Mangeshkar, ca sĩ và nhà soạn nhạc người Ấn Độ (s. 1929)[225]
    • Ronnie Hellström, cầu thủ bóng đá Thụy Điển. (s. 1949)
    • George Crumb, nhà soạn nhạc người Mỹ.(s. 1929)
  • 8 tháng 2: Luc Montagnier, nhà virus học người Pháp, đoạt Giải Nobel Sinh lý học hoặc Y học năm 2008 (s. 1932)
  • 9 tháng 2:
    • Javier Gonzales, là một chính khách người Mỹ (s. 1966)
    • Johnny Ellis, là cựu thành viên đảng Dân chủ (s. 1960)
    • Y Phương, nhà văn Việt Nam (s. 1948)
    • Bùi Đình Kế, Đại tá, Nhà Báo Việt Nam. (s. 1927)[226][227]
  • 10 tháng 2:
    • Tiến Hợi, diễn viên, Nghệ sĩ Ưu tú Việt Nam (s. 1959)
    • Manuel Esquivel, Thủ tướng thứ 2 của Belize (s. 1940)[228]
    • Duvall Hecht, tay chèo người Mỹ, nhà xuất bản và nhà vô địch Olympic. (s. 1930)[229]
  • 11 tháng 2: Nguyễn Tài Tuệ, nhạc sĩ người Việt Nam (s. 1936)
  • 12 tháng 2:
    • Lê Gia Hội, là một nghệ sĩ ưu tú, ca sĩ opera Việt Nam (s. 1939)
    • Ivan Reitman, đạo diễn và nhà sản xuất phim người Canada gốc Tiệp Khắc. (s. 1946)
    • Francis Xavier Sudartanta Hadisumarta, là một Giám mục người Indonesia của Giáo hội Công giáo Rôma (s. 1932)
  • 14 tháng 2:
    • Daniel Passent, là nhà báo và nhà văn Ba Lan (s. 1938)
    • Borislav Ivkov, kiện tướng cờ vua Serbia. (s. 1933)[230]
  • 16 tháng 2;
    • Luigi De Magistris, hồng y Công giáo La Mã Ý. (s. 1926)
    • Gali Halvorsen, phi công quân sự Mỹ.(s. 1920)
  • 17 tháng 2:
    • Vương Cảnh, nghệ sĩ cải lương Việt Nam (s. 1960)
    • Máté Fenyvesi, cầu thủ bóng đá và chính trị gia người Hungary.(s. 1933)
    • Surajit Sengupta, là một cầu thủ bóng đá người Ấn Độ (s. 1951)
  • 19 tháng 2:
    • Dan Graham, nghệ sĩ thị giác người Mỹ (s. 1942)[231]
    • Gary Brooker, ca sĩ, nhạc sĩ và nghệ sĩ dương cầm người Anh.(s. 1945)
    • Mimura Kakuichi, Cầu thủ bóng đá Nhật Bản (s. 1931)
  • 21 tháng 2:
    • Lê Tâm Quý (Li Xizuing), nhà tự vấn học của Việt Nam và Trung Quốc (s. 1951)
    • Celeste Sánchez Romero, là một nhà nghiên cứu nha khoa người México (s. 1990)
  • 22 tháng 2:
    • Phạm Liêm, Thiếu tướng, sĩ quan cao cấp của Quân đội nhân dân Việt Nam. (s. 1928)[232]
    • Mark Lanegan, ca sĩ, nhạc sĩ người Mỹ.(s. 1964)
  • 23 tháng 2: Thanh Tú, nghệ sĩ cải lương người Việt Nam (s. 1939)
  • 24 tháng 2:
    • Ngọc Đáng, Nghệ sĩ Ưu tú, nghệ sĩ cải lương người Việt Nam (s. 1951)
    • John Landy, Thống đốc thứ 26 của Victoria và người giành huy chương đồng Olympic. (s. 1930)
    • Sally Kellerman, diễn viên người Mỹ.(s. 1937)
  • 26 tháng 2:
    • Pataratida Patcharawirapong, diễn viên người Thái Lan (s. 1984)
    • Inna Derusova, là một nữ quân y người Ukraina (s. 1970)
  • 27 tháng 2: Ốc Bảo Bảo, diễn viên nhí người Việt Nam (s. 2003)
  • 28 tháng 2: Abuzed Omar Dorda, thủ tướng thứ 18 của Libya.(s. 1944)[233]

Tháng 3[sửa | sửa mã nguồn]

  • 1 tháng 3: Alevtina Kolchina, Nhà vô địch Olympic và vận động viên trượt tuyết băng đồng người Nga (s. 1930) [234]
  • 2 tháng 3: Andrey Sukhovetsky, là một vị tướng phục vụ trong quân đội Nga (s. 1974)
  • 3 tháng 3: Albert Pobor, là một huấn luyện viên và cựu cầu thủ bóng đá người Croatia. (s. 1956)
  • 4 tháng 3:
    • Shane Warne, vận động viên cricket người Úc (s. 1969)
    • Anne Beaumanoir, là một nhà thần kinh học người Pháp (s. 1923)
  • 5 tháng 3:
    • Tuyết Mai, phát thanh viên, Nghệ sĩ Nhân dân người Việt Nam (s. 1925)
    • Antonio Martino, chính trị gia Ý (s. 1942)[235]
    • Agostino Cacciavillan, là một Hồng y người Italia của Giáo hội Công giáo Rôma (s. 1926)
  • 6 tháng 3: Giuseppe Wilson, cầu thủ bóng đá Ý. (s. 1945)[236]
  • 7 tháng 3:
    • Dương Thanh Tùng, Tổng giám đốc Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh (s. 1968)
    • Muhammad Rafiq Tarar, Tổng thống thứ 9 của Pakistan. (s. 1929)[237]
  • 8 tháng 3
    • Vũ Ngọc Phượng, đạo diễn người Việt Nam (s. 1985)
    • Văn Dung, nhạc sĩ, nhà báo người Việt Nam (s. 1936)
    • Noriko Ishihara, vợ của Shintarō Ishihara. (s. 1938)[238]
    • David Bennett Sr., là người đầu tiên được cấy ghép dị chủng người Mỹ (s. 1964)
  • 9 tháng 3: Phùng Văn Tửu, là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. (s. 1935)
  • 10 tháng 3: Lê Ngọc Canh, Nghệ sĩ nhân dân Việt Nam (s. 1934)[239]
  • 11 tháng 3:
    • Tống Hồ Cầm, nhân sư, cư sĩ người Việt Nam. (s. 1917)[240],[241],[242]
    • Rupiah Banda, Tổng thống thứ 4 của Zambia (s. 1937) [243]
  • 12 tháng 3:
    • Alain Krivine, chính trị gia Pháp. (s. 1941)
    • Karl Offmann, Tổng thống thứ 3 của Mauritius (s. 1940)[244],[245]
  • 13 tháng 3:
    • Erhard Busek, chính trị gia người Áo. (s. 1941)
    • Vic Elford, tay đua người Anh. (s. 1935)
    • William Hurt, diễn viên Hoa Kỳ. (s. 1950)[246]
    • Ajdar Ismailov, nhà ngữ văn, học thuật và chính trị gia người Azerbaijan. (s. 1938)
    • Brent Renaud, phóng viên ảnh, nhà văn và nhà làm phim người Hoa Kỳ. (s. 1971)
    • Vũ Minh, đạo diễn sân khấu người Việt Nam (s. 1967)
  • 14 tháng 3: Vũ Xuân Đài, Anh hùng LLVTND – người bắn rơi nhiều máy bay nhất thế giới của Việt Nam (s. 1947)[247][248]
  • 15 tháng 3:
    • Văn Quang, là bút hiệu của nhà văn Nguyễn Quang Tuyến. (s. 1933)[249]
    • Eugene Parker, Nhà vật lý năng lượng mặt trời người Mỹ. (s. 1927)
  • 16 tháng 3: Kunimitsu Takahashi, Tay đua người Nhật Bản, tay đua xe mô tô và chủ sở hữu đội. (s. 1940)[250]
  • 17 tháng 3:
    • Peter Bowles, Diễn viên người Anh. (s. 1936)[251]
    • Clemens Cornielje, là một chính khách người Hà Lan (s. 1958)
    • Ngọc Châu, nhạc sĩ người Việt Nam (s. 1967)
  • 18 tháng 3:
    • Aleksei Bakharev, Cầu thủ bóng đá Nga-Ukraine. (s. 1976)[252]
    • Chaim Kanievsky, Giáo sĩ Do Thái Israel gốc Ba Lan. (s. 1928)[253]
    • Don Young, Chính trị gia và nhà giáo dục người Mỹ. (s. 1933)[254]
    • Trần Nguyên Bình, Thiếu tướng Việt Nam (s. 1951)
  • 19 tháng 3:
    • Đỗ Xuân Công, một tướng lĩnh và chính khách Việt Nam. (s. 1943)[255]
    • Shahabuddin Ahmed,Tổng thống thứ 12 của Bangladesh. (s. 1930)[256]
  • 20 tháng 3:
    • Reine Wisell, Tay đua Thụy Điển. (s. 1941)
    • Adriana Hoffmann, Nhà thực vật học, nhà môi trường học và nhà văn người Chile. (s. 1940)
    • Hoàng Tích Chỉ, là một nhà biên kịch của nền điện ảnh cách mạng Việt Nam. (s. 1932)
  • 21 tháng 3:
    • Mạc Đình Vịnh, Thiếu tướng, Bộ Quốc phòng; Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam. (s. 1926)[257]
    • Hồng Đăng, là một nhạc sĩ Việt Nam. là tác giả các ca khúc nổi tiếng như Hoa sữa. (s. 1936)
    • Soumeylou Boubèye Maïga, Thủ tướng thứ 16 của Mali. (s. 1954)
  • 23 tháng 3: Madeleine Albright, Ngoại trưởng Mỹ (s. 1937)
  • 24 tháng 3:
    • Nguyễn Hữu Việt, Hoàng tử ếch’ làng bơi người Việt Nam. (s. 1988)[258]
    • Dagny Carlsson, Người có ảnh hưởng và blogger người Thụy Điển. (s. 1912)[259][260]
  • 25 tháng 3:
    • Đặng Trí Dũng, là một sĩ quan cấp Quân đội nhân dân Việt Nam. (s. 1962)
    • Taylor Hawkins, Ca sĩ, nhạc sĩ và nhạc sĩ người Mỹ. (s. 1972)
  • 26 tháng 3:
    • Lê Nam Phong, một sĩ quan cấp cao trong Quân đội nhân dân Việt Nam. (s. 1927)
    • Gianni Cavina, Diễn viên người Ý. (s. 1940)
  • 27 tháng 3: Ayaz Mutallibov, Tổng thống thứ nhất của Azerbaijan (s. 1938)
  • 28 tháng 3:
    • Martin Pope, Nhà hóa học vật lý, nhà nghiên cứu và học thuật người Mỹ. (s. 1918)
    • Naci Erdem, Cầu thủ và người quản lý bóng đá Thổ Nhĩ Kỳ. (s. 1931)
    • Antonios Naguib, Hồng y Công giáo Coptic Ai Cập. (s. 1935)
  • 29 tháng 3:
    • Paul Herman, Diễn viên Mỹ. (s. 1946)
    • Lê Hòa Bình, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. (s.1970)
    • Nguyễn Đức Nghi, là một tướng lĩnh của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam với quân hàm Thiếu tướng. (s. 1931)[261]
  • 31 tháng 3:
    • Georgi Atanasov. Thủ tướng thứ 39 của Bulgaria. (s. 1933)[262]
    • Rıdvan Bolatlı. Cầu thủ bóng đá Thổ Nhĩ Kỳ. (s. 1928)[263]
    • Nguyễn Mạnh Khải, Thiếu tướng Việt Nam. (s. 1963)
    • Minh Trí, Nghệ sĩ ưu tú và Phát thanh viên Việt Nam. (s .1945)[264]
    • Hoàng Thị Khìn, Người đưa cơm cho Bác Hồ ở Pác Bó. (s. 1920)[265],[266],[267]

Tháng 4[sửa | sửa mã nguồn]

  • 1 tháng 4:
    • Aleksandra Yakovleva, Nữ diễn viên và nữ doanh nhân Nga. (s. 1957)[268]
    • Andrei Maratovich Babitsky, là một nhà báo Nga (s. 1964)
  • 2 tháng 4:
    • Estelle Harris, nữ diễn viên, nghệ sĩ hài người Mỹ. (s. 1928)
    • Leonel Sánchez, một cựu cầu thủ bóng đá Chile. (s. 1936)
    • Quách Thị Hồng, Bà mẹ Việt Nam anh hùng Việt Nam. (s. 1920)[269]
  • 3 tháng 4:
    • Lê Hoàng Sương, Thiếu tướng, Anh hùng LLVT nhân dân Việt Nam. (s. 1944)[270]
    • Lygia Fagundes Telles, Nhà văn Brazil. (s. 1918)
  • 4 tháng 4:
    • Trần Nhẫn, trung tướng Quân đội nhân dân Việt Nam. (s. 1927)[271]
    • John McNally, Võ sĩ người Ireland và người giành huy chương bạc Olympic. (s. 1932)[272]
    • Gene Shue, Cầu thủ và huấn luyện viên bóng rổ người Mỹ. (s. 1931)
    • Petar Skansi, Cầu thủ bóng rổ Croatia, huấn luyện viên và huy chương bạc Olympic. (s. 1943)
    • Django Sissoko, Quyền Thủ tướng Mali. (s. 1948)
    • Branislav Šoškić, Tổng thống thứ 12 của nhiệm kỳ Tổng thống Montenegro. (s. 1922)
  • 5 tháng 4:
    • Sidney Altman, Nhà sinh học phân tử người Mỹ gốc Canada. (s. 1939)
