Giao an hoat dong ngoai troi 5-6 tuoi

GIÁO ÁN

HỘI GIẢNG CHÀO MỪNG NGÀY 20/11

Năm học 2020 – 2021

HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

Quan sát có mục đích: Cây vú sữa

Trò chơi vận động: Kéo co

Chơi tự do: Chơi với sỏi, nước; chơi với lá cây; ,sâu vòng; in màu; xếp nắp chai; đồ chơi ngoài trời;…

Đối tượng: Lớp mẫu giáo 5 – 6 Tuổi A2

Thời gian: 40-45 phút

Ngày soạn : 10/11/2020

Ngày dạy: 13/11/2020

Người dạy : Nguyễn Thị Lương

I . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Kiến thức:

– Trẻ nhận biết và gọi tên 1 số loại cây

– Biết tên gọi,đặc điểm đặc trưng và ích lợi của cây vú sữa

– Trẻ biết chơi trò chơi “ Kéo co”.

– Trẻ biết chơi một số trò chơi: Cắp cua bỏ giỏ , in hoa, xếp hình,và chơi với nguyên vật liệu sẵn có.

2.Kỹ năng:

– Phát triển ngôn ngữ, tư duy cho trẻ

– Rèn trẻ kỹ năng quan sát, nhanh nhẹn, khéo léo; sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, mạch lạc; kỹ năng hoạt động theo nhóm và cá nhân.

– Củng cố kĩ năng in đồ, xếp…..

3. Thái độ:

– Trẻ tư tin nói được điều mình thích, không thích, những điều trẻ có thể làm được

– Trẻ vui vẻ và hứng thú tham gia vào hoạt động, chọn trò chơi và đồ chơi theo ý thích

– Củng cố kĩ năng in đồ, xếp…..

– Trẻ có ý thức lấy và cất đồ chơi đúng nơi quy định, giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường

II / CHUẨN BỊ:

1. Địa điểm :

– Khu vui chơi của trường, các đồ chơi, phương tiên cho trẻ chơi các trò chơi phù với với nội dung đã lựa chọn.

2. Đối với cô và trẻ

– Trang phục gọn gàng, phù hợp, các khu vực chơi, đồ dùng cho trẻ chơi.

III / TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Tên hoạt động

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1, Ổn định gây hứng thú

– Cô tập trung trẻ, kiểm tra sĩ số, sức khỏe của trẻ, trang phục, quần áo, giầy dép. (Nếu trẻ nào mệt cô có thể cho trẻ ngồi xem và quan sát các bạn chơi).

– Cho trẻ cảm nhận về thời tiết, khí hậu

– Trẻ điểm danh, trả lời về sức khỏe của bản thân.

– Trẻ cảm nhận và nhận xét về thời tiết thực tế của buổi hoạt động.

2, Nội dung bài mới

2.1. Quan sát có mc đích: Quan sát cây vú sữa

– Cô hỏi trẻ: Các con đang đứng ở đâu?

– Cho trẻ quan sát xem trong sân trường có cây gì?

– Với buổi hoạt động ngoài trời hôm nay bạn nào có ý tưởng quan sát gì nào?

– Hôm nay cô và các con sẽ cùng quan sát cây vú sữa nhé!

– Cho trẻ ra quan sát cây vú sữa

Hỏi trẻ:

+ Cô có một loại cây có nguồn gốc từ câu chuyện cổ tích nói về tình yêu thương vô tận của người mẹ dành cho người con, dù đến lúc chết người vẫn để lại những dòng sữa ngọt ngào nuôi lớn con, chính từ tình mẫu tử thiêng liêng đó người ta gọi cây này là cây gì?

+ Bạn nào có nhận xét gì về đặc điểm của cây vú sữa?

+ Đây là gì? Còn đây là gì? Cây có nhiều cành không?

+ Ngoài ra cây còn có gì nữa? Lá cây có màu gì? Lá có hình gì?

+ Các con nhìn xem thân cây vú sữa cong hay thẳng? Vỏ như thế nào?

+ Ngoài thân, cành, lá ra cây vú sữa còn có gì nữa nhỉ?( Có hoa, có quả )

+ Qủa có hình gì?………

+ Các con có biết trồng cây vú sữa để làm gì không?

=> Người ta trồng cây để cho không khí mát mẻ trong lành và môi trường trong sạch đẹp, ngoài ra lấy bóng mát và ăn quả đấy các con ạ. Vậy để cây luôn tươi tốt chúng ta phải làm gì?

-> Giáo dục trẻ biết chăm sóc bảo về cây.

2.2. Chơi t do

– Hôm nay cô thấy các con học rất ngoan cô đã chuẩn bị rất nhiều đồ chơi các con có muốn chơi không?

– Cô cho trẻ đi thăm quan các nhóm chơi

– Tập trung trẻ hỏi trẻ con di tham quan ở các nhóm chơi con thấy những gì? thích chơi ở nhóm nào? Con chơi trò chơi gì?

– Để buổi chơi thành công chúng mình phải chơi như thế nào?

=>Giao dục trẻ.

– Cô cho trẻ về nhóm chơi theo ý thích của trẻ.

( Cô bao quát, đến các nhóm gợi mở, giúp đỡ trẻ làm theo ý tưởng của trẻ)

– Sau khi trẻ chơi, cô tập trung trẻ, cho trẻ nói lên những sản phẩm mà trẻ đã tạo được trong khi chơi

Cô động viên, khen ngợi, tuyên dương trẻ

– Khi trẻ chơi cô quan sát, hướng dẫn, theo dõi để đảm bảo an toàn cho trẻ

– Cho trẻ chơi các trò chơi theo hứng thú của trẻ

.- Khi trẻ chơi cô bao quát, theo dõi quá trình chơi, chơi cùng trẻ để đảm bảo an toàn cho trẻ

– Gần hết giờ cô đến các nhóm bao quát và nhận xét nhóm chơi của trẻ nhắc nhở trẻ thu dọn, cất đồ chơi chỗ mình vừa tham gia chơi.

– Giáo dục trẻ: cất đồ chơi đúng nơi quy định, giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường

2.3. Trò chơi vn động: “ Kéo co”

– Cô giới thiệu trò chơi: “ Kéo co”

– Gợi hỏi trẻ cách chơi, luật chơi

– Cô khái quát lại cách chơi và luật chơi cho trẻ nắm rõ sau đó cho trẻ chơi 1-2 lần

– Trẻ quan sát và nói vị trí trẻ đang đứng

– Cây xà cừ, cây thiết mộc lan, vú sữa…

– 2-3 trẻ nêu ý kiến ( quan sát cây xà cừ, cây vú sữa,…)

– Trẻ đưa ra nhận xét của mình

– Trẻ tới địa điểm quan sát

– Cây vú sữa ạ

– 2-3 trẻ nêu ý kiến( có thân cây, cành cây, lá cây)

– Thân , cành ạ, nhiều cành ạ

– Lá ạ, lá màu xanh ạ……

– Thẳng ạ, vỏ sần sùi

– Rễ cây ạ, hoa , quả

– Qủa hình tròn ạ

– Lấy bóng mát và ăn quả ạ

– Trẻ lắng nghe

– Chăm sóc và bảo vệ cây ạ

– Trẻ đi thăm quan các nhóm chơi cùng cô

– 3,4 bạn trả lời cô…..

– Chơi đoàn kết, nhẹ ngàng không tranh giành đồ chơi của nhau ạ

– Trẻ lắng nghe

– Trẻ về nhóm chơi

+ Nhóm 1: In đồ bằng lá cây, xếp hình ngôi nhà đồ dùng gia đình.

+ Nhóm 2: Làm con vật tự tạo bằng lá cây, làm vòng.

+ Nhóm 3: Chơi với sỏi, nước….

+ Nhóm 4: Chơi đan tết….

+ Nhóm 5: Chơi đồ chơi ngoài trời

– Trẻ thực hiện chơi tạo các sản phẩm theo ý thích

– Trẻ nói lên những sản phẩm mà trẻ đã tạo được trong khi chơi

– Trẻ hứng thú tham gia vào trò chơi………

– Trẻ lắng nghe, trả lời và quan sát

– Trẻ lắng nghe

– Trẻ lắng nghe cô giới thiệu trò chơi: “ kéo co”

– 1-2 trẻ trả lời:

– Trẻ lắng nghe và tham gia chơi……….

3. Kết thúc

– Cô tập trung trẻ lại nhận xét, rút kinh nghiệm cho buổi chơi sau tốt hơn

– Cho trẻ xếp hàng điểm lại sĩ số, cho trẻ đi rửa tay và cho trẻ vào lớp.

– Trẻ lắng nghe

– Trẻ xếp hàng, rửa tay, vào lớp

Nguyễn Thị Lương

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *