Sơn La đi đâu chơi gì?

Bạn là người đam mê khám phá, thích những cung đường hay thích những cảnh hoang sơ núi đồi thì không thể bỏ qua Sơn La, Cùng askanswerswiki xem đi đâu chơi gì nhé!

Sơn La đi đâu chơi gì?

Bản Thung Cuông (Thông Cuông)

Bản Thông Cuông mùa cải trắngBản Thông Cuông mùa cải trắng Thung Cuông (Thông Cuông) là một bản người Mông nằm giữa 2 xã Đông Sang của Mộc Châu và Xuân Nha của Vân Hồ (một huyện mới thành lập, được tách ra từ Mộc Châu). Đường dẫn vào Thung Cuông với 2 bên là những thung lũng cải trắng mênh mông được trồng dày đặc. Đây cũng là một trong những điểm chụp ảnh cưới yêu thích của các bạn trẻ.

Bản Pa Phách

Bản Ba Phách mua hoa mận Mộc Châu Bản Ba Phách mùa hoa mận trắng. Ảnh internet

Pa Phách là bản của người Mông thuộc xã Đông Sang, phía tây Mộc Châu (Sơn La). Pa Phách lọt giữa thung lũng và khá tách biệt với thế giới bên ngoài bởi đường xá khó khăn. Có lẽ vì thế mà nơi đây dù cách thị trấn không xa nhưng vẫn còn nguyên nét hoang sơ. Những ngày xuân này, nơi đây bừng sáng bởi màu trắng tinh khôi của những bông hoa mận.

Đường đi: Đường lên Pa Pách khá khó khăn ,vượt qua liên tiếp những con dốc dựng đứng toát mồ hôi ,khi lên đến đỉnh nhìn xuống thấy một thung lũng ngợp trời màu sắc của hoa mận, đào… Vài mái nhà người Mông ẩn hiện giữa rừng cây. Ngó sang bên này thấy cao nguyên Mộc Châu trải rộng tít tắp cũng đầy ắp màu xanh của cỏ non, ngô non, vài đàn bò sữa nhẩn nha gặm cỏ…

Rừng thông Bản Áng

Rừng thông Bản Áng còn được gọi là khu đồi thông già. Nơi đây rất gần thị trấn và khá lý tưởng để cắm trại, picnic.

Nằm trên cao nguyên Mộc Châu, bản Áng không chỉ có khí hậu trong lành, mát mẻ; cảnh sắc thơ mộng, hữu tình mà còn lưu giữ kho tàng văn hóa đặc sắc của dân tộc Thái.

Đường đi: Từ thị trấn nông trường Mộc Châu, bạn đi theo quốc lộ 43 khoảng 2km về phía Nam sẽ đến bản Áng. Nhìn từ trên cao, bản Áng đẹp như một bức tranh thủy mặc với những nếp nhà sàn truyền thống nằm thấp thoáng, ẩn hiện dưới bạt ngàn tán lá xanh tươi. Cạnh bản là hồ nước tự nhiên có diện tích 5ha được bao quanh bởi rừng thông xanh trồng trên những đồi đất feralít nâu đỏ. Phía xa xa, khung cảnh cao nguyên Mộc Châu, nhất là vào mùa xuân, với những đồi chè, đồng cỏ xanh mướt, hoa ban, hoa mơ, hoa mận nở trắng rừng dường như đã tô điểm cho vẻ đẹp bản Áng thêm lung linh, thơ mộng.

Bản Áng là nơi cư trú của đồng bào dân tộc Thái. Họ sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng trọt (chè, cải, ngô, lúa), chăn nuôi và thủ công truyền thống (dệt thêu thổ cẩm, đan lát, đệm bông gạo). Tuy nằm giáp thị trấn Mộc Châu nhưng cư dân bản Áng vẫn bảo tồn nguyên vẹn bản sắc văn hóa dân tộc đặc thù như kiến trúc nhà sàn truyền thống, trang phục, những làn điệu dân ca cổ, trò chơi dân gian, những lễ hội đặc trưng…

Đến bản Áng, bạn sẽ có dịp trải nghiệm nếp sống hàng ngày cùng dân bản (ở nhà sàn, nằm đệm bông gạo, lên đồi hái chè, xuống suối bắt cá…); khám phá khung cảnh núi rừng Tây Bắc, đặc biệt là cưỡi ngựa dạo chơi rừng thông bản Áng và thưởng thức các món đặc sản địa phương như: rượu cần, cơm lam, pa pỉnh tộp (cá nướng), thịt hun khói, bê chao, “xôi tình yêu, rượu men lá, cá ống tre”, các món từ rau rừng…

Thác Dải Yếm, báu vật giữa cao nguyên Mộc Châu

Thác Dải Yếm (hay thác Nàng, thác Bản Vặt) thuộc xã Mường Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Có cái tên dịu dàng như vậy bởi nhìn từ xa, thác như một ‘dải yếm’ hững hờ nối trời và đất.