    • Bobby Rydell, Ca sĩ chuyên nghiệp người Mỹ, chủ yếu là nhạc rock and roll. (s. 1942)
    • Phạm Minh Tuyên, Nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyên Bí Thư Tỉnh Ủy Ninh Bình (s. 1949)[273]
    • Nehemiah Persoff, Diễn viên Mỹ. (s. 1919)[274]
    • Bjarni Tryggvason, Phi hành gia Canada gốc Iceland. (s. 1945)
    • Vương Vũ, Vua võ thuật Trung Quốc. (s. 1943)[275][276]
    • David Kilgour, Chính trị gia, nhà văn và nhà hoạt động nhân quyền người Canada. (s. 1941)
  • 6 tháng 4:
    • Trần Hữu Tuất, sĩ quan cấp cao Quân đội nhân dân Việt Nam. (s. 1955)
    • Vladimir Volfovich Zhirinovskiy, Thành viên Quốc hội Nga. (s. 1946)[277]
    • Ana Derșidan-Ene-Pascu, Vận động viên điền kinh người Romania và huy chương đồng Olympic. (s. 1944)
    • Karol Divín, Vận động viên trượt băng nghệ thuật người Slovakia và người giành huy chương bạc Olympic. (s. 1936)
  • 7 tháng 4: Abiko Motoo, bút danh Fujiko Fujio (A), Đồng tác giả truyện Doraemon. (s. 1934)
  • 8 tháng 4:
    • Peng Ming-min, Nhà hoạt động và chính trị gia độc lập Đài Loan. (s. 1923)
    • Psalm Adjeteyfio, Diễn viên Ghana. (s. 1948)[278],[279]
  • 9 tháng 4: Michel Delebarre, Chính trị gia Pháp. (s. 1946)
  • 10 tháng 4:
    • Thái Phúc Tự, Đại tá Việt Nam. (s. 1932)[280]
    • John Drew, Cầu thủ bóng rổ Mỹ. (s. 1954)
    • Vũ Hải, diễn viên Việt Nam. (s. 1960)[281]
  • 11 tháng 4:
    • Tường Khuê, ca sĩ, nhà thiết kế người Mỹ gốc Việt (s. 1972)[282]
    • Hans Junkermann, Vận động viên đua xe đạp Đức. (s. 1934)
  • 12 tháng 4:
    • Gilbert Gottfried, Diễn viên hài và diễn viên người Mỹ. (s. 1955)
    • Sergei Yashin, Vận động viên khúc côn cầu trên băng người Nga và nhà vô địch Olympic. (s. 1962)
  • 13 tháng 4:
    • Letizia Battaglia, Nhiếp ảnh gia người Ý. (s. 1935)
    • Michel Bouquet, Diễn viên người Pháp. (s. 1925)
  • 15 tháng 4:
    • Trần Duyên Hưng, Đại tá Việt Nam. (s. 1933)[283]
    • Henry Plumb, Baron Plumb, Cựu Chủ tịch Nghị viện Châu Âu. (s. 1925)
  • 16 tháng 4:
    • Joachim Streich, Cầu thủ bóng đá người Đức, người quản lý và người giành huy chương đồng Olympic. (s. 1951)
    • Nguyễn Công Cời, Đại tá Việt Nam (s. 1950)[284]
  • 17 tháng 4:
    • Radu Lupu, nghệ sĩ piano người Romania (s. 1945)
    • Catherine Spaak, Nữ diễn viên, người mẫu và ca sĩ người Ý gốc Bỉ. (s. 1945)
    • Mireya Baltra, là một nhà xã hội học, nhà báo và chính trị gia, một đảng viên của Đảng Cộng sản Chile (s. 1932)
  • 18 tháng 4: Sir Harrison Birtwistle, Nhà soạn nhạc người Anh. (s. 1934)
  • 19 tháng 4:
    • Vũ Cẩm, nhạc sĩ người Việt Nam (s. 1942)
    • Carlos Lucas, võ sĩ người Chile và huy chương đồng Olympic (s. 1930)
    • Sandra Pisani, vận động viên khúc côn cầu người Úc và nhà vô địch Olympic (s. 1959)
    • Kane Tanaka, người sống thọ của Nhật Bản (s. 1903)
  • 20 tháng 4:
    • Thế Thanh, diễn viên lồng tiếng người Việt Nam (s. 1959)
    • Hilda Bernard, nữ diễn viên người Argentina (s. 1920)
    • Antonín Kachlík, đạo diễn và biên kịch phim người Séc (s. 1923)
    • Javier Lozano Barragán, hồng y Công giáo La Mã Mexico (s. 1933)
    • Robert Morse, diễn viên và ca sĩ người Mỹ (s. 1931)
  • 21 tháng 4:
    • Jacques Perrin, diễn viên và nhà làm phim người Pháp (s. 1941)
    • Cynthia Plaster Caster, nghệ sĩ người Mỹ (s. 1947)
  • 22 tháng 4:
    • Mwai Kibaki, Tổng thống thứ 3 Kenya (s. 1931)
    • Guy Lafleur, vận động viên khúc côn cầu trên băng người Canada (s. 1951)
    • Viktor Zvyahintsev, cầu thủ bóng đá Ukraina và huy chương đồng Olympic (s. 1950)
    • Phan Hồng Sơn, nhạc sĩ Việt Nam (s. 1956)[285]
    • Hồ Quảng, Nghệ sĩ Ưu tú, đạo diễn, biên kịch, họa sĩ phim hoạt hình người Việt Nam (s. 1928)
    • Nguyễn Công Khuyến, Nhà báo Việt Nam (s. 1936)[286]
    • Michelle Suárez Bértora, Chính trị gia và nhà hoạt động người Uruguay (s. 1983)
  • 23 tháng 4: Nguyễn Thị Kim Hoàng, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Ngư dân Việt Nam (s. 1921)[287]
  • 24 tháng 4:
    • Orrin Hatch, Chính trị gia người Mỹ (s. 1934)
    • Bùi Minh Thứ, Thiếu tướng Việt Nam (s. 1947)[288][289]
  • 25 tháng 4:
    • Phan Thương Diễm, nguyên Tổng Biên tập Báo Hòa Bình của Việt Nam (s. 1930)[290]
    • Ursula Lehr, nhà nghiên cứu, học thuật và chính trị gia người Đức (s. 1930)
  • 26 tháng 4:
    • Trần Linh, Trung tướng Việt Nam (s. 1929)[291]
    • İsmail Ogan, đô vật Thổ Nhĩ Kỳ và nhà vô địch Olympic (s. 1933)
    • Klaus Schulze, nhạc sĩ và nhà soạn nhạc điện tử người Đức (s. 1947)
    • Elvera Britto, là một vận động viên khúc côn cầu trên cỏ người Ấn Độ (s. 1940)
  • 27 tháng 4:
    • Carlos Amigo Vallejo, hồng y Công giáo La Mã Tây Ban Nha (s. 1934)
    • Tăng Giang, diễn viên Hồng Kông (s. 1935)
    • Liêu Quốc Huân, một người Thổ Gia, Chính khách nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (s. 1963)
  • 28 tháng 4:
    • Juan Diego, diễn viên Tây Ban Nha (s. 1942)
    • Zoran Sretenović, cầu thủ và huấn luyện viên bóng rổ người Serbia (s. 1964)
  • 29 tháng 4: Joanna Barnes, nữ diễn viên và nhà văn người Mỹ (s. 1934)
  • 30 tháng 4:
    • Naomi Judd, ca sĩ, nhạc sĩ và diễn viên người Mỹ (s. 1946)
    • Mino Raiola, đại diện bóng đá Ý (s. 1967)
    • Neil Campbell, là một cựu cầu thủ bóng đá người Anh (s. 1977)

Tháng 5[sửa | sửa mã nguồn]

  • 1 tháng 5:
    • Miyamoto Takuya, là một cầu thủ bóng đá người Nhật Bản (s. 1983)
    • Ivica Osim, là một cầu thủ bóng đá người Bosna và Hercegovina. (s. 1941)
    • Ricardo Alarcón, chính trị gia người Cuba (s. 1937)
    • Ilan Gilon, chính trị gia Israel (s. 1956)
    • Régine Zylberberg, ca sĩ người Pháp gốc Bỉ và chủ hộp đêm (s. 1929)
    • Minh Sương, diễn viên, người mẫu Việt Nam (s. 1997)
  • 2 tháng 5: Joseph Raz, Triết gia Israel (s. 1939)
  • 3 tháng 5
    • Phạm Quang, Thượng tá Việt Nam (s. 1955)[292]
    • Tony Brooks, tay đua người Anh (s. 1932)
    • Norman Mineta, chính trị gia người Mỹ (s. 1931)
    • Stanislav Shushkevich, Chủ tịch thứ nhất của Hội đồng tối cao của Cộng hòa Belarus (s. 1934)
  • 4 tháng 5:
    • Nguyễn Duy Quý, Giáo sư, Viện sĩ Việt Nam (s. 1932)
    • Harm Ottenbros, tay đua xe đạp đường trường người Hà Lan (s. 1943)
    • Géza Varasdi, vận động viên Hungary và huy chương đồng Olympic (b. 1928)
  • 5 tháng 5:
    • Leo Wilden, cầu thủ bóng đá người Đức (s. 1936)
    • Ronald Lopatni, vận động viên bóng nước chuyên nghiệp người Croatia và nhà vô địch Olympic (b. 1944)
    • Nguyễn Ý Đức, bác sĩ và tác giả ‘Câu Chuyện Thầy Lang (s. 1935)[293]
  • 6 tháng 5:
    • Đàm Lê Đức, là nhà sáng lập Cơ sở bồi dưỡng văn hóa 218 Lý Tự Trọng, Trường THCS-THPT Đức Trí (s. 1931)[294]
    • Lê Hỷ, Đại tá, Anh hùng LLVT nhân dân Việt Nam (s. 1935)[295]
    • George Pérez, họa sĩ truyện tranh người Mỹ (s. 1954)
  • 7 tháng 5:
    • Antón Arieta, cầu thủ bóng đá Tây Ban Nha (s. 1946)
    • Yuri Averbakh, kỳ thủ cờ vua người Nga (s. 1922)
    • Kang Soo-yeon, nữ diễn viên Hàn Quốc (s. 1966)
  • 8 tháng 5:
    • Maria Gusakova, vận động viên trượt tuyết xuyên quốc gia người Nga và nhà vô địch Olympic (s. 1931)
    • Bengt Johansson, cầu thủ và huấn luyện viên bóng ném người Thụy Điển (s. 1942)
    • Kim Chi-ha, nhà hoạt động, nhà thơ và nhà viết kịch Hàn Quốc (s. 1941)
    • Đặng Hùng, nghệ sĩ nhân dân, vũ công người Việt Nam (s. 1936)
    • Dennis Waterman, diễn viên, ca sĩ người Anh (s. 1948)
  • 9 tháng 5:
    • John H. Coates, nhà toán học người Úc (s. 1945)
    • Tim Johnson, chính trị gia người Mỹ (s. 1946)
    • Jody Lukoki, cầu thủ bóng đá người Hà Lan-Congo (s. 1992)
    • Adreian Payne, cầu thủ bóng rổ người Mỹ (s. 1991)
    • Linda Lê, là nhà văn nữ người Pháp gốc Việt (s. 1963)
  • 10 tháng 5:
    • Leonid Kravchuk, Tổng thống đầu tiên Ukraina (s. 1934)
    • Shivkumar Sharma, nhạc sĩ và nhà soạn nhạc người Ấn Độ (s. 1938)
    • Bob Lanier, cầu thủ và huấn luyện viên bóng rổ người Mỹ (s. 1948)
    • Phêrô Võ Tuấn Duy, là một Giám mục người Trung Quốc của Giáo hội Công giáo Rôma (s. 1963)
    • Cung Tiến, là một nhạc sĩ Việt Nam nổi tiếng theo dòng nhạc tiền chiến (s. 1938)
  • 11 tháng 5:
    • Shireen Abu Akleh, nhà báo người Palestine (s. 1971)
    • Jeroen Brouwers, nhà văn Hà Lan (s. 1940)
    • Henk Groot, cầu thủ bóng đá người Hà Lan (s. 1938)
    • Juan Amat, vận động viên khúc côn cầu người Tây Ban Nha và huy chương bạc Olympic (s. 1946)
  • 12 tháng 5:
    • Trần Đĩnh, là nhà báo của tờ Sự Thật từ những ngày đầu tiên của Việt Nam (s. 1930)
    • Robert McFarlane, trung tá và chính trị gia người Mỹ (s. 1937)
  • 13 tháng 5:
    • Khalifa bin Zayed Al Nahyan, Tổng thống thứ 2 của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (s. 1948)
    • Teresa Berganza, giọng nữ cao người Tây Ban Nha (s. 1933)
    • Yang Hyong-sop, là chính khách nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (s. 1925)
    • Ben Roy Mottelson, là nhà Vật lý Đan Mạch gốc Mỹ, đã đoạt giải Nobel Vật lý năm 1975 cùng với Aage Niels Bohr (nhà Vật lý Đan Mạch) và Leo James Rainwater (nhà vật lý Hoa Kỳ) (s. 1926)
  • 14 tháng 5:
    • Maxi Rolón, cầu thủ bóng đá người Argentina (s. 1995)
    • Andrew Symonds, vận động viên cricket người Úc (s. 1975)
  • 15 tháng 5:
    • Trần Quang Tùy, Thiếu tướng Việt Nam (s. 1928)[296]
    • Trần Đình Tấn, Thiếu tướng Việt Nam (s. 1932)[297][298]
    • Jerzy Trela, là một diễn viên người Ba Lan (s. 1942)
    • Jim Ferlo, là một chính trị gia đảng Dân chủ Mỹ (s. 1951)
  • 17 tháng 5:
    • Vũ Hắc Bồng, là nguyên Đại sứ Việt Nam tại Guinée (s. 1927)
    • Vangelis, là một nhà soạn nhạc điện tử, progressive, ambient, jazz và nhạc giao hưởng người Hy Lạp (s. 1943)
  • 18 tháng 5: Huỳnh Đỗ, Thượng tá Việt Nam (s. 1932)[299]
  • 19 tháng 5: Hyon Chol-hae, là một Nguyên soái Quân đội Nhân dân Triều Tiên (s. 1934)
  • 21 tháng 5:
    • Marco Cornez, cầu thủ bóng đá Chile (s. 1957)
    • Jiří Zídek Sr., cầu thủ và huấn luyện viên bóng rổ người Cộng hòa Séc (s. 1944)
    • Nguyễn Hoa Thịnh, Trung tướng, Giáo sư, Tiến sĩ khoa học, Nhà giáo Nhân dân (s. 1940)[300]
  • 23 tháng 5:
    • Anita Gradin, chính trị gia Thụy Điển (s. 1933)
    • Maja Lidia Kossakowska, nhà văn giả tưởng Ba Lan (s. 1972)
    • Ilkka Suominen, thứ 19 Chủ tịch Quốc hội Phần Lan (s. 1939)
  • 24 tháng 5:
    • Ouka Leele, nhiếp ảnh gia người Tây Ban Nha (s. 1957)
    • David Datuna, nghệ sĩ người Mỹ gốc Georgia (s. 1974)
    • Thomas Ulsrud, cầu thủ người Na Uy và huy chương bạc Olympic (s. 1971)
    • Salvador Ramos, người được cho là bắn chết 19 học sinh và 2 giáo viên thiệt mạng tại trường tiểu học ở Texas, Mỹ (s. 2004)[301][302]
  • 25 tháng 5: Lívia Gyarmathy, đạo diễn và biên kịch phim người Hungary (s. 1932)
  • 26 tháng 5:
    • Ciriaco De Mita, Thủ tướng thứ 47 của Ý (s. 1928)
    • Andy Fletcher, người chơi bàn phím tiếng Anh (s. 1961)
    • Ray Liotta, diễn viên người Mỹ (s. 1954)
    • Alan White, tay trống và DJ người Anh (s. 1949)
  • 27 tháng 5:
    • Angelo Sodano, một Hồng y người Ý của Giáo hội Công giáo Rôma (s. 1927)
    • Michael Sela, là một nhà miễn dịch học người Israel gốc Ba Lan (s. 1924)
  • 28 tháng 5:
    • Yves Piétrasanta, Nhà chính trị Pháp (s. 1939)
    • Bujar Nishani, Tổng thống Albania (s. 1966)
    • Patricia Brake, Diễn viên Mỹ (s. 1942)
    • Evaristo Carvalho, Chủ tịch thứ 4 của São Tomé và Príncipe (s. 1941)
  • 29 tháng 5:
    • Ronnie Hawkins, ca sĩ kiêm nhạc sĩ người Canada gốc Mỹ (s. 1935)
    • Lester Piggott, nài ngựa người Anh (s. 1935)
  • 30 tháng 5:
    • Boris Pahor, nhà văn người Ý gốc Slovenia và là người sống sót sau thảm họa Holocaust (s. 1913)
    • Vũ Hải Chấn, Thiếu tướng Việt Nam (s. 1953)[303]
  • 31 tháng 5: Jacques N’Guea, cầu thủ bóng đá người Cameroon (s. 1955)

Tháng 6[sửa | sửa mã nguồn]

  • 1 tháng 6:
    • István Szőke, cầu thủ bóng đá người Hungary (s. 1947)
    • Andrée Genulen-Herscovici, giáo viên và nhà từ thiện người Bỉ (s. 1921)
  • 2 tháng 6:
    • Uri Zohar, đạo diễn điện ảnh, diễn viên hài và giáo sĩ Do Thái người Israel (s. 1935)
    • Nguyễn Nhựt Thanh, nhân viên Cơ quan đại diện Cục Truyền thông Công an nhân dân tại Thành phố Hồ Chí Minh (s. 1970)[304]
  • 3 tháng 6:
    • Ken Kelly, nghệ sĩ người Mỹ và nhà thiết kế bìa album (s. 1946)
    • Grachan Moncur III, nghệ sĩ kèn trombonist người Mỹ (s. 1937)
    • Dorothy E. Smith, nhà xã hội học người Canada gốc Anh (s. 1926)
  • 4 tháng 6:
    • Phan Kim Thịnh, Nhà Báo Việt Nam (s. 1936)[305]
    • György Moldova, nhà văn Hungary (s. 1934)
    • Goran Sankovič, cầu thủ bóng đá người Slovenia (s. 1979)
  • 5 tháng 6:
    • Alec John Such, là một nhạc sĩ người Mỹ (s. 1951)
    • Rapper Trouble, rapper Mỹ (s. 1987)
    • Ngô Thị Huệ, phu nhân Nguyên Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (s. 1918)
  • 6 tháng 6:
    • Valery Ryumin, nhà du hành vũ trụ Liên Xô (s. 1939)
    • Gianni Clerici, nhà báo và nhà bình luận quần vợt người Ý (s. 1930)
    • Eric Nesterenko, vận động viên khúc côn cầu trên băng người Canada (s. 1933)
    • Jim Seals, ca sĩ kiêm nhạc sĩ và nhạc sĩ người Mỹ (s. 1941)
    • A. L. Mestel, là một bác sĩ phẫu thuật nhi khoa người Mỹ (s. 1926)
  • 7 tháng 6:
    • Isaac Berger, vận động viên cử tạ người Mỹ gốc Israel và nhà vô địch Olympic (s. 1936)
    • Carl, Duke of Württemberg, hoàng gia Đức (s. 1936)
    • Keijo Korhonen, chính trị gia và học giả Phần Lan (s. 1934)
  • 8 tháng 6:
    • Song Hae, Người dẫn chương trình truyền hình Hàn Quốc (s. 1927)
    • Julio Jimenez, vận động viên đua xe đạp người Tây Ban Nha (s. 1934)
    • Lan Tianye, diễn viên Trung Quốc (s. 1927)
    • Costică Dafinoiu, võ sĩ Romania và huy chương đồng Olympic (s. 1954)
  • 9 tháng 6:
    • Julee Cruise, ca sĩ kiêm nhạc sĩ, nhạc sĩ và nữ diễn viên người Mỹ (s. 1956)
    • Oleg Moliboga, vận động viên bóng chuyền Nga, huấn luyện viên và nhà vô địch Olympic (s. 1953)
    • Thurman D. Rodgers, là một Trung tướng trong Quân đội Hoa Kỳ (s. 1934)
  • 10 tháng 6: Billy Bingham, cầu thủ và người quản lý bóng đá Bắc Ireland (s. 1931)
  • 11 tháng 6:
    • Tạ Quang Chiến, người cận vệ cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh (s. 1925)
    • Bernd Bransch, cầu thủ bóng đá người Đức và nhà vô địch Olympic (s. 1944)
    • Lam Quỳnh Anh, nữ doanh nhân Hồng Kông, vợ của Hà Hồng Sân (s. 1943)
  • 12 tháng 6:
    • Tòng Sơn, Nhạc sĩ Việt Nam (s. 1931)[306]
    • Phil Bennett, Cầu thủ liên đoàn bóng bầu dục xứ Wales (s. 1948)
    • Philip Baker Hall, diễn viên người Mỹ (s. 1931)
  • 13 tháng 6:
    • Henri Garcin, nam diễn viên người Bỉ (s. 1929)
    • Giuseppe Pericu, chính trị gia Ý, Thứ trưởng (1994-1996), Thị trưởng Genoa (1997-2007) (s. 1937)
    • Carlos Ortiz, võ sĩ quyền anh người Puerto Rico (s. 1936)
    • Rolando Serrano, cầu thủ bóng đá Colombia (s. 1938)
    • Martha Levisman, Kiến trúc sư Argentina (s. 1933)
  • 14 tháng 6:
    • A. B. Yehoshua, nhà văn Israel (s. 1936)
    • Danh Phận, nhạc sĩ người Việt Nam (s. 1928)
    • Giuse Nguyễn Hữu Triết, là một linh mục Công giáo người Việt Nam (s. 1942)
    • Lê Văn Minh, Đại tá Việt Nam (s. 1961)[307]
  • 15 tháng 6:
    • Cho Min-ho, vận động viên khúc côn cầu trên băng của Hàn Quốc (s. 1987)
    • Trần Văn Chương, Đại tá Việt Nam (s. 1944)[308]
    • Nguyễn Thiện Ngữ, thiếu tướng Việt Nam (s. 1922)[309]
  • 16 tháng 6:
    • Tim Sale, họa sĩ truyện tranh người Mỹ (s. 1956)
    • Tony Boskovic, Trọng tài bóng đá FIFA người Úc gốc Croatia (s. 1933)
    • Đỗ Cẩu, là cựu trung vệ của Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam Cộng hòa (s. 1946)
  • 17 tháng 6:
    • Lê Hùng Dũng, Nguyên Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Việt Nam VFF (s. 1954)
    • Jean-Louis Trintignant, diễn viên người Pháp (s. 1930)
  • 18 tháng 6: Trần Trinh Đức, con trai Công tử Bạc Liêu (s. 1946)
  • 19 tháng 6: Uffe Ellemann-Jensen, chính trị gia Đan Mạch (s. 1941)
  • 20 tháng 6:
    • Regimantas Adomaitis, diễn viên người Litva (s. 1937)
    • Sture Allén, nhà ngôn ngữ học và học thuật người Thụy Điển (s. 1928)
    • Caleb Swanigan, cầu thủ bóng rổ người Mỹ (s. 1997)
  • 21 tháng 6:
    • Dragan Tomić, Quyền Tổng thống Serbia (s. 1935)
    • Trần Văn Vinh, Đại tá Việt Nam (s. 1928)[310]
  • 22 tháng 6:
    • Yves Coppens, nhà nhân chủng học người Pháp (s. 1934)
    • Jonny Nilsson, vận động viên trượt băng tốc độ Thụy Điển và nhà vô địch Olympic (s. 1943)
    • Jüri Tarmak, vận động viên nhảy cao người Estonia và nhà vô địch Olympic (s. 1946)
    • Kiều Chí Thành, Đại tá,Thầy thuốc ưu tú Việt Nam (s. 1967)[311][312]
  • 23 tháng 6:
    • Ernst Jacobi, diễn viên người Đức (s. 1933)
    • Stien Kaiser, vận động viên trượt băng tốc độ người Hà Lan và nhà vô địch Olympic (s. 1938)
    • Yuri Shatunov, ca sĩ người Nga (s. 1973)
  • 24 tháng 6:
    • Finn Døssing, cầu thủ bóng đá Đan Mạch (s. 1941)
    • Fatikh Sibagatullin, chính trị gia người Nga (s. 1950)
    • Zhang Sizhi, nhà hoạt động nhân quyền Trung Quốc, luật sư và học thuật (s. 1927)
  • 25 tháng 6: Javier Cardenas, cầu thủ bóng đá Mexico (s. 1952)
  • 26 tháng 6: Thue Christiansen, nghệ sĩ thị giác và chính trị gia người Greenlandic (s. 1940)
  • 27 tháng 6: Leonardo Del Vecchio, doanh nhân người Ý (s. 1935)
  • 28 tháng 6:
    • Cüneyt Arkın, diễn viên Thổ Nhĩ Kỳ, đạo diễn và nhà sản xuất phim (s. 1937)
    • Varinder Singh, vận động viên khúc côn cầu trên sân của Ấn Độ và là người giành huy chương đồng Olympic (s. 1947)
    • Pallonji Mistry, doanh nhân Ailen gốc Ấn Độ (s. 1929)
    • Hichem Rostom, diễn viên người Tunisia (s. 1947)
    • Christine Dranzoa, là Phó Hiệu trưởng hiện tại của Đại học Muni, một trong sáu trường đại học công lập ở Uganda (s. 1967)
  • 29 tháng 6
    • David Weiss Halivni, giáo sĩ Do Thái người Mỹ gốc Israel gốc Tiệp Khắc (s. 1927)
    • Martin Bangemann, chính trị gia người Đức (s. 1934)
    • Eeles Landström, vận động viên nhảy sào, doanh nhân và chính trị gia Phần Lan (s. 1932)
    • Yehuda Meshi Zahav, nhà hoạt động xã hội người Israel (s. 1959)
    • Hershel W. Williams, sĩ quan bảo vệ Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ (s. 1923)
  • 30 tháng 6:
    • Rolando Andaya Jr., luật sư và chính trị gia người Philippines (s. 1969)
    • Dmitry Stepushkin, vận động viên trượt tuyết Olympic Nga (s. 1975)
    • Technoblade, là một YouTuber người Mỹ (s. 1999)

Tháng 7[sửa | sửa mã nguồn]

  • 1 tháng 7:
    • Luis Alberto Rodríguez López-Calleja, là một sĩ quan quân đội Cuba (s. 1960)
    • Raul Nicolau Gonçalves, là một Thượng phụ của Giáo hội Công giáo Rôma (s. 1927)
    • Richard Taruskin, nhà âm nhạc học người Mỹ (s. 1945)
  • 2 tháng 7:
    • Peter Brook, đạo diễn điện ảnh và sân khấu người Anh (s. 1925)
    • La Khải Nhuệ, Điện ảnh Hồng Kông (s. 1952)
    • Susana Dosamantes, nữ diễn viên Mexico (s. 1948)
    • Andy Goram, cầu thủ bóng đá người Scotland (s. 1964)
    • Leonid Shvartsman, họa sĩ hoạt hình người Belarus (s. 1920)
    • Robert Curl, là nhà hóa học người Mỹ (s. 1933)
  • 3 tháng 7: Islay Conolly, là một giáo viên và quản trị viên trường học người Cayman (s. 1923)
  • 4 tháng 7:
    • Cláudio Hummes, là một Hồng y người Brazil của Giáo hội Công giáo Rôma (s. 1934)
    • Mona Hammond, là một nữ diễn viên người Jamaica gốc Trung Quốc (s. 1931)
  • 5 tháng 7:
    • Mohammed Barkindo, Tổng thư ký thứ 28 của OPEC (s. 1959)
    • Manny Charlton, ca sĩ và nhạc sĩ người Scotland (s. 1941)
  • 6 tháng 7:
    • Trần Văn Dung, Đại tá Việt Nam (s. 1944)
    • James Caan, diễn viên người Mỹ (s. 1940)
    • Arnaldo Pambianco, vận động viên đua xe đạp Olympic người Ý (s. 1935)
    • Kazuki Takahashi, họa sĩ truyện tranh Nhật Bản và người sáng tạo trò chơi (s. 1961)
    • İlter Türkmen, chính trị gia Thổ Nhĩ Kỳ (s. 1927)
  • 7 tháng 7:
    • János Berecz, chính trị gia, nhà báo và nhà văn người Hungary (s. 1930)
    • Max Eisen, nhà văn Canada gốc Slovakia và là người sống sót sau thảm họa Holocaust (s. 1929)
    • Pedro Ferrándiz, huấn luyện viên bóng rổ Tây Ban Nha (s. 1928)
    • José Ramírez Gamero, chính trị gia Mexico (s. 1938)
  • 8 tháng 7:
    • Abe Shinzō, Thủ tướng thứ 57 của Nhật Bản (s. 1954)
    • Angel Nacorda Lagdameo, Giám mục Công giáo Rôma người Philippines (s. 1940)
    • José Eduardo dos Santos, Tổng thống thứ 2 của Angola (s. 1942)
    • Luis Echeverría, Tổng thống thứ 57 của México (s. 1922)
    • Gregory Itzin, diễn viên người Mỹ (s. 1948)
    • Larry Storch, diễn viên người Mỹ (s. 1923)
  • 9 tháng 7
    • L. Q. Jones, diễn viên và đạo diễn người Mỹ (s. 1927)
    • Barbara Thompson, nghệ sĩ saxophone và nhà soạn nhạc jazz người Anh (s. 1944)
    • András Törőcsik, cầu thủ bóng đá người Hungary (s. 1955)
  • 10 tháng 7:
    • Nguyễn Hữu Hạ, Trung tướng Việt Nam (s. 1949)
    • Gil Burford, vận động viên khúc côn cầu trên băng người Mỹ (s. 1924)
    • Anvar Chingizoglu, nhà sử học và dân tộc học người Azerbaijan (s. 1962)
    • Hirohisa Fujii, nhà kinh tế và chính trị gia Nhật Bản (s. 1932)
    • Juan Roca Brunet, vận động viên bóng rổ người Cuba và huy chương đồng Olympic (s. 1950)
  • 11 tháng 7:
    • Víctor Benítez, cầu thủ bóng đá người Peru (s. 1935)
    • Joseph Mittathany, là một Giám mục người Ấn Độ của Giáo hội Công giáo Rôma (s. 1931)
    • José Guirao, chính trị gia, nhà quản lý văn hóa và chuyên gia nghệ thuật người Tây Ban Nha (s. 1959)
    • Monty Norman, nhà soạn nhạc, nhạc sĩ và ca sĩ người Anh (s. 1928)
  • 13 tháng 7: Charlotte Valandrey, nữ diễn viên và nhà văn Pháp (s. 1968)
  • 14 tháng 7:
    • Eugenio Scalfari, chính trị gia và nhà báo người Ý (s. 1924)
    • Ivana Trump, nữ doanh nhân người Mỹ gốc Séc, nhân vật truyền thông và người mẫu (s. 1949)
    • Francisco Morales Bermúdez, Tổng thống thứ 59 của Peru (s. 1921)
  • 15 tháng 7: Aleksandr Kozlov, cầu thủ bóng đá Nga (s. 1993)
  • 16 tháng 7:
    • Georgs Andrejevs, chính trị gia người Latvia (s. 1932)
    • Herbert W. Franke, nhà khoa học và nhà văn người Áo (s. 1927)
  • 17 tháng 7:
    • Eric Flint, nhà văn và biên tập viên người Mỹ (s. 1947)
    • Francesco Rizzo, cầu thủ bóng đá Ý (s. 1943)
  • 18 tháng 7
    • Ottavio Cinquanta, quản lý thể thao người Ý (s. 1938)
    • Claes Oldenburg, nhà điêu khắc người Mỹ gốc Thụy Điển (s. 1929)
  • 19 tháng 7: Tô Văn Lai, là người sáng lập ra hãng băng đĩa của người gốc Việt lớn nhất ở hải ngoại là Thúy Nga Paris (s. 1937)
  • 20 tháng 7: Peter Inge, Nam tước Inge, sĩ quan quân đội Anh (s. 1935)
  • 21 tháng 7: Uwe Seeler, cầu thủ bóng đá người Đức (s. 1936)
  • 22 tháng 7: David Moores, chủ tịch danh dự của Liverpool F.C. (s. 1946)
  • 23 tháng 7:
    • Bhisadej Rajani, Hoàng gia Thái Lan (s. 1922)
    • Bob Rafelson, đạo diễn, nhà sản xuất và biên kịch phim người Mỹ (s. 1933)
  • 24 tháng 7:
    • Janina Altman, nhà hóa học người Ba Lan-Israel, nhà văn và là người sống sót sau thảm họa Holocaust (s. 1931)
    • David Warner, diễn viên người Anh (s. 1941)
    • Neil Hague, cầu thủ bóng đá Anh (s. 1949)
  • 25 tháng 7:
    • Yoko Shimada, nữ diễn viên Nhật Bản (s. 1953)
    • Knuts Skujenieks, nhà báo, dịch giả và nhà thơ người Latvia (s. 1936)
    • Paul Sorvino, diễn viên người Mỹ (s. 1939)
    • David Trimble, chính trị gia Bắc Ireland, người đoạt Giải Nobel Hòa bình (s. 1944)
  • 26 tháng 7:
    • Thích Tịnh Không, Hòa thượng Đài Loan (s. 1927)
    • Anne-Marie Garat, nhà văn Pháp (s. 1946)
    • James Lovelock, nhà môi trường học người Anh (s. 1919)
    • Marit Paulsen, nhà báo và chính trị gia người Thụy Điển gốc Na Uy (s. 1939)
  • 27 tháng 7:
    • Mary Alice, nữ diễn viên người Mỹ (s. 1936)
    • Bernard Cribbins, diễn viên và ca sĩ người Anh (s. 1928)
    • Yelizaveta Dementyeva, vận động viên đua thuyền nước rút người Nga và nhà vô địch Olympic (s. 1928)
    • Tony Dow, diễn viên và đạo diễn truyền hình người Mỹ (s. 1945)
  • 28 tháng 7:
    • Pietro Citati, nhà văn và nhà phê bình văn học người Ý (s. 1930)
    • József Kardos, cầu thủ bóng đá người Hungary (s. 1960)
    • Terry Neill, cầu thủ và quản lý bóng đá Bắc Ireland (s. 1942)
  • 29 tháng 7:
    • Emmie Chanika, nhà hoạt động nhân quyền người Malawi (s. 1956)
    • Juris Hartmanis, nhà khoa học máy tính người Latvia (s. 1928)
  • 30 tháng 7:
    • Pat Carroll, nữ diễn viên và diễn viên hài người Mỹ (s. 1927)
    • Nichelle Nichols, nữ diễn viên người Mỹ (s. 1932)
  • 31 tháng 7:
    • Vadim Bakatin, chính trị gia và sĩ quan tình báo Nga (s. 1937)
    • Hubertus Leteng, Giám mục Công giáo La Mã Indonesia (s. 1959)
    • Fidel Ramos, Tổng thống thứ 12 của Philippines (s. 1928)
    • Bill Russell, cầu thủ và huấn luyện viên bóng rổ người Mỹ (s. 1934)
    • Oleksiy Vadaturskyi, doanh nhân Ukraina (s. 1947)
    • Ayman al-Zawahiri, Tiểu vương thứ 2 của Al-Qaeda (s. 1951)

Tháng 8[sửa | sửa mã nguồn]

  • 1 tháng 8:
    • Ilinka Mitreva, chính trị gia người Macedonia (s. 1950)
    • Carlos Blixen, cầu thủ bóng rổ người Uruguay và huy chương đồng Olympic (s. 1936)
    • Hugo Fernández, cầu thủ và nhà quản lý bóng đá người Uruguay (s. 1945)
  • 2 tháng 8:
    • Vin Scully, vận động viên thể thao người Mỹ (s. 1927)
    • David Bawden, là công dân Hoa Kỳ được bầu chọn là Giáo hoàng theo Chủ nghĩa Mật nghị (s. 1959)
  • 3 tháng 8
    • Ng Boon Bee, vận động viên cầu lông Malaysia và huy chương bạc Olympic (s. 1937)
    • Andrejs Rubins, cầu thủ bóng đá người Latvia (s. 1978)
    • Villiam Vecchi, cầu thủ bóng đá Ý (s. 1948)
    • Jackie Walorski, chính trị gia người Mỹ (s. 1963)
    • Raymond Damadian, bác sĩ và nhà phát minh người Mỹ (s. 1936)
  • 4 tháng 8: Margot Eskens, ca sĩ người Đức (s. 1939)
  • 5 tháng 8:
    • Jô Soares, diễn viên hài người Brazil và người dẫn chương trình trò chuyện (s. 1938)
    • Judith Durham, ca sĩ người Úc (s. 1943)
    • Clu Gulager, diễn viên người Mỹ (s. 1928)
    • Issey Miyake, nhà thiết kế thời trang Nhật Bản (s. 1938)
  • 6 tháng 8: Carlo Bonomi, diễn viên và chú hề người Ý (s. 1937)
  • 7 tháng 8:
    • Ezekiel Alebua, Thủ tướng thứ 3 của Quần đảo Solomon (s. 1947)
    • Anatoly Filipchenko, nhà du hành vũ trụ người Nga (s. 1928)
    • Bill Graham, Thủ lĩnh thứ 50 của phe đối lập Canada (s. 1939)
    • David McCullough, nhà sử học và nhà văn người Mỹ (s. 1933)
    • Roger E. Mosley, diễn viên người Mỹ (s. 1938)
    • Rostislav Václavíček, cầu thủ bóng đá người Séc và nhà vô địch Olympic (s. 1946)
  • 8 tháng 8:
    • Olivia Newton-John, ca sĩ và diễn viên người Úc (s. 1948)
    • Zofia Posmysz, nhà báo, tiểu thuyết gia người Ba Lan và là người sống sót sau thảm họa Holocaust (s. 1923)
    • Jozef Tomko, hồng y Công giáo La Mã Slovak (s. 1924)
  • 9 tháng 8
    • Raymond Briggs, nhà văn và họa sĩ minh họa người Anh (s. 1934)
    • Alberto Orzan, cầu thủ bóng đá Ý (b. 1931)
    • Nikolay Slyunkov, thứ 18 Bí thư thứ nhất của Đảng Cộng sản (1983-1987). (s. 1929)
  • 10 tháng 8
    • Fernando Chalana, cầu thủ và huấn luyện viên người Bồ Đào Nha (s. 1959)
    • Hushang Ebtehaj, nhà thơ người Đức gốc Iran (s. 1928)
    • Vesa-Matti Loiri, diễn viên, nhạc sĩ và diễn viên hài Phần Lan (s. 1945)
    • Đoạn Nghĩa Phu, Nhà địa lý người Mỹ gốc Hoa (s. 1930)
    • Billy Legg, Cựu cầu thủ bóng đá Anh (s. 1948)
  • 11 tháng 8
    • Michael Badnarik, kỹ sư phần mềm, nhà hoạt động chính trị và người dẫn chương trình radio người Mỹ (s. 1954)
    • Manuel Ojeda, diễn viên Mexico (s. 1940)
    • Jean-Jacques Sempé, họa sĩ biếm họa người Pháp (s. 1932)
    • József Tóth, cầu thủ và huấn luyện viên người Hungary (s. 1951)
  • 12 tháng 8:
    • Claudio Garella, cầu thủ bóng đá Ý (s. 1955)
    • Anne Heche, diễn viên Mỹ (s. 1969)

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

Related Posts