Giấy Báo Có Của Ngân Hàng Là Gì?

Nếu bạn là người hoạt động kinh doanh trên thị trường hiện nay thì chắc hẳn phải nắm rõ những kiến thức cơ bản về giấy báo có của ngân hàng. Đây được biết tới là một loại giấy chứng từ kế toán rất quan trọng đối với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu không phải là người hoạt động kinh doanh thì khó có thể hiểu rõ về loại giấy tờ này. Vậy giấy báo có của ngân hàng là gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.

Giấy báo có của ngân hàng là gì?

Giấy báo có của ngân hàng là gì? Hiểu một cách đơn giản, giấy báo có của ngân hàng chính là chứng từ xác nhận số tiền từ người khác hoặc từ nơi khác chuyển đến số tài khoản của bạn. Tuy nhiên, không phải tài khoản nào cũng được ngân hàng cung cấp loại giấy chứng từ này. Chỉ với những tài khoản thường xuyên giao dịch số tiền lớn như công ty, doanh nghiệp,…mới được ngân hàng cung cấp giấy chứng từ.

Giấy báo có của ngân hàng là gì?

Trên giấy báo có của ngân hàng sẽ có đầy đủ thông tin quan trọng về số tiền biến động cũng như thời gian chuyển tiền. Do đó, có thể nói rằng, giấy báo có của ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Đây sẽ là bằng chứng để chứng minh rằng giao dịch đã được thực hiện thành công và nhân viên của công ty phải thu thập đầy đủ giấy báo để đảm bảo an toàn cho công ty của mình.

Phân biệt giấy báo có và giấy báo nợ

Chỉ cần thông qua cái teent hôi chúng ta cũng có thể nhận thấy sự khác biệt giữa 2 loại giấy tờ này.

Như đã được tìm hiểu ở trên, giấy báo có chính là chứng từ xác nhận về giao dịch mỗi khi tài khoản có biến động. Loại giấy tờ này cũng cung cấp đầy đủ thông tin về người nhận, người trả và mục đích trả.

Giấy báo có và giấy báo nợ của ngân hàng là hai loại giấy tờ khác nhau được sử dụng để thông báo tới chủ tài khoản

Giấy báo có và giấy báo nợ của ngân hàng là hai loại giấy tờ khác nhau được sử dụng để thông báo tới chủ tài khoản

Còn đối với giấy báo nợ lại hoàn toàn khác. Giấy báo nợ được hiểu là loại giấy tờ được ngân hàng dùng để thông báo đã trích một khoản tiền từ tài khoản của công ty hoặc của bạn. Ngân hàng chỉ đưa giấy báo nợ khi công ty cần thanh toán một khoản nợ đã ra lệnh chi hay một khoản phí mà ngân hàng phải thu theo quy định trước đó.

Nói một cách dễ hiểu thì giấy báo có chính là giấy tờ thông báo tài khoản có tiền còn giấy báo nợ chính là giấy tờ thông báo tài khoản đã bị trừ tiền.

Xem thêm:

Ký cược, ký quỹ là gì? Tìm hiểu chi tiết về ký cược, ký quỹ

Tài khoản 141 là gì? Phương pháp hạch toán tài khoản 141

Hướng dẫn ghi giấy báo có của ngân hàng

Giấy báo có là một chứng từ quan trọng trong ngành kế toán hiện nay. Chính vì thế, đòi hỏi các kế toán viên cần phải có trách nhiệm, kiến thức đầy đủ về loại giấy tờ này để có thể làm báo cáo kế toán một cách chính xác cho công ty.

Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều ngân hàng đang hoạt động và mỗi ngân hàng thì đều có giấy báo có khác nhau. Tuy nhiên, chúng chỉ khác nhau về cách thiết kế bên ngoài còn nội dung thì gần như giống nhau. Do đó, bạn có thể tham khảo thông tin dưới đây để ghi giấy báo có của ngân hàng thật chuẩn xác nhé. Cụ thể như sau:

  • Thông tin về công ty/ tài khoản của bạn: Tên công ty, số tài khoản ngân hàng của bạn
  • Tên chủ tài khoản ngân hàng
  • Thông tin về giao dịch chuyển tiền vào tài khoản
  • Thời gian giao dịch, ghi rõ ngày tháng năm và giờ giao dịch
  • Số tiền giao dịch trong tài khoản và loại tiền
  • Ngân hàng phát lệnh và ngân hàng giữ tài khoản
  • Người chuyển
  • Nội dung giao dịch
  • Chữ ký của kiểm soát viên và giao dịch viên cung cấp giấy báo có

Hướng dẫn ghi giấy báo có của ngân hàng chuẩn xác và đầy đủ nhất

Hướng dẫn ghi giấy báo có của ngân hàng chuẩn xác và đầy đủ nhất

Mẫu giấy báo có của các ngân hàng hiện nay

Giấy báo có là chứng từ quan trọng, do đó chúng phải được làm theo mẫu quy định của ngân hàng nhà nước. Trong đó, bắt buộc phải có những thông tin như sau:

Số hiệu chứng từ

Giấy báo có của ngân hàng phải có chi tiết đầy đủ tên gọi và số hiệu chứng từ. Lưu ý, tên gọi giấy báo có thường được viết in hoa và phải đặt ở giữa tờ giấy. Số hiệu chứng từ hay số giao dịch sẽ được đặt ở góc trên cùng bên tay phải. Thông tin số hiệu này là duy nhất và độ chính xác phải được đảm bảo.

Ngày/tháng/năm

Ngày tháng năm lập giấy chứng từ là vô cùng quan trọng. Chúng biểu hiện thời gian phát sinh giao dịch. Do đó, chúng thường được viết ở giữa, ngay dưới tên chứng từ và được viết theo định dạng dd/mm/yyyy.

Tên đơn vị lập chứng từ

Trên giấy báo có của ngân hàng phải có chi tiết tên và chi nhánh ngân hàng cấp giấy báo có. Không chỉ vậy, logo của ngân hàng cũng sẽ xuất hiện ở góc bên trái chứng từ. Dưới logo thì phải viết rõ tên của ngân hàng và dưới ngân hàng là chi nhánh cấp giấy.

Tên đơn vị nhận chứng từ

Tên đơn vị nhận chứng từ thường được viết chính giữa giấy, ngay dưới tên đơn vị lập chứng từ và được viết sau chữ “Kính gửi” nhằm thể hiện sự trang trọng. Tên đơn vị nhận chứng từ phải được viết đầy đủ cả họ và tên đối với cá nhân. Còn với doanh nghiệp thì tên cần đầy đủ theo tên đã đăng ký kinh doanh. Ngoài ra, cần phải có mã số thuế được ghi kèm ở phía bên dưới.

Nội dung giao dịch

Nội dung giao dịch chính là thông báo của ngân hàng đến với đơn vị nhận chứng từ khi tài khoản có biến động. Dưới mã số thuế sẽ là dòng chữ “Hôm nay, chúng tôi xin báo đã ghi có tài khoản của quý khách với nội dung”. Phần nội dung tiếp theo sẽ là nội dung chuyển khoản của khách hàng.

Số tài khoản giao dịch

Số tài khoản giao dịch chính là số tài khoản của khách hàng. Trên giấy báo có của ngân hàng phải ghi thật chính xác số tài khoản này để tránh xảy ra nhầm lẫn.

Số tiền giao dịch

Số tiền giao dịch phải ghi thật chính xác và cẩn thận, thậm chí kể cả số tiền lẻ đến mấy cũng cần phải được ghi rõ từng đồng. Số tiền sẽ được viết dưới cả hai định dạng là bằng số và bằng chữ ở phần phía dưới.

Chữ ký người lập phiếu

Giấy báo có của ngân hàng hay bất kỳ loại giấy tờ nào liên quan tới ngân hàng cũng đều cần có chữ ký của người lập phiếu và người liên quan. Tại mẫu giấy báo có của ngân hàng, người lập phiếu chính là giao dịch viên và kiểm soát. Bên cạnh đó, nếu chi nhánh ngân hàng nào không có giao dịch viên thì chuyên viên phụ trách doanh nghiệp sẽ là người ký thay vị trí giao dịch viên. Còn giám đốc chi nhánh sẽ ký thay kiểm soát viên.

Dấu của ngân hàng

Dấu treo của ngân hàng cũng là phần vô cùng quan trọng trong mẫu giấy báo có. Sau khi giấy báo có được in ra, ký tên đầy đủ thì người phụ trách cần phải đóng dấu đỏ của chi nhánh lên vị trí góc trái của ngân hàng để xác nhận giấy hợp lệ. Nếu tờ giấy báo có không được đánh dấu thì sẽ được xem là không hợp lệ.

Sau khi hoàn thành xong tất cả các thông tin trên, mẫu giấy báo có của ngân hàng mới được hoàn chỉnh.

Bạn có thể tham khảo một số hình ảnh về mẫu giấy báo có của các ngân hàng ở dưới đây:

Mẫu giấy báo có của ngân hàng Vietinbank

Mẫu giấy báo có của ngân hàng Vietinbank

Mẫu giấy báo có của ngân hàng BIDV

Mẫu giấy báo có của ngân hàng BIDV

Mẫu giấy báo có của ngân hàng ACB

Mẫu giấy báo có của ngân hàng ACB

Trên đây là toàn bộ những thông tin mà chúng tôi muốn gửi tới các bạn trong bài viết ngày hôm nay từ tncnonline.com.vn. Mong rằng các bạn đã có thêm thật nhiều thông tin bổ ích và biết được giấy báo có của ngân hàng là gì. Cảm ơn các bạn đã chú ý theo dõi!

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *