Giải thích câu tục ngữ: Quân tử nhất ngôn

Đề bài: Anh/ chị hãy giải thích câu tục ngữ: “Quân tử nhất ngôn”

Bài làm

Trong xã hội, ta càng ngày càng phát triển, hơn ai hết mỗi chúng ta là những người hiểu rõ trách nhiệm của mình trong việc xây dựng những hình ảnh cá nhân đúng mực, nhất quán, có khả năng,..trên mọi lĩnh vực để chứng minh mình có thể thực hiện được hướng đi đúng đắn để góp sức chung vào sự lớn mạnh cộng đồng. Câu tục ngữ “quân tử nhất ngôn” muốn truyền tải cho chúng ta thông điệp ấy, khiến chúng ta thêm thấm thía về những bài học ứng xử sâu sắc của cổ nhân.

Từ xa xưa, người xưa đã coi trọng việc tôn trọng ý kiến của bản thân, một con người được đánh giá qua cách thể hiện, các công việc họ làm, yêu cầu là phải sống một cách thành thật, sống một cách đáng giá nhất, một con người có học thức, một trong số biểu hiện điển hình của những con người ấy là “nhất ngôn”- trong câu nói này, là cơ hội để mỗi chúng ta tìm hiểu kỹ nó hơn.

quân tử nhất ngôn 300x169 - Giải thích câu tục ngữ:

Giải thích câu tục ngữ: “Quân tử nhất ngôn”

Vậy “Nhất ngôn” là gì? và “Quân tử” là ai?.

Là sự nói lời mà không dễ nuốt lời, một khi đã quyết, đã suy nghĩ vấn đề gì và đã nói là không nên hối hận, để rồi hạn chế thay đổi lời nói, coi trọng lời nói, coi trọng trọng lượng của nó đến với người đối diện, tạo cho họ niềm tin tuyệt đối với ta. Còn người sở hữu điều đó, không ai khác chính là những người đáng được khen ngợi, vì những người đó biểu hiện là một người biết cách xử thế, có học vấn trong xã hội.

Ta thường được dạy rằng, có ba điều trong cuộc đời mỗi người nếu đi qua sẽ không lấy lại được thời gian lời nói và cơ hội, tôn vinh lên lời nói ở đó ngang bằng với thời gian và cơ hội, không phải là không có căn cứ. Lời nói không đong đếm được bằng lượng, bằng giá cả, chỉ là phương tiện để ta trò chuyện, bày tỏ cảm xúc rõ ràng với thế giới, chúng ta may mắn khi sinh ra có đầy đủ điều đó. Và nó cũng là một thứ mà đã đi qua thì không thể lấy lại được, một con người đã phát ngôn thì không rút lại, thà không nói còn hơn là nói không suy nghĩ, và một con người không hiểu rõ, không tôn trọng lời mình nói thật đáng trách.

Vì vậy, khi xác nhận tầm quan trọng của lời nói, không chỉ ta mà nhiều thế hệ đi trước đã tiếp thu được nhiều câu nói truyền miệng của người xưa khác như “Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”, càng thấy được tính cần thiết của việc truyền đạt, biểu lộ thông tin, cảm xúc của mình với mọi người,tạo mối quan hệ với người- người. Việc ta tiếp nhận lời nói của người khác, xử lý và phản hồi lại rất nhanh nhưng cũng là cả sự suy nghĩ cẩn thận trước khi đưa ra lời đáp, đó có thể gọi là một quá trình tuyệt vời của bộ não chúng ta. Cần luôn bảo trì trí thông minh, văn hóa lịch sự, va chạm nhiều trước các vấn đề xã hội để ta có thêm cơ hội hiểu nhiều hơn, biết thêm nhiều thông tin, để có thể hoàn toàn không khó xử trong các hoàn cảnh phải đưa ra quyết đinh nhanh, đặc biệt là khi đưa ra những lời trả lời nhanh chóng trước một vấn đề gì đó cho người khác.

Con người dễ tạo được thiện cảm với người khác, nhưng có khi lại dễ đánh mất đi cơ hội đó vì đơn giản chỉ là có những lời lại là thoáng qua, không suy nghĩ kỹ, thay đổi ý định nhiều lần để cho ta những ấn tượng không tốt, chưa nói đến những lời văng tục, chửi bậy. Để sau đó phải thốt từ “giá như”, “xin lỗi”. Nhưng có khi điều đó đã trở nên quá muộn màng, đánh mất đi bao nhiêu điều đẹp đẽ trong cuộc sống của tạ, hiểu được tầm quan trọng của việc suy ngẫm, đưa ra lời hứa với người khác, nó ảnh hưởng to lớn đến danh dự của người ta. Đừng để sau những phút giây đó, ta mới nhận ra điều hiển nhiên rằng phải luôn tôn trọng người khác.

Câu tục ngữ muốn nhắn nhủ chúng ta hiểu rằng, để có một khả năng nói, giao tiếp được là tự nhiên, nhưng để nói người khác nghe, nói tốt là cả một quá trình phải rèn luyện, như là rèn luyện nhân cách, đạo đức con người vậy. Hai điều đó tỷ lệ thuận, ta đều có thể đạt được nhiều lợi ích hơn nếu biết “nhất ngôn”, để mỗi lời nói của ta sẽ tạo ra được nhiều điều giá trị to lớn.

Câu nói đã cho mỗi chúng ta những suy nghĩ về tầm quan trọng của việc suy nghĩ, việc quyết đưa ra lời nói, lời hứa, rồi thực hiện nó với bản thân, với người khác. Một phần con người biểu thị bởi lời nói, cố gắng giữ chữ tín, giữ lời hứa của bản thân, để được coi trọng, tin tưởng từ mọi người, luôn đặt câu nói lên trên hết mỗi khi ta đưa ra lời nói, lời hứa để giữ vững bản tính, danh dự quý giá của mình.

Related Posts