Nguyên nhân chủ yếu gây ra sóng thần là do

Qua bài viết này Askanswerswiki xin chia sẻ với các bạn thông tin và kiến thức về Nguyên nhân chủ yếu gây ra sóng thần là do hot nhất hiện nay được bình chọn bởi người dùng

Lời giải chuẩn nhất cho câu hỏi: “ Nguyên nhân chủ yếu gây ra sóng thần là do: ” và phần kiến thức mở rộng thú vị do TOP TÀI LIỆU biên soạn là tài liệu hay dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo

Câu hỏi

Nguyên nhân chủ yếu gây ra sóng thần là do: A. Động đất ngầm dưới đáy biển. B. Sự thay đổi áp suất của khí quyển. C. Chuyển động của dòng khí xoáy. D. Bão, lốc xoáy.

Lời giải :

đáp án đúng: A

Nguyên nhân chủ yếu gây ra sóng thần là do: Động đất ngầm dưới đáy biển.

Kiến thức tham khảo

Khái niệm, các đặc điểm của sóng thần

1. Khái niệm sóng thần

Sóng thần là một loạt các đợt sóng tạo nên khi một thể tích lớn của nước đại dương bị chuyển dịch chớp nhoáng trên một quy mô lớn. Động đất cùng những dịch chuyển địa chất lớn bên trên hoặc bên dưới mặt nước núi lửa phun và va chạm thiên thạch đều có khả năng gây ra sóng thần.

Hậu quả tai hại của sóng thần có thể ở mức cực lớn, những tác hại của sóng thần giết chết bằng nhấn chìm trong nước đến hàng trăm ngàn người trong vài giờ.

2. Các đặc điểm

Sóng thần diễn biến rất khác biệt tùy theo kiểu sóng: Chúng chứa năng lượng cực lớn, lan truyền với tốc độ cao và có thể vượt khoảng cách lớn qua đại dương mà chỉ mất rất ít năng lượng.

Chiều cao thực của một đợt sóng thần trên đại dương thường không tới 1m.

Con sóng đi qua đại dương với tốc độ trung bình 500 dặm một giờ. Khi tiến tới đất liền, đáy biển trở nên nông và con sóng không còn di chuyển nhanh được nữa, vì thế nó bắt đầu dựng đứng lên, phần phía trước con sóng bắt đầu dựng đứng và cao lên, và khoảng cách giữa các đợt sóng ngắn lại.

Một con sóng trở thành một con sóng nước nông khi tỷ lệ giữa độ sâu mặt nước và chiều dài sóng của nó rất nhỏ, và bởi vì sóng thần có chiều dài sóng rất lớn, các cơn sóng thần hoạt động như những cơn sóng nước nông ngay bên ngoài đại dương.

Sóng thần lan truyền từ nguồn phát, vì thế những bờ biển trong vùng bị ảnh hưởng bởi chấn động thường lại khá an toàn. Đặc trưng riêng của điều kiện địa lý địa phương có thể dẫn tới hiện tượng triều giả hay sự hình thành các đợt sóng dừng, có thể gây thiệt hại lớn hơn trên bờ biển.

Các ứng phó khi có sóng thần

– Sóng thần để lại hậu quả cực kì nghiêm trọng. Nhưng không thể không tránh khỏi hiện tượng thời tiết này. Vì vậy, mọi người cần chủ động để ứng phó khi sóng thần xảy ra.

– Đầu tiên nếu đang ở trên biển, ven biển thì:

– Khi nhận được tin cảnh báo sóng thần không nên cho tàu thuyền trở về cảng, mà nên di chuyển tàu thuyền đến những vùng nước sâu (ít nhất là trên 150m) vì sóng thần có thể gây ra sự thay đổi nhanh chóng mực nước biển và tạo ra những dòng chảy nguy hiểm ở cảng và bến tàu

– Trường hợp tàu thuyền còn neo đậu trong bờ mà nhận được tin cảnh báo sóng thần thì chủ tàu thuyền có thể đưa tàu thuyền của mình ra biển nếu có đủ thời gian và được sự thông báo của chính quyền, cơ quan chức năng; không được ở lại trên tàu thuyền neo đậu tại bến cảng vì sóng thần có mức phá hoại rất lớn.

– Ứng phó khi nghe được tin sóng thần mà ở trên đất liền:

– Đang ở khu vực bãi biển thì ngay lập tức chạy đến nơi an toàn ở các bãi đất cao hoặc xa bờ biển từ 500m trở lên;

– Đang ở nơi đông người phải ngay lập tức báo với những người khác cùng chạy đến nơi an toàn ở các bãi đất cao hoặc xa bờ biển từ 500m trở lên, đặc biệt là giúp đỡ trẻ em, người già, phụ nữ có thai đi sơ tán;

– Đang ở trong nhà trệt, nhà thấp tầng (trong phạm vi dưới 500m so với bờ biển) phải sơ tán vào sâu trên đất liền, chỉ mang theo các vật dụng, tài sản, giấy tờ quan trọng khi sơ tán;

– Đang ở trong nhà cao tầng phải di chuyển lên các tầng cao, không ở lại tầng 1 cho đến tầng 3; mở trống các cửa ở các tầng thấp để hạn chế sự tác động của sóng.

– Đang đi trên đường tuyệt đối không được đi ra hướng bờ biển.

Related Posts