Phát huy dân chủ trong các cơ quan Trung ương – Một số vấn đề đặt ra

Qua bài viết này Askanswerswiki xin chia sẻ với các bạn thông tin và kiến thức về Dân phát huy dân chủ hay nhất và đầy đủ nhất

Nội dung thực hiện và phát huy dân chủ đã được Đảng ta nêu tại Đại hội VI (1986): “Trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc”, xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động”([2]) và tiếp tục được đề cập tại Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng từ khóa VII đến khóa XII. Đặc biệt, vấn đề phát huy dân chủ tiếp tục được khẳng định tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII: “Tiếp tục cụ thể hóa, hoàn thiện thể chế thực hiện dân chủ… bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Thực hiện đúng đắn, hiệu quả dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện, đặc biệt là dân chủ ở cơ sở. Thực hiện tốt, có hiệu quả phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng””([3]).

Đảng ta và Bác Hồ luôn xác định thực hành dân chủ trong Đảng có ý nghĩa quyết định đối với phát triển dân chủ trong tổ chức và hoạt động của cả hệ thống chính trị gắn với dân chủ hóa toàn bộ đời sống xã hội, có dân chủ mới có đồng thuận xã hội, có đồng thuận xã hội mới tạo ra sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Nội dung phát huy dân chủ được Đảng ta quy định rất rõ, bảo đảm thật sự tự do tư tưởng trong sinh hoạt đảng, khuyến khích và tôn trọng sự suy nghĩ độc lập, sáng tạo, thảo luận, tranh luận dân chủ nhằm phát huy trí tuệ của toàn Đảng, của từng cán bộ, đảng viên trong việc chuẩn bị các nghị quyết và tổ chức thực hiện nghị quyết. Trong đại hội đảng các cấp, trong các hội nghị của Đảng, mỗi đảng viên đều có quyền thảo luận, bàn bạc, tham gia các công việc của Đảng, phê bình, chất vấn các cán bộ, đảng viên khác, được trình bày hết ý kiến của mình, có quyền bảo lưu ý kiến hoặc đề xuất ý kiến lên các cơ quan cấp trên cho đến Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng…

Ảnh: Đại biểu phát biểu góp ý kiến tại Hội nghị quán triệt, triển khai Quy định số 34-QĐ/TW ngày 14/10/2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của đảng ủy đơn vị sự nghiệp Trung ương

Việc phát huy dân chủ trong các tổ chức nhà nước thời gian qua đã có nhiều chuyển biến, tiến bộ. Quốc hội có những đổi mới quan trọng, từ bầu cử đại biểu Quốc hội đến hoàn thiện về cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động, làm tốt hơn chức năng lập pháp, công tác giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Để nâng cao chất lượng các văn bản pháp luật, Quốc hội đã có nhiều hình thức để lấy ý kiến góp ý, như tổ chức hội thảo, tọa đàm, phát phiếu… Trước và sau mỗi kỳ họp Quốc hội đều tổ chức tiếp xúc cử tri để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị của cử tri cả nước. Sau tiếp xúc đều tổng hợp, phân tích những kiến nghị xác đáng để yêu cầu Chính phủ chỉ đạo giải quyết theo thẩm quyền.

Phát huy dân chủ trong các tổ chức chính trị – xã hội cũng có nhiều tiến bộ, thể chế thực thi các quyền dân chủ của nhân dân từng bước được xác lập và cụ thể hóa. Nhiều văn bản tạo cơ sở pháp lý phát huy quyền làm chủ của các tầng lớp nhân dân được Quốc hội thông qua, như Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật Công đoàn, Luật Thanh niên, Luật Trưng cầu ý dân… Những bảo đảm dân chủ về quyền và nghĩa vụ, lợi ích, trách nhiệm của các chủ thể trong xã hội được luật hóa cụ thể hơn và từng bước thực hiện có kết quả; nhiều chủ trương, biện pháp đã phát huy vai trò tích cực, chủ động của nhân dân, đẩy mạnh quá trình dân chủ hóa xã hội.

Như vậy, có thể khẳng định: Thực hiện và phát huy dân chủ là nhiệm vụ rất quan trọng. Việc thực hiện dân chủ và phát huy dân chủ ở các cơ quan Trung ương lại càng quan trọng. Thành công hoặc hạn chế trong thực hiện và phát huy dân chủ ở các cơ quan Trung ương (nơi tham mưu hoạch định các chủ trương, đường lối, chính sách và tổ chức điều hành, quản lý ở tầm vĩ mô) đều có những tác động tích cực hoặc tiêu cực đến hiệu quả thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn của cơ quan, đơn vị. Phát huy dân chủ trong các cơ quan Trung ương có tác động vô cùng lớn đối với đất nước, trực tiếp góp phần vào việc ổn định xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân vào chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Trong thời gian qua, các cấp ủy đảng, lãnh đạo các cơ quan Trung ương đã quan tâm triển khai, thực hiện dân chủ và phát huy quyền làm chủ, sự đóng góp trí tuệ của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ chuyên môn được giao, góp phần xây dựng đảng bộ, cơ quan, đơn vị trong sạch, vững mạnh. Việc thực hiện dân chủ ở cơ sở đã tạo ra bầu không khí dân chủ, cởi mở hơn, thực hiện tốt hơn quyền làm chủ của cán bộ, đảng viên và quần chúng, từ đó tạo thêm động lực thúc đẩy việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… trên mỗi lĩnh vực công tác của cán bộ, đảng viên trong các cơ quan Trung ương; đẩy mạnh cải cách hành chính, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, quyết liệt trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; đổi mới, sắp xếp và kiện toàn tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Các cơ quan, đơn vị tiếp tục sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các nội quy, quy chế phù hợp với quy định của pháp luật. Việc thực hiện và phát huy dân chủ trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập ở Trung ương đã làm chuyển biến về ý thức và phong cách làm việc của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan Trung ương, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; đồng thời tạo sự đồng thuận trong cơ quan, đơn vị, góp phần phòng ngừa và hạn chế khiếu kiện, khiếu nại; ngăn chặn và đẩy lùi tiêu cực, lãng phí, tham nhũng, giúp cơ quan, đơn vị ổn định, phát triển.

Bên cạnh những ưu điểm, việc thực hiện, phát huy dân chủ trong hoạt động của các cơ quan Trung ương cũng còn một số hạn chế, bất cập. Nhận thức về dân chủ và xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa còn chưa đầy đủ và hệ thống, chưa lý giải và làm sáng tỏ kịp thời nhiều vấn đề do thực tiễn đặt ra, chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa dân chủ và kỷ luật, kỷ cương; chưa coi trọng đúng mức phát triển các hình thức dân chủ trực tiếp. Hiện nay, vẫn có một bộ phận cán bộ, đảng viên nhận thức về dân chủ còn phiến diện, nhất là thực hành dân chủ trong Đảng. Có người cho rằng dân chủ trong Đảng thì đảng viên được tự do phát ngôn và tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng quan điểm riêng của mình. Một số người đối lập dân chủ với tập trung, tách rời việc phát huy sáng kiến, sáng tạo của đảng viên với việc thực hiện kỷ luật, giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong Đảng. Một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức và người lao động chưa ý thức được thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan, đơn vị là quyền và nghĩa vụ của mình và cho rằng đây chỉ là trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan. Cấp ủy, thủ trưởng một số cơ quan, đơn vị chưa thật sự quan tâm chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện dân chủ, có biểu hiện phó mặc cho bộ phận thường trực, giúp việc, như bộ phận tổ chức, công đoàn cơ quan; chưa quan tâm đến việc xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ quan, đơn vị. Việc tổ chức kiểm tra thực hiện dân chủ chưa thường xuyên, nhiều nơi chưa đưa vào chương trình làm việc của cấp ủy, lãnh đạo cơ quan, đơn vị. Xây dựng và thực hiện dân chủ tại nhiều cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp chưa thật gắn với việc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, củng cố tổ chức, bộ máy nhà nước và các tổ chức chính trị – xã hội. Hoạt động của Ban thanh tra nhân dân chưa được phát huy, phương pháp hoạt động còn nhiều lúng túng, nội dung hoạt động còn chung chung chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Việc tham gia ý kiến của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động vào các quy định, quy chế có liên quan trực tiếp đến quyền lợi của mình chưa được chủ động, còn tâm lý ngại va chạm…

Hiện nay, vấn đề phát huy dân chủ trong các cơ quan Trung ương chưa được tổng kết, nghiên cứu thấu đáo trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền, kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Từ những hạn chế, bất cập đã nêu trên đặt ra một số vấn đề cần giải quyết để thực hiện tốt hơn việc thực hiện và phát huy dân chủ trong các cơ quan Trung ương:

Thứ nhất, thực hiện dân chủ trong hoạt động của các cơ quan Trung ương phải chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ.

Trong quản lý hành chính nhà nước, tập trung nhằm đảm bảo quyền lực nhà nước vào chủ thể quản lý để điều hành, chỉ đạo việc thực hiện chính sách, pháp luật một cách thống nhất. Trong khi đó, dân chủ hướng tới việc mở rộng quyền cho đối tượng quản lý nhằm phát huy trí tuệ tập thể trong hoạt động quản lý, phát huy khả năng tiềm tàng của đối tượng quản lý trong quá trình thực hiện chính sách, pháp luật. Cả hai yếu tố này phải có sự phối hợp một cách đồng bộ, chặt chẽ trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Nhưng nếu chỉ có sự lãnh đạo tập trung mà không mở rộng quyền dân chủ thì sẽ tạo điều kiện cho các hành vi lạm quyền, lộng quyền phát triển. Ngược lại, không có sự lãnh đạo tập trung thống nhất sẽ dẫn đến tình trạng tùy tiện, vô chính phủ, cục bộ.

Vấn đề đặt ra là việc thực hiện dân chủ tại các cơ quan, đơn vị hiện nay phải có giải pháp để tập trung – dân chủ được đảm bảo đúng theo ý nghĩa vốn có của nó để có thể phát huy cao nhất quyền làm chủ của cán bộ, công chức, viên chức và người dân. Nguyên tắc tập trung dân chủ là “sự” tập trung “một cách” dân chủ. Nguyên tắc này thể hiện sự tập trung trên cơ sở dân chủ chân chính, kết hợp sáng tạo với sự thực hiện, chấp hành nghiêm chỉnh và tinh thần trách nhiệm, ý thức kỷ luật cao. Theo đó, trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, phải phân định những vấn đề thuộc thẩm quyền tập thể, những nhiệm vụ, quyền hạn thuộc thẩm quyền của người đứng đầu. Những vấn đề thuộc thẩm quyền tập thể thì thiểu số phục tùng đa số nhưng thiểu số có quyền bảo lưu ý kiến, đa số cũng cần xem xét, tham khảo ý kiến của thiểu số để kiểm tra tính đúng đắn trong quyết định của mình. Những vấn đề cá nhân có quyền quyết định thì cá nhân phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Thứ hai, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa đảm bảo quyền dân chủ của cán bộ, công chức, viên chức với nguyên tắc làm việc theo chế độ thủ trưởng cho thỏa đáng.

Trong thực tế hiện nay, cơ quan Trung ương đang làm việc theo chế độ thủ trưởng. Thực hiện hoạt động quản lý theo chế độ thủ trưởng nhằm đảm bảo tính chịu trách nhiệm của cá nhân người ra quyết định, tính quyết đoán, kịp thời, thống nhất của hoạt động quản lý. Nhưng nguyên tắc hoạt động này cũng dễ dẫn đến sự chuyên quyền, độc đoán làm hạn chế quyền dân chủ của cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan, đơn vị.

Vấn đề đặt ra là cần phải có quy định, hướng dẫn cụ thể để thực hiện hài hòa giữa đảm bảo quyền dân chủ của cán bộ, công chức, viên chức với nguyên tắc làm việc theo chế độ thủ trưởng. Trước hết, người đứng đầu cơ quan, đơn vị cần phải nhận thức rõ việc thực hiện dân chủ trong cơ quan, đơn vị là một thiết chế hỗ trợ rất hiệu quả cho công tác quản lý, điều hành công việc. Không nên nhìn nhận việc thực hiên dân chủ như là một đối trọng về lợi ích trong quản lý điều hành, hoạt động của cơ quan, đơn vị. Thực hiện dân chủ cơ sở tốt sẽ là công cụ giám sát có hiệu quả chính bản thân cơ quan, đơn vị, đảm bảo thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, cảnh báo sớm những sai phạm có thể xảy đến với các quyết định của người đứng đầu hoặc trong quá trình tổ chức triển khai công tác của cơ quan, đơn vị. Đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, cần nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn về quan hệ giữa quyền lợi và nghĩa vụ, trách nhiệm của mình. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được Nhà nước bảo đảm các quyền lợi theo quy định của pháp luật, được thực thi quyền làm chủ trong cơ quan, đơn vị. Đồng hành với những quyền lợi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động phải tuân thủ pháp luật, kỷ luật, kỷ cương, các quy định của cơ quan, đơn vị. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động chỉ được làm những gì pháp luật cho phép.

Thứ ba, phát huy hiệu quả hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân trong các cơ quan Trung ương.

Thực tế cho thấy, tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân trong các cơ quan Trung ương thời gian qua chưa thực sự phát huy hết được chức năng, nhiệm vụ theo quy định và những kết quả đạt được vẫn còn rất hạn chế. Điều này xuất phát từ nguyên nhân chủ yếu do Ban Thanh tra nhân dân chịu sự chi phối mạnh mẽ bởi các quyết định của thủ trưởng (quyền lợi trong công việc hàng ngày; kinh phí hoạt động của Ban Thanh tra…). Như vậy việc tổ chức Ban Thanh tra nhân dân trong cơ quan chưa đảm bảo rõ tính độc lập, khó có thể thực hiện được đúng bản chất của hoạt động giám sát và trên thực tế hiệu lực của hoạt động giám sát của Ban thanh tra nhân dân trong cơ quan, đơn vị quá yếu so với các chủ thể thực hiện quyền giám sát khác.

Vấn đề đặt ra là phải khắc phục tính hình thức trong hoạt động của Ban thanh tra nhân dân, bảo đảm đây thực sự là công cụ giám sát có hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ quan, đơn vị. Theo đó, phải thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về hoạt động Ban Thanh tra nhân dân tại cơ sở, tập trung vào: Các nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thanh tra nhân dân quy định tại Điều 66, 67 Luật Thanh tra năm 2010; Hướng dẫn 1271/HD-TLĐ ngày 07/8/2017 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, đặc biệt là Nghị định 159/2016/NĐ-CP năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Thanh tra về tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra Nhân dân trong đó nêu rõ phương pháp, quy trình thực hiện nhiệm vụ của Ban Thanh tra nhân dân. Ngoài ra, việc chọn lựa những người có uy tín, có trách nhiệm, có tinh thần xây dựng, vì lợi ích chung, dám bảo vệ cái đúng và dám phê bình, đấu tranh những biểu hiện tiêu cực, sai phạm vào Ban Thanh tra nhân dân là điều hết sức cần thiết. Củng cố, phát huy vai trò, trách nhiệm của Ban Thanh tra nhân dân, cũng chính là góp phần làm trong sạch bộ máy công quyền, ngăn ngừa, giảm bớt những sai phạm, tiêu cực.

Thứ tư, phát huy trách nhiệm cụ thể trong việc thực hiện dân chủ của cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan Trung ương.

Thực trạng ở các cơ quan Trung ương hiện nay, vẫn có một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức nhận thức về dân chủ và thực hiện dân chủ còn phiến diện. Có người cho rằng dân chủ là được tự do phát ngôn và tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng quan điểm riêng của mình. Ngược lại, có một bộ phận lại hiểu dân chủ một cách cứng nhắc, coi dân chủ như là phương tiện để đạt đến sự tập trung, không muốn cấp dưới độc lập suy nghĩ, tìm tòi khoa học, đồng nhất khoa học với chính trị, đồng nhất ý kiến nghiên cứu, trao đổi với quan điểm, đường lối của Đảng. Một số người đối lập dân chủ với tập trung, tách rời việc phát huy sáng kiến, sáng tạo của cán bộ, công chức, viên chức với việc thực hiện kỷ luật, giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong cơ quan, đơn vị.

Vấn đề đặt ra là cần phải có cơ chế phát huy được trách nhiệm cụ thể của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện dân chủ ở các cơ quan Trung ương. Theo đó, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong thực hiện dân chủ ở cơ sở: phải đảm bảo đúng trách nhiệm của mình trong thực hiện dân chủ trong quản lý và điều hành hoạt động của cơ quan, đơn vị; trong quản lý, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức. Khi cán bộ, công chức, viên chức đăng ký được gặp và có nội dung, lý do cụ thể thì bố trí thời gian thích hợp để gặp và trao đổi; chỉ đạo việc cung cấp đầy đủ, kịp thời những thông tin, tài liệu, cách thức tổ chức thực hiện, trách nhiệm thực hiện và trách nhiệm giải trình những nội dung công việc trong cơ quan, đơn vị… Mặt khác, kiên quyết xử lý cán bộ, công chức, viên chức có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, vi phạm kỷ luật, vi phạm quy chế dân chủ.

Thứ năm, tiếp tục hoàn thiện, cụ thể hóa thể chế chung về dân chủ thành quy định phù hợp với đặc điểm của từng cơ quan, đơn vị.

Hiện nay, đa số các cơ quan chưa xây dựng được các quy định về quy chế phát ngôn, quy chế chi tiêu nội bộ, quy định về thanh tra nhân dân, quy định về quyền tham gia… của người lao động trong cơ quan, đơn vị. Đặc biệt, thiếu những chế tài để xử lý tập thể, cá nhân lợi dụng dân chủ gây mất ổn định, ảnh hưởng đến sự đoàn kết thống nhất trong cơ quan; không công khai các chế độ, chính sách đối với người lao động…

Vấn đề đặt ra là các cơ quan Trung ương cần xây dựng các quy định nhằm cụ thể hóa những quy định chung về thực hiện dân chủ. Các quy định này phải phù hợp với pháp luật của Nhà nước và được nhất trí thông qua bởi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị. Theo đó, các văn bản quy định về dân chủ cơ sở cần được bổ sung thêm các chế tài về việc thực hiện quy chế đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị cũng như cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khi không thực hiện đúng các nội dung mà quy chế dân chủ quy định nhằm đảm bảo cho quy chế dân chủ ở cơ sở được thực hiện nghiêm minh, đúng quy định.

Related Posts

tamilstar hotmoza.tv adult video indian
broken marriage vow may 31 full episode compinoy.com maynilad water interruption
xxnx video com alfatube.mobi isis sex videos
futa cbt hentai madhentai.net hentai daietsu
xxnx sex video vegasmpegs.mobi animal and girl xnxx
vargin sex videos roxtube.mobi gonzoo xxx
xxx com bengali tubefury.mobi karnatak sex
henatai rape xxlhentai.net best rape hentai
الشراميط kentaweb.com نيك مضيفة طيران
tapsee pannu sex video tubenza.mobi tamil mami xvideos
oumi shinano hentaihost.org naruto henti
tamil play hindiporno.net antisexvideos
free indian sex scandels hindipornmovies.org real indian rape sex
セーラー服動画 freejavstreaming.net miaa-167
bollywood actress sexy photo newbigtube.mobi bf janwar