So sánh cá tra và cá basa

Cá tra và cá ba sa đều là những giống cá thuộc họ cá tra nên nếu không biết rõ, các bà nội trợ có thể dễ dàng bị nhầm lẫn. Vậy làm cách nào để phân biệt cá tra và cá basa, cùng mình đọc tiếp bài viết dưới đây nhé.

Cá là một món ăn quen thuộc trong bữa cơm hằng ngày của nhiều gia đình. Không chỉ chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, loại nguyên liệu này còn được chế biến thành nhiều món ăn đa dạng và độc đáo. Trên thị trường hiện nay có không ít các giống cá khác nhau, từ cá sông cho đến cá biển và một trong số đó, các loại cá thuộc họ cá tra là được nhiều bà nội trợ tại Việt Nam ưa chuộng nhất.

1 Cá tra là cá gì?

Cá tra có tên tiếng anh là Pangasius catfish, thuộc bộ siluriformes – cá da trơn. Chúng chuyên sống trong các vùng nước ngọt và vẫn có thể sống được ở môi trường nước lợ.

Thân hình của cá rất dày, phần đầu nhỏ hơn nhiều so với tỷ lệ, giống cá này có 2 cặp râu khá dài, một cặp râu ở hàm trên và một cặp râu được bố trí ở phần cằm.

Trong tự nhiên, cá tra phân bổ ở khu vực sông Mê Kông và được nuôi chủ yếu ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Cá tra có tên tiếng anh là Pangasius catfish, thuộc bộ siluriformes - cá da trơnCá tra có tên tiếng anh là Pangasius catfish, thuộc bộ siluriformes – cá da trơn

2 Cá basa là cá gì?

Cá ba sa, tên khoa học Pangasius bocourti, còn có tên gọi là cá giáo, cá sát bụng, thuộc bộ siluriformes – cá da trơn. Cá basa là loài cá đem lại giá trị thương phẩm và thu nhập cao cho những người dân thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Cá basa có thân hình hơi dẹt ở phần đuôi, lườn tròn, phần bụng phình to, lưng có màu xanh xám, bụng có màu trắng xám. Có thể sống tốt ở môi trường nước ngọt, dễ nuôi, sinh sản tốt và trưởng thành nhanh trong môi trường tự nhiên.

Cá ba sa, tên khoa học Pangasius bocourti, còn có tên gọi là cá giáo, cá sát bụngCá basa còn có tên gọi là cá giáo, cá sát bụng

3 Cách phân biệt cá tra và cá basa

Trong họ cá tra có 2 loại thường bị nhầm lẫn nhiều nhất là cá tra và cá ba sa vì chúng có hình dáng khá giống nhau. Để giúp chị em tránh được tình trạng mua nhầm, bài viết hôm nay sẽ chia sẻ đến bạn một vài bí kíp nho nhỏ để phân biệt 2 loại cá thân trơn này.

Quan sát hình dạng đầu cá

Cách phân biệt cá tra và cá basaCá tra có phần đầu gồ và bè về 2 bên

Cá ba sa có đầu ngắn và dẹp theo chiều đứng. Phần lỗ hõm giữa xương sọ khá cạn và hẹp nhưng dài. Miệng nằm hơi lệch so với mắt, dải răng hàm trên to rộng nên có thể nhìn thấy được khi nó khép miệng.

Khác với ba sa, cá tra có phần đầu khó to, trông gồ ghề và bị bè, dẹp theo chiều ngang. Phần lỗ hõm giữa xương sọ sâu và rộng nhưng ngắn hơn nên khi khép miệng không nhìn thấy răng.

Quan sát độ dài của râu

Cách phân biệt cá tra và cá basaCá ba sa có đôi râu ngắn dài khác nhau còn cá tra thì đôi râu bằng nha

Bất kì loại cá nào thuộc họ cá tra đều có hai đôi râu nhưng mỗi loại cá sẽ có chiều dài râu khác nhau. Cá ba sa có sợi râu hàm trên bằng ½ chiều dài đầu còn phần râu hàm dưới chỉ ngắn bằng ⅓ chiều dài đầu.

Còn cá tra thì có đôi râu dài hơn cá ba sa, nó kéo dài từ mắt đến tận mang cá và râu hàm trên với râu hàm dưới bằng nhau.

Quan sát phần thân cá

Cách phân biệt cá tra và cá basaCá ba sa có phần bụng trắng và to còn cá tra thì bụng nhỏ và có màu sáng bạc

Một đặc điểm khác để phân biệt cá ba sa và cá tra đó là bạn hãy quan sát phần thân cá. Cá basa có phần thân ngắn, hơi dẹp ở 2 bên, bụng to phình ra và phần mặt lưng có màu xanh nâu nhạt, mặt bụng thì có màu trắng.

Khi cầm cá tra lên, bạn sẽ thấy ở phần sống lưng có màu sáng bạc và lấp lánh. Phần thân của loại cá này thì dài và bụng nhỏ hơn, mặt lưng có màu xanh đậm.

Quan sát phần thịt cá

Cách phân biệt cá tra và cá basaCá ba sa có thớ thịt đều và mỡ màu trắng

Khi cắt để lộ phần thịt cá, bạn sẽ thấy cá ba sa có thớ thịt nhỏ, đều và có màu trắng. Còn phần bụng phình to khi xẻ ra sẽ có 2 múi mỡ trông như múi bưởi và có màu trắng đục.

Còn về cá tra thì phần thớ thịt khá to, màu hơi đỏ hồng. Phần mỡ của loại cá này không có màu trắng, riêng loại cá tra nuôi hầm thì mỡ sẽ có màu vàng nhưng mùi rất hôi, khi chế biến nếu không kĩ lưỡng sẽ khiến mùi nồng hơn.

4Giá của cá ba sa và cá tra

Cá ba sa được nuôi chủ yếu ở thượng nguồn, thời gian nuôi thường kéo dài tận 6 tháng. Trong khi đó, cá tra có thể nuôi ở hạ nguồn và thời gian nuôi chỉ khoảng 4 tháng. Từ những lý do đó nên cá ba sa sẽ có mức giá cao hơn cá tra một chút. Hiện nay, cá ba sa có giá khoảng 50.000/kg còn cá tra thì nằm ớ mức giá tầm 30.000/kg.

Do cá ba sa có mức giá cao hơn cá tra và khi cắt thành khoanh sẽ rất khó phân biệt được, nên đã có không ít thương lái lợi dụng điều này để “đánh tráo” nhằm trục lợi cho bản thân. Cá ba sa hay cá tra thì đều rất ngon và bổ dưỡng, tuy nhiên nếu chẳng may mua nhầm thì thật là khó chịu đúng không nào? Hy vọng với những thông tin mà mình đã chia sẻ có thể giúp chị em không còn bị nhầm lẫn khi chọn mua 2 loại cá thuộc họ cá tra này nhé.

cá ba sa có giá khoảng 50.000/kg còn cá tra thì nằm ớ mức giá tầm 30.000/kg.Cá ba sa có giá khoảng 50.000/kg, còn cá tra thì nằm ớ mức giá tầm 30.000/kg.

5 Món ngon từ cá basa

Thịt cá basa không những thơm ngon về hương vị mà lại còn rất tốt cho sức khỏe. Với thịt cá dày với lớp mỡ béo và mềm, khi chế biến thành món ăn đều mang lại mùi vị đặc trưng.

Đặc biệt cá basa là loại cá nhiều thịt, ít xương nên rất dễ để chế biến thành các món ăn hấp dẫn như:

Cá basa nấu cach chua

Cá basa nấu canh chuaCá basa nấu canh chua

Cá basa kho dứa

Cá basa kho dứaCá basa kho dứa

Cá basa kho tiêu

Cá basa kho tiêuCá basa kho tiêu

6Cá tra làm món gì ngon

Thịt cá tra dày và chắc thịt nên khi chế biến thành các món ăn đặc biệt là các món lẩu, món kho, nhúng giấm cuốn bánh tráng,… rất ngon và có mùi vị hấp dẫn. Dưới đây là một số món ăn hấp dẫn được chế biến từ cá tra.

Canh chua cá tra

Canh chua cá traCanh chua cá tra

Cá tra nhúng giấm

Cá tra nhúng giấmCá tra nhúng giấm

Cá tra kho lạt

Cá tra kho lạtCá tra kho lạt

Bạn sẽ quan tâm:

  • Cách nấu canh chua cá ba sa ngon đúng vị miền Tây
  • Mê mẩn với cách làm cá ba sa kho sền sệt ăn hoài không ngán
  • Lý do bạn nên ăn cá tra thường xuyên

Mua cá basa tươi ngon tại Bách hóa XANH:

Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH

Related Posts