Môi trường axit bazo trung tính

VnHocTap.com giới thiệu đến các em học sinh lớp 11 bài viết Xác định vai trò axit, bazơ, lưỡng tính hay trung tính của các chất, nhằm giúp các em học tốt chương trình Hóa học 11.

Nội dung bài viết Xác định vai trò axit, bazơ, lưỡng tính hay trung tính của các chất: Môi trường của dung dịch muối. Nhận biết các chất dựa vào phản ứng trao đổi 24. Các chất và ion cho dưới đây đóng vai trò axit, bazơ, lưỡng tính hay trung tính: NH4+, Al(H2O)3+, C6H5O-, S2-, Zn(OH)2, K+, Cl-? Tại sao? Giải Các ion: NH4+, Al(H2O)3+ là những axit vì chúng có khả năng cho proton. Các ion: C6H5O-, S2- là những bazơ vì chúng có khả năng nhận proton. K+, Cl- không cho và nhận proton: trung tính. Chất Zn(OH)2: lưỡng tính và có khả năng cho và nhận proton. 25. Nêu định nghĩa mới (theo Bronsted) về axit, bazơ. Từ đó: a) Vì sao có thể coi CuO có vai trò như một bazơ? Cho ví dụ? b) Khi nào SO3 trở thành một axit? Cho ví dụ? c) Viết phương trình phân tử của phản ứng có phương trình ion rút gọn như sau: H3O+ + OH- = 2H2O. 2H3O+ + Cu(OH)2 = Cu2+ + 4H2O. 2H3O+ + MgO = Mg2+ + 3H2O. Giải: Axit là chất có khả năng nhường H+. Bazơ là chất có khả năng nhận H+. a) Vì CuO có khả năng nhận H+ của axit: CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O. CuO + 2H+ = Cu2+ + H2O. b) Khi hòa tan vào nước: SO3 + H2O = H2SO4 (mà H2SO4 là axit vì: H2SO4 → H+ + HSO4-) c) Mỗi trường hợp có thể viết nhiều phương trình phản ứng, ở đây chỉ nêu một ví dụ: HCl + NaOH = NaCl + H2O. Cu(OH)2 + H2SO4 = CuSO4 + 2H2O . 2HNO3 + MgO = Mg(NO3)2 + H2O. 26. Phát biểu định luật axit, bazơ của Bronsted. Cho quỳ tím vào các dung dịch sau đây: NH4Cl, CH3COOK, Ba(NO3)2, Na2CO3. Các dung dịch sẽ có màu gì? Giải thích? Giải: Theo Bronsted: Axit là chất có khả năng cho proton. Bazơ là chất có khả năng nhận proton. Dung dịch NH4Cl + quỳ tím = quỳ tím biến thành màu hồng (do NH4Cl thủy phân tạo ra môi trường axit) NH4+ + H2O = NH3 + H3O+. Dung dịch CH3COOK + quỳ tím = quỳ tím biến thành màu xanh (CH3COOK thủy phân tạo ra môi trường bazơ): CH3COO- + HOH = CH3COOH + OH-. Dung dịch Ba(NO3)2 + quỳ tím = quỳ tím không đổi màu (do Ba(NO3)2 không bị thủy phân). Dung dịch Na2CO3 + quỳ tím = quỳ tím biến thành màu xanh (Na2CO3 thủy phân tạo ra môi trường bazơ). 27. Dùng thuyết Bronsted hãy giải thích vì sao các chất Al(OH)3, H2O, NaHCO3 được coi là những chất lưỡng tính. Giải: Các chất Al(OH)3, H2O, NaHCO3 là những chất vừa cho, vừa nhận proton nên được coi là những chất lưỡng tính. 28. Hoàn thành các phương trình phản ứng axit – bazơ sau và hãy cho biết chất nào là axit, bazơ? a) CH3NH2 + H2O b) C2H5COO- + H2O c) C2H5O- + H2O d) C6H5OH + H2O. 30. Cho a mol NO2 hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch chứa a mol NaOH. Dung dịch thu được có giá trị pH lớn hơn hay nhỏ hơn 7? Tại sao? 31. a) Những loại muối nào dễ bị thủy phân? Phản ứng thủy phân có phải là phản ứng trao đổi proton hay không? Nước đóng vai trò axit hay bazơ? b) Tính pH của dung dịch thu được khi cho 1 lít dung dịch H2SO4 0,005M tác dụng với 4 lít dung dịch NaOH 0,005M. (Cho lg2 = 0,3). (Đề thi tuyển sinh vào trường ĐHQG TP. Hồ Chí Minh năm 1999 đợt 1) c) (1) Tính pH của dung dịch A là hỗn hợp gồm HF 0,1M và NaF 0,1M. (2) Tính pH của 1 lít dung dịch A ở trên trong 2 trường hợp sau: – Thêm 0,01 mol HCl vào. – Thêm 0,01 mol NaOH vào. Biết hằng số axit (hằng số ion hóa) của HF là Ka = 6,8.10-4. Cho log6,8 = 0,83. (Đề thi tuyển sinh vào trường ĐHQG Hà Nội năm 1999). 32. a) Dự đoán dung dịch cho dưới đây có giá trị pH lớn hơn hay nhỏ hơn 7: Na2CO3, KCl, CH3COONa, NaHSO4, AlCl3, Na2S, C6H5ONa. b) Cho NO2 tác dụng với dung dịch KOH dư. Sau đó lấy dung dịch thu được cho tác dụng với Zn sinh ra hỗn hợp khí NH3 và H2. Viết phương trình phản ứng xảy ra. (Đề thi tuyển sinh vào trường Đại học Cần Thơ năm 1999) c) Cho 3 bình dung dịch mất nhãn là A gồm KHCO3 và K2CO3, B gồm KHCO3 và K2SO4, D gồm K2SO4 và K2CO3. Chỉ dùng dung dịch BaCl2 và dung dịch HCl nêu cách nhận biết mỗi bình dung dịch mất nhãn trên và viết các phương trình phản ứng kèm theo. d) Viết phương trình phản ứng (nếu có) của mỗi chất sau với dung dịch NH3: AlCl3, K2SO4, CaC2, CuCl2.

Related Posts