Đường đi: Thác Dải Yếm là một trong những danh thắng của Mộc Châu. Từ trung tâm thị trấn Mộc Châu, đi xuôi về phía Sơn La, đến ngã ba đi cửa khẩu Lóng Sập thì rẽ. Từ đây, đường tách biệt hẳn với quốc lộ 6, đi chừng 5 km là tới. Để vào thác, bạn phải đi bộ xuyên qua cánh rừng thưa. Đường đã được làm lại dễ đi hơn, không còn cảnh phải bò xuống suối như cách đây vài năm. Hết con đường bê tông nhỏ, đã nghe tiếng thác nước ầm ào xa xa. Xuống vài bậc tam cấp, sau khúc quanh, khoảng không gian mở ra trước mặt và dòng thác từ trên cao như dải lụa mềm đổ xuống lòng sông.

Một số lưu ý khi tham quan thác Dải Yếm

– Thác Dải Yếm đẹp nhất vào tháng 4 đến tháng 10 hàng năm. Lúc này lượng nước đổ về nhiều, toàn bộ thác rộng 70m là một màn nước trắng xóa, vừa hùng vĩ vừa thơ mộng – Các bạn nên mang theo một bộ quần áo dự phòng và một chiếc khăn tắm nhỏ, phòng – trường hợp bị ướt quần áo. – Không được tự ý tắm hay lội nước vì thác khá sâu, sẽ nguy hiểm cho những bạn không biết bơi. – Các bạn nên đi những đôi giày, đôi dép có độ ma sát cao với mặt đất, như thế sẽ tránh bị trơn trượt khi di chuyển.

Động Sơn Mộc Hương (Hang Dơi)

Hang Dơi nằm về phía Đông Bắc của thị trấn Mộc Châu với diện tích là 6.915 m2. Từ Hà Nội lên Sơn La theo quốc lộ 6, di tích nằm ngay trung tâm thị trấn Mộc Châu ở dãy núi phía bên tay phải cách đường quốc lộ 6 là 165 m. Từ quốc lộ 6 lên tới hang ta phải leo 240 bậc. Đường tới hang được tạo dáng uốn khúc, uyển chuyển làm dịu đi nỗi mệt khi du khách phải đi lên cao. Động Sơn Mộc Hương (Hang Dơi)Động Sơn Mộc Hương (Hang Dơi) Tương truyền rằng: Từ thủa xa xưa có một con rồng thiêng bay về biển Đông. Khi bay qua vùng đất này, thấy núi non hùng vĩ đất đai trù phú, khí hậu mát mẻ, cảnh trời thanh bình rồng muốn cư ngụ tại đây bèn hạ xuống ẩn mình trú ngụ. Ngày nay dãy núi uốn lượn bao quanh thung lũng có những màu sắc huyền bí: trắng ngần trong lúc ban mai, xanh biếc vào buổi trưa, rực hồng trong buổi chiều, tím biếc khi hoàng hôn, đó chính là thân rồng. Khi rồng hóa đã cảm ơn mảnh đất đã nuôi dưỡng rồng nên nhả ra 7 viên ngọc để trả ơn. Đó chính là 7 quả núi nhỏ dưới thung lũng ngày nay. Miệng rồng quy về hướng Nam nhìn xuống 7 viên ngọc, đây cũng chính là cửa Hang Dơi.

Đồi chè Mộc Châu

Cao nguyên Mộc Châu vốn nổi tiếng với những đồi chè xanh mướt, trải dài tít tắp suốt qua những quả đồi. Chè ở đây được trồng khắp nơi, xen lẫn với những ngôi nhà bé xinh. Đâu đó với những hàng hoa tầm xuân, hoa giấy đang nở rộ trong mờ ảo sương khiến khung cảnh trở nên mơ màng. Đồi Chè Trái Tim Mộc ChâuĐồi Chè Trái Tim Mộc Châu

Khu vực đồi chè trái tim nằm trên đường đi Ngũ Động Bản Ôn, cách thị trấn Nông trường Mộc Châu khoảng 15km. Từ khách sạn Công Đoàn đi theo hướng về phía chợ 70, qua chợ khoảng gần 1km thì bên tay trái có 1 đường rẽ đi Ngũ Động, cứ đi thẳng cho đến khi gặp biển rẽ vào Ngũ Động Bản Ôn thì rẽ vào. Đi khoảng 2km thì thấy đồi chè ngay bên tay phải (xem lịch trình đi tới đồi chè trái tim). Đồi Chè chữ S Mộc ChâuĐồi Chè chữ S Mộc Châu Với vô vàn các đồi chè, thật khó để có thể lựa chọn cho mình một địa điểm để có những bộ ảnh thật ưng ý. Gần nhất với thị trấn là đồi chè ở ngay phía sau nhà máy chè, cách khách sạn Công Đoàn khoảng 3km. Trên đường vào Ngũ Động Bản Ôn là con đường có nhiều đồi chè đẹp mắt với những hình dáng lạ như hình chữ S, hình sóng lượn, hình trái tim… Xa hơn chút nữa, khu đồi chè Tân Lập cách thị trấn Nông Trường khoảng gần 20km.

Cửa khẩu Lóng Sập

Là một cửa khẩu phụ, cửa khẩu Lóng Sập thuộc địa bàn xã Lóng Sập, Mộc Châu, Sơn La nối với nước bạn Lào thông qua cửa khẩu Pa Hang thuộc tỉnh Hủa Phăn của Lào. Đây cũng là nơi có mốc biên giới số 255 (mốc Việt Lào).

Nếu tới đây thì bạn đưng lỡ dịp sang thăm quan chợ Lào nhé, bạn cần qua cửa khẩu để khai báo và làm thủ tục nhé.

Chợ Lào

Một góc tấp nập của chợ LàoMột góc tấp nập của chợ Lào Chợ Lào ở cửa khẩu Lóng Sập cách chốt biên phòng chừng 30 phút đi bộ. Ngày nghỉ cũng như ngày thường nơi đây đều tấp nập người qua lại. Khách đến chợ chủ yếu là người dân tộc sát biên giới hai nước và du khách phương xa, đặc biệt vào những ngày nghỉ, số lượng này có phần tăng lên. Từ Việt Nam, du khách chỉ cần làm một vài thủ tục đơn giản là có thể bước qua đất bạn, ghé thăm và mua sắm. Một quán ăn của người LàoMột quán ăn của người Lào Những gian hàng dựng từ vài thanh tre và bạt là đặc trưng của khu chợ Lào trên biên giới Lóng Sập. Chỉ rộng chừng 400m2 nên các gian hàng được xếp san sát nhau cộng thêm người mua dừng chân qua lại khiến nơi này càng trở nên tấp nập. Vì nằm hẳn về địa phận của nước bạn nên người bán tại khu chợ này đa số là người Lào với trang phục truyền thống đặc trưng.

Chỉ mất chừng vài phút là đã đi hết khu chợ nhỏ bé. Hàng hóa được bày bán ở đây không phong phú và đa dạng nhưng được phân khu rõ ràng và mang đậm nét văn hóa vốn có của người Lào. Từ phía con dốc Việt Nam tiến về đầu chợ là những nông dân bán dưa và dừa. Tiếp gần đó là những gian bán băng đĩa với tiếng nhạc Lào mở lớn phát ra từ loa. Suốt dọc đường chính xuyên qua chợ là những gian hàng bán đồ nướng nằm xen kẽ. Mùi thơm từ những xiên chân gà và cá khiến ai ấy đều muốn ăn thử một lần cho biết vị của ẩm thực Lào.

Men theo một lối nhỏ rẽ lên khu dốc trên của khu chợ là du khách tới được nơi bán các thực phẩm truyền thống và đồ gia dụng. Một vài gian bày bánh kẹo với nhãn mác của Lào, một vài gian bán dao kéo và một số dụng cụ phục vụ việc nhà nông. Đâu đó là vài gian hàng treo lên những túi bóng kính trắng, bên trong là thứ nước màu xanh đỏ bắt mắt hay món nộm cùng vài món hệt như hủ tiếu của Việt Nam. Nếu như còn đang khó chịu vì vị ngấy của xiên chân gà còn sót lại, khách có thể tiến tới phía nhỏ này để mua thêm một túi nộm đu đủ giã với giá chỉ khoảng 10.000 đồng.

Chợ Lào ở cửa khẩu Lóng Sập có một nét đặc trưng mà không phải khu chợ nào cũng có. Đó chính là rào cản về ngôn ngữ và bán với giá cao dường như không có sự tồn tại. Người mua chỉ cần nhặt lấy món đồ mình ưng ý và chủ hàng ra hiệu tay là có thể mua bán nhanh chóng, dễ dàng. Nếu khách chỉ có tiền Việt hoặc tiền Lào cũng không thành vấn đề vì người bán biết được giá trị và chấp nhận các mệnh giá tiền của hai nước. Thế nên nếu đi lại giữa khu chợ mà chợt cảm thấy đói bụng, khách có thể dừng lại bên một gian hàng, chỉ vào bất kỳ một món ăn nào mình thích và trả tiền theo dấu tay mà không phải lăn tăn vì sợ mua với giá đắt.

Related Posts