Cách xác định môi trường axit bazo

HOC247 xin giới thiệu đến quý thầy cô giáo và các em học sinh Bài tập chuyên đề Axit – Bazơ – Muối. pH của dung dịch môn Hóa học 11 năm 2021, tài liệu sẽ giúp các em luyện tập, làm quen các dạng đề đồng thời đối chiếu kết quả, đánh giá năng lực bản thân từ đó có kế hoạch học tập phù hợp. Mời các em cùng tham khảo!

I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

1. Axit – bazơ – chất lưỡng tính

Quan điểm của A-rê-ni-ut

Quan điểm của Bronstêt

Axit là chất khi tan trong nước phân li ra H+.

Bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra OH-.

Hiđroxit lưỡng tính: là chất khi tan trong nước vừa phân li ra H+, vừa phân li ra OH-.

Axit là chất nhường proton (H+). Bazơ là chất nhận proton.

Chất lưỡng tính: là chất vừa có khả năng nhường, vừa có khả năng nhận proton.

Axit – bazơ – chất lưỡng tính theo Bronstêt

Axit

Bazơ

Chất lưỡng tính

– Axit cũ: HCl, HNO3, H2SO4, …

– Cation kim loại của bazơ yếu: Mg2+, Al3+, Fe2+, … và NH4+.

– Gốc axit của axit mạnh: HSO4-

– Bazơ cũ: NaOH, KOH, …

– Gốc axit của axit yếu không còn H: CO32-, SO32-, S2-, PO43-,…

– Oxit, hiđroxit lưỡng tính: Al2O3, Al(OH)3, ZnO, Zn(OH)2, …

– Gốc axit của axit trung bình và yếu còn H: HCO3-, HSO3-, HS-, H2PO4-, …

– Muối tạo thành từ axit yếu và bazơ yếu: (NH4)2CO3, CH3COONH4, …

– H2O.

2. Muối

– KN: là hợp chất khi tan trong nước phân li ra cation kim loại (hoặc NH4+) và anion gốc axit.

– Phân loại: Muối trung hòa, muối axit, muối kép, muối ngậm nước, …

3. Sự điện li của nước. Môi trường dung dịch

– Tích số ion của nước: Ở 25 oC, trong dung dịch ta luôn có: [OH-].[H+] = 10-14.

– [H+] = [OH-] = 10-7M: Môi trường trung tính.

– [H+] > [OH-] hay [H+] > 10-7M: Môi trường axit.

– [H+] < [OH-] hay [H+] < 10-7M: Môi trường bazơ.

4. pH và pOH: pH = -lg[H+]; pOH = -lg[OH-]; pH + pOH = 14.

5. Thang pH

6. Sự thủy phân muối

– Muối tạo bởi Axit mạnh + Bazơ yếu ⇒ Môi trường axit (pH < 7)

– Muối tạo bởi Axit yếu + Bazơ mạnh ⇒ Môi trường bazơ (pH > 7)

– Muối tạo bởi Axit mạnh + Bazơ mạnh ⇒ Môi trường trung tính (pH = 7)

– Muối tạo bởi Axit yếu + Bazơ yếu ⇒ Tùy từng trường hợp.

II. BÀI TẬP MINH HỌA

Câu 1: Cho các chất: HCl, NaOH, Al(OH)3, H3PO4, NaHCO3, KHSO4, NH4NO3, Ba(OH)2, Zn(OH)2, K2CO3, Ba(NO3)2, Ba(HS)2, Na2HPO4. Phân loại các chất trên vào bảng sau cho phù hợp với quan điểm của Areniut?

Hướng dẫn giải

Axit

Bazơ

Hiđroxit lưỡng tính

Muối trung hòa

Muối axit

HCl, H3PO4.

NaOH, Ba(OH)2.

Al(OH)3, Zn(OH)2.

NH4NO3, K2CO3, Ba(NO3)2.

NaHCO3, KHSO4, Ba(HS)2, Na2HPO4.

Câu 2: Hãy sắp xếp các phân tử và ion sau vào các nhóm axit, bazơ và chất lưỡng tính: HCO3-, CO32-, H2CO3, H2SO3, HSO3-, SO32-, Mg(OH)2, Cu2+, Al(OH)3, Al3+, HS-, H3PO4, HSO4-, NH4+, PO43-, ZnO.

Hướng dẫn giải

Axit: H2CO3, H2SO3, Cu2+, A3+, H3PO4, HSO4-, NH4+.

Bazơ: CO32-, SO32-, Mg(OH)2, PO43-.

Chất lưỡng tính: HCO3-, HSO3-, Al(OH)3, ZnO.

Câu 3: Cho các chất: Na2SO4, NaHCO3, Al2(SO4)3, Al2O3, (NH4)2SO4, KHSO3, Na2CO3, Al, Zn(OH)2, Ba(HS)2, K2HPO4, (NH4)2CO3, (NH4)2SO3. Những chất lưỡng tính bao gồm?

Hướng dẫn giải

NaHCO3, Al2O3, KHSO3, Zn(OH)2, Ba(HS)2, K2HPO4, (NH4)2CO3, (NH4)2SO3.

Câu 4: Hãy sắp xếp các dung dịch sau vào các nhóm có: pH < 7, pH = 7, pH > 7: CuCl2, Fe(NO3)3, K2SO4, K2S, AgNO3, K3PO4, Al2(SO4)3, NaCl, NH4Cl, Na2CO3, NaHSO4, HCl, KOH.

Hướng dẫn giải

pH < 7: CuCl2, Fe(NO3)2, AgNO3, Al2(SO4)3, NH4Cl, NaHSO4, HCl.

pH = 7: K2SO4, NaCl.

pH > 7: K2S, K3PO4, Na2CO3, KOH.

