I là gì trong Vật lý?

Vật lý chắc có lẽ là một trong những môn học thú vị và được rất nhiều các bạn học sinh yêu thích. Tuy vậy Vật lý cũng không phải là môn học đơn giản đối với đại đa số học sinh. Với lượng kiến thức chuyên sâu và chi tiết, vật lý đòi hỏi học sinh phải mày mò nghiên cứu, học tập nghiêm túc thì mới có thể trở nên giỏi. Trong chương trình Vật lý lớp 9, các đại lượng Vật lý là một trong các nội dung quen thuộc và khá quan trọng.

Hôm nay cùng askanswerswiki tìm hiểu thêm một kiến thức hay, đó là I là gì trong Vật lý? Cách tính cường độ dòng điện. Cùng bắt đầu nhé!

I là gì trong Vật lý?

I là gì trong Vật lý?
I là gì trong Vật lý?

Trong vật lý, để biểu thị cho cường độ dòng điện người ta ký hiệu là I. Có thể nói một cách dễ hiểu, độ mạnh yếu của dòng điện được thể hiện qua I.

Cường độ dòng điện được xác định bởi số lượng điện tích khi chúng đi qua tiết diện của vật dẫn ở tại một đơn vị thời gian. Dòng điện càng mạnh khi cường độ dòng điện càng lớn.

Các loại cường độ dòng điện

Cường độ dòng điện được chia thành 2 loại là cường độ dòng điện không đổi và cường độ dòng điện hiệu dụng.

Cường độ dòng điện không đổi là dòng điện theo thời gian có giá trị không thay đổi. Cường độ dòng điện hiệu dụng là đại lượng có giá trị bằng với cường độ dòng điện không đổi. Sao cho dòng điện khi đi qua cùng một điện trở sẽ có được công suất tiêu thụ như nhau.

Cách tính cường độ dòng điện

I là gì trong Vật lý?
I là gì trong Vật lý?

Có nhiểu công thức tính cường độ dòng điện, tuỳ vào các trường hợp khác nhau mà chúng ta sẽ áp dụng những công thức khác nhau. Có các công thức tính cường độ dòng điện sau đây:

  • Tính cường độ dòng điện theo định luật Ôm

I = U/R

Trong đó:

I: Cường độ dòng điện (A).

U: Hiệu điện thế (V).

R: Điện trở dây dẫn (Ω).

  • Công thức tính cường độ dòng điện trong đoạn mạch theo định luật Ôm:

Mắc nối tiếp: I = I1 = I2 = … = In.

Mắc song song: I = I1 + I2 + … + In.

  • Tính cường độ dòng điện không đổi

I = q/t

Trong đó:

q: Điện lượng dịch chuyển qua tiết diện thẳng của 1 vật dẫn trong khoảng thời gian t.

Theo công thức cường độ dòng điện, chúng ta xác định được điện lượng dịch chuyển qua tiết diện dây dẫn trong thời gian Δt là Δq = I.Δt.

Ta có điện tích của một electron là |e| = 1,6.10 mũ -19 C. Cách xác định số electron dịch chuyển qua tiết diện dây trong thời gian ∆t như sau:

Ne = Δq/ |e|

Chúng ta có thể dùng đơn vị miliampe (mA) và micro ampe (μA) khí cường độ dòng điện nhỏ đổi đơn vị như sau:

1 A = 1000 mA.

1 A = 106 μA.

1 mA = 10 mũ -3 A.

1 μA = 10 mũ -6 A.

Miliculông (mC) hoặc micro – culông (μC) chính là đơn vị của điện lượng. Đổi đơn vị như sau:

1C = 1000 mC.

1 C = 106 μC.

1 mC = 10 mũ -3 C.

1μC = 10 mũ -6 C.

  • Cách xác định cường độ dòng điện hiệu dụng

I = I0/√2

Trong đó:

I: Cường độ dòng điện.

I0: Cường độ dòng điện cực đại.

  • Cách xác định cường độ dòng điện bão hòa

I = n.|e|

Trong đó:

e: Điện tích electron.

  • Cách xác định cường độ dòng điện với dòng điện xoay chiều

Dòng điện xoay chiều có cường độ biến thiên tuần hoàn với thời gian theo quy luật hàm số sin, cos nên có dạng tổng quát sau:

i = I0.cos(ωt + φ)

Trong đó:

i:  Cường độ dòng điện tức thời tại thời điểm t.

I0: Cường độ dòng điện cực đại.

cos(ωt + φ): tần số góc lệch (chu kỳ: T = 2π/ω; tần số dòng điện xoay chiều F = ω/2π).

Hướng dấn cách đo cường độ dòng điện

I là gì trong Vật lý?
I là gì trong Vật lý?

Muốn đo cường độ dòng điện một cách chính xác, người ta thường dùng ampe kế, các ampe kế sẽ có những giới hạn đo đồng thời có độ chia nhỏ nhất khác nhau. Thông thường độ chia nhỏ nhất của ampe kế nằm ở mức 0,5 mA.

  • Cách xác định cường độ dòng điện 1 chiều

Cắm que đen vào đầu COM đồng thời que đỏ vào đầu (+).

Đầu tiên kết nối que đỏ đồng hồ vào cực (+) cùng với que đen vào cực (-) theo chiều hoạt động của dòng điện, chú ý nên tắt nguồn điện của các mạch thí nghiệm. Tiếp theo mắc đồng hồ kết nối với mạch thí nghiệm. Sau đó bật nguồn điện mạch thí nghiệm để kiểm tra rồi đọc kết quả đo.

  • Cách xác định cường độ dòng điện xoay chiều

Bạn cần lưu ý tuân thủ đầy đủ những quy tắc khi tiến hành đo cường độ dòng điện xoay chiều dưới đây:

Nên chọn thang đo Ampe (A) lớn nhất.

Cắm dây đo màu đen vào đầu COM của Ampe đồng thời dây màu đỏ vào đầu (+).

Tiếp tục mắc nối đồng hồ vạn năng với dây pha để đo dòng điện.

Giá trị hiển thị trên màn hình đó chính là dòng điện xoay chiều của tải.

Nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn I là gì trong Vật lý cũng như các công thức tính cường độ dòng điện, chúng ta cùng xem qua một số bài tập ví dụ sau đây nhé:

Bài tập minh họa

I là gì trong Vật lý?

Bài 1: Cho điện trở R = 400 Ω. Để cường độ dòng điện chạt qua nó bằng 1 mA thì phải mắc nó vào hiệu điện thế như thế bằng bao nhiêu?

Hướng dẫn giải:

Đổi đơn vị: 1 mA = 1.10 mũ -3 A

Áp dụng định luật Ôm: I = U/R, ta có:

U = I.R =  1.10 mũ -3 .400 = 0,4 (V)

Bài 2: Cho biết số electron dịch chuyển qua 1 tiết diện thẳng của dây dẫn trong thời gian 2s là 6,25.10 mũ 18 e. Yêu cầu tính cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn là bao nhiêu?

Hướng dẫn giải:

Điện lượng dịch chuyển qua tiết diện thẳng trong 2s là:

q = n.|e| = 6,25.10 mũ 18.1,6.10 mũ -19 = 1(C)

Cường độ dòng điện qua dây là:

I = q/t = 1/2 = 0,5 (A)

Những ký hiệu Vật lý thường gặp

Bên cạnh giải đáp thắc mắc I là gì trong Vật lý, chúng tôi còn gửi đến bạn một số ký hiệu Vật lý thường gặp như sau:

Ký hiệu Vật lýĐại lượng Vật lýĐơn vị tính
RĐiện trởΩ
GGia tốc trọng trườngm/s2
EĐiện trườngCulong (C)
UHiệu điện thếVôn (V)
FLựcNewton (N)
PÁp suấtPascal (Pa)
tThời giangiây (s)
DKhối lượng riêngKg/m3

Bài viết trên là những thông tin giúp các bạn nắm được I là gì trong Vật lý. Kiến thức là tài sản vô giá đối với con người, chính vì vậy chúng tôi rất vui vì đã mang đến một phần kiến thức chia sẽ đến tất cả bạn đọc. Hy vọng những thông tin trên giúp cho các bạn có thêm thông tin để yêu thích môn Vật lý nhiều hơn. Và không quên ghé qua askanswerswiki để xem được nhiều thông tin hữu ích nhé.

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *