Este trong môi trường axit

Dưới đây là bài viết tổng hợp lý thuyết este và các bài tập vận dụng mà Kiến Guru muốn chia sẻ tới bạn đọc. Bài viết gồm 2 phần chính : phần lý thuyết và bài tập. Lý thuyết được Kiến tổng hợp đầy đủ và chi tiết từ cấu tao, phân loại cho tới danh pháp hay tính chất vật lý. Phần bài tập là các bài tập cơ bản giúp bạn đọc hiểu sâu hơn về este. Mời các bạn đọc cùng tham khảo bài viết:

I.Tổng hợp lý thuyết este lipit

1.Cấu tạo, phân loại este

a. Cấu tạo

Khi ta thay nhóm -OH ở trong nhóm cacboxyl của axit cacboxylic bằng nhóm -OR thì sẽ được este.

Este đơn giản có công thức cấu tạo như sau:

Este là dẫn xuất của axit cacboxylic. Một vài dẫn xuất khác của axit cacboxylic có công thức cấu tạo như sau:

b. Phân loại:

Este no, đơn chức:

Công thức phân tử: CmH2mO2 hay CnH2n + 1COOCn’H2n’ + 1

Với m ≥ 2; m = n + n’ + 1; n ≥ 0, n’ ≥ 1.

Este không no, đơn chức:

Este đa chức

+ Tạo bởi axit đơn chức và rượu đa chức có dạng: (RCOO)mR’ (nếu gốc R’ là gốc glixerol thì este có dạng lipit (RCOO)3C3H5 với R là gốc axit béo).

+ Tạo bởi axit đa chức và rượu đơn chức có dạng:

R(COOR’)n (n ≥ 2; R ≥ 0).

+) Tạo bởi axit đa chức R(COOH)n và rượu đa chức R’(OH) có dạng Rm(COO)nmR’n.

Nếu m = n thì tạo este vòng có dạng R(COO)nR’.

2. Danh pháp

Tên este = Tên của gốc hiđrocacbon R’ + tên của anion gốc axit (đuôi at)

– Tên 1 số gốc axit thường gặp:

HCOOH: Axit Fomic ⇒ HCOO-: Fomat

CH3COOH: Axit Axetic ⇒ CH3COO-: Axetat

CH2=CHCOOH: Axit Acrylic ⇒ CH2=CHCOO-: Acrylat

C6H5COOH: Axit Benzoic ⇒ C6H5COO-: Benzoat

– Tên gốc R’:

CH3-: metyl; C2H5-: etyl; CH2=CH-: Vinyl

Ví dụ

a. Với ancol đơn chức R’OH:

Tên este = tên của gốc hidrocacbon R’+ tên của gốc axit (đổi đuôi ic thành at)

Ví dụ:

CH3COOC2H5: etyl axetat

CH2=CH-COO-CH3: metyl acrylat

b. Với ancol đa chức:

Tên este = tên của ancol + tên của gốc axit

Ví dụ: (CH3COO)2C2H4: etylenglicol điaxetat

c. Với axit đa chức

Gọi theo tên riêng của từng este.

Ví dụ: C3H5(COOC17H35)3: tristearin (C17H35COOH: axit stearic)

3. Khái niệm, phân loại của Lipit

a. Khái niệm

Lipit là các hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống và không hòa tan trong nước nhưng chúng tan trong các dung môi hữu cơ không có khả năng phân cực như: ete, cloroform, xăng dầu.

b. Phân loại

c.Cấu tạo

– Lipit là este của glixerol cùng với các axit béo thì sẽ hay gọi là glixerit.

ly-thuyet-este-06

Hoặc C3H5(OCOR)3 (khi R1 ≡ R2 ≡ R3)

– Các axit béo trong thành phần chất béo, thường:

+) Có mạch cacbon không nhánh.

+) Tổng số nguyên tử cacbon là số chẵn (16,18,…).

– Chất béo chứa các gốc axit béo no (mỡ động vật) thường ở dạng rắn, còn chất béo chứa các gốc axit không no (dầu thực vật) ở dạng lỏng.

– Chất béo không tan trong nước, nhẹ hơn nước, nhưng tan được trong các dung môi hữu cơ như benzen, rượu,…

– Chất béo động vật

– Chất béo thực vật

– Một số chất béo thường gặp:

II.Bài tập vận dụng lý thuyết este

1. Phương pháp giải bài tập este

Bài 1: Dãy nào sau đây được xếp đúng theo trật tự nhiệt độ sôi của các chất tăng dần?

ly-thuyet-este-08

Hướng dẫn:

Để so sánh nhiệt độ sôi của các hợp chất hữu cơ thì:

– Trước hết phải so sánh những hợp chất có khả năng tạo liên kết hidro (liên kết hidro liên phân tử) và độ bền của các liên kết này.

– Những hợp chất không tạo được liên kết hidro thì phải so sánh phân tử khối của chúng.

Bài 2: Cho glixerol (glixerin) tác dụng với hỗn hợp hai axit béo C17H35COOH và C15H31COOH thì số loại trieste được tạo ra tối đa là:

A. 6 B. 3 C. 5 D. 8

Hướng dẫn:

Vì có 2 loại glixerit đơn giản và 4 loại phức tạo gồm glixerit có hai gốc axit R1 và 1 gốc axit R2; loại gồm hai gốc axit R2 và một gốc axit R1 (trong mỗi loại này gồm hai loại khác nhau là hai gốc axit giống nhau ở kế cận nhau và hai gốc axit giống nhau không kế cận nhau).

Đáp án A

Bài 3: Câu nào sau đây sai?

A. Chất béo ở điều kiện thường là chất rắn

B. Chất béo nhẹ hơn nước.

C. Chất béo không tan trong nước, tan trong các dung môi hữu cơ

D. Chất béo có nhiều trong tự nhiên.

Hướng dẫn:

Chất béo ở điều kiện thường , có thể là chất rắn (tristearin) hoặc chất lỏng (triolein)

Đáp án: A

2. Bài tập vận dụng hóa 12 este

Câu 1: Hợp chất este là

A. CH3CH2Cl. B. HCOOC6H5.

C. CH3CH2NO3. D. C2H5COOH.

Hướng dẫn:

Nhóm chức của este là – COOR (R là gốc hiđrocacbon ) → HCOOC6H5 là este

Đáp án B

Câu 2: Chất không phải là este là

A. HCOOCH=CH2. B. HCOOCH3.

C. CH3COOH. D. CH3COOCH3.

Hướng dẫn:

Nhóm chức của este là -COOR (R là gốc hiđrocacbon) → HCOOCH = CH2, HCOOCH3, CH3COOCH3 đều là este → Loại đáp án A, B, D

→ CH3COOH không là este

Đáp án C

Câu 4: Công thức tổng quát của este no, đơn chức, mạch hở là

A. CnH2nO (n ≥ 1). B. CnH2nO2(n ≥ 1).

C. CnH2nO2(n ≥ 2). D. CnH2nO3(n ≥ 2).

Hướng dẫn:

Công thức tổng quát của este no, đơn chức, mạch hở là CnH2nO2 (n ≥ 2)

Đáp án C

Trên đâu là toàn bộ lý thuyết este cũng như các bài tập vận dụng lý thuyết. Mong rằng bài viết sẽ giúp ích ít nhiều cho bạn đọc hiểu chi tiết, đầy đủ hơn cũng như giúp ích trong việc giải nhanh các bài tập về este. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm nhiều bài viết khác trên trang của Kiến Guru. Chúc các bạn học tập thật tốt.

Related Posts