III. LUYỆN TẬP

Câu 1: Dung dịch chất nào sau đây làm xanh quỳ tím?

A. HCl. B. Na2SO4. C. NaOH. D. KCl.

Câu 2: Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím hóa đỏ?

A. HCl. B. K2SO4. C. KOH. D. NaCl.

Câu 3: Dung dịch chất nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím?

A. HCl. B. Na2SO4. C. Ba(OH)2. D. HClO4.

Câu 4: Chất nào dưới đây là chất lưỡng tính?

A. Fe(OH)3. B. Al. C. Zn(OH)2. D. CuSO4.

Câu 5: Hợp chất nào sau đây có tính lưỡng tính?

A. Al(OH)3. B. Ba(OH)2. C. Fe(OH)2. D. Cr(OH)2.

Câu 6: Chất nào sau đây không có tính lưỡng tính?

A. Na2CO3. B. (NH4)2CO3. C. Al(OH)3. D. NaHCO3.

Câu 7: Chất nào sau đây có tính lưỡng tính?

A. Na2CO3. B. H2SO4. C. AlCl3. D. NaHCO3.

Câu 8: Chất nào sau đây là muối axit?

A. NaNO3 B. CuSO4. C. Na2CO3 D. NaH2PO4.

Câu 9: Chất nào sau đây là muối axit?

A. KNO3. B. NaHSO4. C. NaCl. D. Na2SO4.

Câu 10: Chất nào sau đây là muối trung hòa?

A. K2HPO4. B. NaHSO4. C. NaHCO3. D. KCl.

Câu 11: Chất nào sau đây là muối axit?

A. KCl. B. CaCO3. C. NaHS. D. NaNO3.

Câu 12: Dung dịch nào sau đây có pH > 7?

A. NaCl. B. NaOH. C. HNO3. D. H2SO4.

Câu 13. Dung dịch nào sau đây có pH < 7?

A. BaCl2. B. KOH. C. HNO3. D. Ba2SO4.

Câu 14. Dung dịch nào sau đây có pH = 7?

A. NaCl. B. NaOH. C. HNO3. D. H2SO4.

Câu 15: Theo thuyết A-rê-ni-ut, kết luận nào sao đây là đúng?

A. Một hợp chất trong thành phần phân tử có hiđro là axit.

B. Một hợp chất trong thành phần phân tử có nhóm OH là bazơ.

C. Một hợp chất có khả năng phân li ra cation H+ trong nước là axit.

D. Một bazơ không nhất thiết phải có nhóm OH trong thành phần phân tử.

Câu 16: Dung dịch chất nào sau đây hòa tan được Al(OH)3?

A. H2SO4. B. NaCl. C. Na2SO4. D. KCl.

Câu 17: Chất nào sau đây tác dụng được với dung dịch HCl?

A. MgCl2. B. BaCl2. C. Al(NO3)3. D. Al(OH)3.

Câu 18: Dãy gồm các axit 2 nấc là:

A. HCl, H2SO4, H2S, CH3COOH. B. H2CO3, H2SO3, H3PO4, HNO3.

C. H2SO4, H2SO3, HF, HNO3. D. H2S, H2SO4, H2CO3, H2SO3.

Câu 19: Chọn các chất là hiđroxit lưỡng tính trong số các hiđroxit sau:

A. Zn(OH)2, Fe(OH)2. B. Al(OH)3, Cr(OH)2. C. Zn(OH)2, Al(OH)3. D. Mg(OH)2, Fe(OH)3.

Câu 20: Đối với dung dịch axit yếu CH3COOH 0,10M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào về nồng độ mol ion sau đây là đúng?

A. [H+] = 0,10M. B. [H+] < [CH3COO-].

C. [H+] > [CH3COO-]. D. [H+] < 0,10M.

Câu 21: Đối với dung dịch axit mạnh HNO3 0,10M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào về nồng độ mol ion sau đây là đúng?

A. [H+] = 0,10M. C. [H+] > [NO3-]. B. [H+] < [NO3-]. D. [H+] < 0,10M.

Câu 22: Trong số các dung dịch có cùng nồng độ 0,1M dưới đây, dung dịch chất nào có giá trị pH nhỏ nhất?

A. NaOH. B. HCl. C. H2SO4. D. Ba(OH)2.

Câu 23: Các dung dịch NaCl, NaOH, NH3, Ba(OH)2 có cùng nồng độ mol, dung dịch có pH lớn nhất là

A. NaOH. B. Ba(OH)2. C. NH3. D. NaCl.

Câu 24: Cho các muối sau: NaHSO4, NaHCO3, Na2SO4, Fe(NO3)2. Số muối thuộc loại muối axit là

A. 0. B. 1. C. 2. D. 3.

Câu 25: Cho các hiđroxit sau: Mg(OH)2, Zn(OH)2, Al(OH)3, Fe(OH)2, Sn(OH)2, Pb(OH)2, Fe(OH)3, Cr(OH)3, Cr(OH)2. Số hiđroxit có tính lưỡng tính là

A. 6. B. 3. C. 4. D. 5.

Câu 26 (A.07): Cho dãy các chất: Ca(HCO3)2, NH4Cl, (NH4)2CO3, ZnSO4, Al(OH)3, Zn(OH)2. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là

A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.

Câu 27 (C.08): Cho các dung dịch có cùng nồng độ: Na2CO3 (1), H2SO4 (2), HCl (3), KNO3 (4). Giá trị pH của các dung dịch được sắp xếp theo chiều tăng từ trái sang phải là:

A. (3), (2), (4), (1). B. (4), (1), (2), (3). C. (1), (2), (3), (4). D. (2), (3), (4), (1).

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bài tập chuyên đề Axit – Bazơ – Muối. pH của dung dịch môn Hóa học 11 năm 2021. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

Related Posts