Công thức tính m3 gỗ, ván, bê tông, nước, đất, cát chuẩn dễ hiểu nhất

Trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu thông tin và kiến thức về Công thức tính m3 hay nhất được tổng hợp bởi chúng tôi

Video Công thức tính m3

Trong quá trình thi công nhà ở và thiết kế nội thất không thể không tính đến m3 các loại nguyên vật liệu sản xuất. Vậy công thức tính m3 như thế nào là chính xác? Cùng Trạm bê tông tươi tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây!

Công thức tính m3 (mét khối)

Công thức tính m3 gỗ như sau: Chiều dài x chiều rộng x độ dày = m3.

Ví dụ một khối gỗ có các kích thước:

  • Chiều dài: 1m
  • Chiều rộng: 1m
  • Độ dày: 1m

Khi đó ta sẽ có: 1m x 1m x 1m = 1m3.

Công thức tính m3 trong xây dựng
Công thức tính m3 trong xây dựng

Cách tính m3 gỗ

Lấy ví dụ một khối gỗ có các kích thước cụ thể như sau thì có bao nhiêu thanh gỗ?

  • Chiều dài: 150cm
  • Chiều rộng: 5cm
  • Chiều dày: 2cm

Cách tính:

Khối gỗ này có: 150 x 5 x 2 = 1500m3.

Vậy số thanh gỗ trong khối gỗ này là: 1.000.000 : 1500 = 666,67 tức 667 thanh gỗ.

Thử lại: (150 x 5 x 2 x 667) : 1.000.000 = 1,0005 tương đương 1 khối gỗ.

Công thức tính m3 gỗ xẻ

Gỗ xẻ là loại gỗ có dạng hộp dài nên việc tính toán khối lượng khá đơn giản bằng phương pháp tính thể tích hình hộp.

Công thức:

V = l x b x h (Đơn vị: m3)

Trong đó:

  • V là tổng thể tích (khối lượng) của gỗ xẻ
  • l : chiều dài ván gỗ xẻ (m)
  • b : chiều rộng ván gỗ xẻ (m)
  • h : độ rộng của ván gỗ xẻ (m)

Dựa trên các quy định trong tính toán để làm tròn số cho phép tính này.

Công thức tính m3 gỗ tròn

Để tính được mét khối gỗ tròn ta áp dụng công thức: S x L (S là tiết diện, L là chiều dài)

S = R x R x 3.1416 (m2) (R là bán kính hình trụ)

Trong tường hợp khúc gỗ có kích thước hai đầu không bằng nhau thì S = S1/2 + S2/2 (S1, S2 là tiết diện hai đầu khúc gỗ)

Công thức tính m3 gỗ hình tròn
Công thức tính m3 gỗ hình tròn

Công thức tính m3 ván

Công thức:

V = H x a x b

Trong đó:

  • H là chiều cao của khối gỗ ván
  • a là chiều rộng các mặt cắt của ván
  • b là chiều dài cả khối gỗ

Công thức tính m3 đất

Giả sử có một cái ao rộng 100m2, chiều cao 1m tính từ đáy ao lên thì cần bao nhiêu m3 đất để san lấp?

Công thức tính lúc này sẽ là: Dài x rộng x cao (m3)

Ví dụ: Chiều dài 20m, rộng 5m, cao 1m công thức tính m3 cát chính xác là:

  • Dài x Rộng = 20 x5 = 100m2
  • V (diện tích) x H (chiều cao) = 100 × 1 = 100m3

Như vậy với những con số diện tích như trên thì cần 100m3 đất cho công trình san lấp đất đổ. Trong đó nếu đào ao thì đó là m3 đặc còn nếu đổ xuống ao thì đó là m3 rỗng.

Công thức tính m3 gỗ hình vuông

V = H x a x a

Trong đó:

  • H là chiều dài khối gỗ vuông
  • a là cạnh của khối gỗ vuông

Công thức tính m3 gỗ hình chữ nhật

Việc tính toán mét khối gỗ hình chữ nhật cũng không quá khó khăn bởi nó cũng mang hình trụ dài tương tự với khối gỗ vuông nhưng tiết diện là hình chữ nhật.

Công thức tính:

V = H x a x b (m3)

Trong đó:

  • H là chiều cao khối gỗ (m)
  • a : chiều rộng tiết diện hình chữ nhật của khối gỗ (m)
  • b : chiều dài tiết diện hình chữ nhật của khối gỗ (m)

Công thức tính m3 bê tông

Các công thức tính m3 cơ bản trong một căn nhà như sau:

Cách tính thể tích hình hộp chữ nhật

Công thức: V = a x b x h

Ví dụ: Tính thể tích của dầm có các kích thước sau: chiều rộng 200mm, chiều dài 3000mm và chiều cao 600mm.

Vậy thể tích của dầm là: V = 0.2 x 3 x 0.6 = 0.36 (m3)

Như vậy để đổ bê tông dầm đó hết khoảng 0.36m3 bê tông. Thực ra thể tích của thép chiếm không đáng kể so với lượng bê tông rơi vãi.

Cách tính khối lượng bê tông tươi cho 1m2 sàn

Để tính được khối lượng bê tông tươi cho 1m2 sàn trước tiên ta tính thể tích khối đổ theo công thức sau: Vbt = D x R x h

Trong đó:

  • Vbt là thể tích của bê tông
  • D : chiều dài của hạng mục (sân, đường,sàn,…)
  • R : chiều rộng của khối đổ
  • h : chiều cao hoặc chiều dày của hạng mục

Công thức tính m3 nước

Khi tính m3 nước sẽ có nhiều trường hợp khác nhau. Bạn cần xác định đúng trường hợp của mình để áp dụng công thức sao cho đúng nhé!

Tính khối lượng nước tròn hộp hình vuông, hình chữ nhật:

V = Chiều dài x chiều rộng x độ sâu

Tính khối lượng nước trong hộp hình tròn

V = Bán kính x bán kính x độ sâu x pi

Tính khối lượng nước không có hình dáng xác định:

Với những trường hợp không có hình dạng cụ thể như trên bạn có thể tính độ sâu bằng cách tính trung bình cộng của độ sâu tối đa và độ sâu tối thiểu.

Độ sâu trung bình = (Độ sâu ở chỗ cuối nông + độ sâu ở chỗ cuối sâu)/2

Khối lượng nước hình chữ nhật = Chiều dài x chiều rộng x độ sâu trung bình

Công thức tính m3 bê tông móng cọc

Dưới đây là cách tính bê tông móng cọc cụ thể của một công trình cho bạn dễ tham khảo. Phần móng cọc sẽ bao gồm hai phần:

  • Phần 1: Đài móng kích thước: 700x700x600mm. Trong hình ảnh được để màu đen
  • Phần 2: Dầm móng có mặt cắt là 300x600mm. Màu trắng

Tính thể tích đài móng cọc

Trong bản vẽ này chúng ta chỉ có 2 đài móng là đài ĐC 1 và đài ĐC 2: cả 2 đài chỉ khác nhau về kích thước. Chúng ta sẽ có tổng thể tích bê tông của 2 đài như sau:

Bản vẽ chi tiết đài móng và dầm móng
Bản vẽ chi tiết đài móng và dầm móng
  • ĐC 1: 0.7*0.7*0.7*10 = 3.43 m3
  • ĐC 2: 1*0.6*0.7*8 = 3.36 m3

Tính thể tích bê tông dầm móng

Trong bản vẽ chi tiết chúng tôi có ghi khá rõ kích thước của dầm móng và số lượng. Áp dụng công thức tính m3 bê tông chúng ta sẽ có các kết quả như sau:

1 GM1: 1.368 GM4 1.0872 TM2 0.07216 2 GM5 6.4224 GM3 1.8027 BT1-1 0.24552 3 GM6 1.44 GM8 0.49896 BT1-2 0.35244 4 GM7 0.8217 GM9 0.5016 CC1 0.13068 5 GM2 1.602 TM1 1.95316 MG1-1 0.2002

Theo bảng trên ta có tổng thể tích của bê tông giằng móng là 18.49 khối. Như vậy khi đổ bê tông móng bạn phải cần đến 25.28 m3 bê tông để đổ móng. Qua đây ta mới thấy được việc đổ bê tông móng cọc tốn như thế nào so với các loại móng đơn khác.

Định nghĩa bê tông trong xây dựng

Bê tông là hỗn hợp được tạo nên từ các loại cốt liệu thô (đá, sỏi), cốt liệu mịn (cát, đá mạt,..), các chất kết dính (xi măng, nước, phụ gia) theo một tỷ lệ nhất định để tạo thành vật liệu xây dựng có độ bền chắc, khó có thể phá vỡ.

Bê tông là hỗn hợp cát, nước, xi măng cùng một số phụ gia khác được trộn lại theo một tỷ lệ nhất định
Bê tông là hỗn hợp cát, nước, xi măng cùng một số phụ gia khác được trộn lại theo một tỷ lệ nhất định

Bê tông bao gồm: bê tông tươi, bê tông nhựa, bê tông asphalt, bê tông polyme và một số loại bê tông đặc biệt khác.

Bê tông được sử dụng vô cùng rộng rãi trong nhiều công trình kiến trúc khác nhau.

Làm sao để sử dụng bê tông đúng cách?

Việc sử dụng bê tông trong xây dựng không còn xa lạ gì hiệ nay. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách sử dụng bê tông sao cho đúng cách giúp phát huy tối đa tác dụng của bê tông trong việc đảm bảo độ bền vững, chắc chắn cho công trình. Bê tông trong trường hợp sử dụng sai cách thậm chí còn có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng cũng như là gây tốn kém chi phí xây dựng. Chính vì thế khi sử dụng bê tông bạn cần lưu ý những điều sau:

Tránh để bê tông bị nứt bề mặt

Thành phần chính của bê tông bao gồm xi măng, đá, cát và nước. Trong quá trình đông cứng vữa xi măng bị co ngót, cường độ thấp nên không thể chống lại hiệu ứng do ứng suất tạo ra sẽ dẫn đến tình trạng nứt bề mặt bê tông. Hoặc khi đổ bê tông vào ngày gió, phần bề mặt bị đông cứng làm bê tông co ngót không đều cũng sẽ dẫn đến nứt bề mặt.

Cách tốt nhất để tránh hiện tượng nứt bề mặt bê tông chính là tuân thủ các bước đổ bê tông trong các giai đoạn trước, trong và quá trình bảo dưỡng sau khi đổ.

Tiến hành kiểm tra chất lượng ngay tại công trình

Việc tiến hành đánh giá, kiểm tra chất lượng của hỗn hợp bê tông tại các công trình là tương đối giống nhau. Có hai cách để kiểm tra chất lượng bê tông là:

Cách 1: Ép mẫu bê tông ở 28 ngày ninh kết

Đơn vị cung cấp bê tông cần tiến hành lấy mẫu và ép mẫu bê tông để kiểm tra, đánh giá chất lượng bê tông có đạt so với cam kết hay không.

Cách 2: Khoan trực tiếp bê tông tại công trình để kiểm tra

Phương pháp kiểm tra này có độ hiệu quả và chính xác khá cao. Sau quá trình ninh kết bê tông, bạn có thể khoan dấu một vị trí để lấy mẫu và gửi đi kiểm tra, giám định chất lượng của bê tông.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây của Trạm bê tông tươi, bạn sẽ hiểu rõ hơn về công thức tính m3 vật tư cát, gỗ, nước,… trong xây dựng để có thể tự mình tính toán được khối lượng các nguyên vật liệu cho công trình của mình một cách chính xác, đầy đủ nhất.

Trạm bê tông tươi là đơn vị cung cấp bê tông tươi uy tín, chất lượng hàng đầu hiện nay với đội ngũ kỹ sư, công nhân chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm cùng với hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại cam kết sẽ mang đến cho bạn những công trình đạt chất lượng tốt nhất, bền vững và an toàn nhất.

Liên hệ với chúng tôi:

Website: Trambetongtuoi.com

Hotline: 0923.575.999

Email: [email protected]

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *