So sánh các loại doanh nghiệp

Bảng so sánh các loại hình công ty theo Luật doanh nghiệp mới

Luật doanh nghiệp năm 2020 ban hành ngày 17/6/2020 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 thay thế Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13.

Luật doanh nghiệp 2020 phân biệt các loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty TNHH 2 thành viên, Công ty hợp danh, Công ty cổ phần, Doanh nghiệp tư nhân với một số tiêu chí phân biệt như sau:

TIÊU CHÍ

CÔNG TY 1 THÀNH VIÊN CÔNG TY 2 THÀNH VIÊN CÔNG TY HỢP DANH CÔNG TY CỔ PHẦN DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN A. ĐẶC ĐIỂM PHÁP LÝ 1. Số thành viên Có thể là tổ chức hoặc cá nhân. Số lượng thành viên chỉ có một Có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Số lượng thành viên từ 2 đến 50 thành viên Ít nhất hai thành viên hợp danh là cá nhân, có thể thêm thành viên góp vốn. Số lượng thành viên không hạn chế tối đa

– Ít nhất 3 thành viên và không hạn chế tối đa.

– Cổ đông có thể là cá nhân hoặc tổ chức

Chỉ do một cá nhân làm chủ, chỉ được thành lập 1 doanh nghiệp tư nhân 2. Trách nhiệm về khoản nợ và nghĩa vụ tài sản Trong phạm vi số vốn điều lệ Trong phạm vi số vốn điều lệ

– Thành viên hợp danh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình.

– Thành viên góp vốn chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp

Chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp Chiụ trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp 3. Tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Có tư cách pháp nhân Có tư cách pháp nhân Có tư cách pháp nhân Có tư cách pháp nhân Không 4. Quyền phát hành chứng khoán Không được quyền phát hành cổ phần Không được quyền phát hành cổ phần Không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào Có quyền phát hành cổ phần để huy động vốn Không được quyền phát hành cổ phần

B. VỐN THÀNH LẬP

1. Hình thức

– Tách biệt tài sản của chủ sở hữu và tài sản công ty.

– Tách biệt các chi tiêu cá nhân, gia đình với các chi tiêu của Chủ tịch công ty, GĐ, TGĐ.

Tiền đồng, ngoại tệ, vàng, bất động sản, bản quyền sở hữu công nghiệp, quyền sử dụng đất … Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn phải góp đủ và đúng hạn số vốn như đã cam kết

Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán khi đăng ký thành lập doanh nghiệp (Điều 120 Luật doanh nghiệp 2020)

Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký 2. Thời hạn góp vốn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Điều 47 Luật doanh nghiệp 2020) 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trong thời hạn này các thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ góp vốn như đã cam kết (Điều 75 Luật doanh nghiệp 2020) Luật doanh nghiệp 2020 không quy định. Thời hạn góp vốn sẽ do các thành viên hợp danh, thành viên góp vốn ấn định trong Điều lệ Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn (Điều 113 Luật doanh nghiệp 2020) Không quy định trong Luật doanh nghiệp 2020 3. Xử lý nếu không góp vốn đúng hạn Đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị số vốn thực góp trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ

– Thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết, công ty đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ.

– Thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vón góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và phần vốn góp của thành viên

– Thành viên hợp danh không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết gây thiệt hại cho công ty phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

– Thành viên góp vốn không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp đủ được coi là khoản nợ của thành viên đó đối với công ty. Trong trương hợp này, thành viên góp vốn có thể bị khai trừ khỏi công ty theo quyết định của Hội đồng thành viên.

– Công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị mệnh giá số cổ phần đã được thanh toán đủ và thay đổi cổ đông sáng lập trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn phải thanh toán – Chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư 4. Tăng, giảm vốn

– Giảm vốn:

+ Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ phần vốn góp của họ.

+ Công ty mua lại phần vốn góp của thành viên theo quy định tại Điều 51 của Luật doanh nghiệp 2020.

+ Vốn điều lệ không được các thành viên thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 47 của Luật doanh nghiệp 2020.

– Tăng vốn:

+ Công ty 1 Thành viên có thể tăng vốn điều lệ bằng cách tăng vốn góp của thành viên;

+ Tiếp nhận thêm vốn góp của thành viên mới.

– Giảm vốn:

Hoàn trả một phần vốn góp cho CSH công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả phần vốn góp cho CSH công ty và Giảm vốn điều lệ theo quy định tại Điều 75 Luật doanh nghiệp 2020 (Điều 87 Luật doanh nghiệp 2020).

– Tăng vốn:

Được quyền tăng vốn từ chủ sở hữu đầu tư thêm hoặc huy động vốn góp người khác (dẫn đến thay đổi hình thức doanh nghiệp).

Không quy định cụ thể

– Giảm vốn:

Giảm vốn bằng cách công ty mua lại cổ phần và làm thủ tục điều chỉnh trong vòng 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc thanh toán mua lại cổ phần

– Tăng vốn:

Bằng cách tăng số lượng cổ phần được quyền chào bán.

Được quyền tăng, giảm vốn và phải đăng ký với cơ quan Đăng ký kinh doanh. 5. Chuyển nhượng vốn

Các thành viên góp vốn được quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn cho cá nhân, tổ chức khác.

Chủ sở hữu Công ty được quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn cho cá nhân, tổ chức khác (Nếu chuyển nhượng một phần sẽ dẫn đến chuyển đổi loại hình công ty sang 02 thành viên hoặc cổ phần).

– Thành viên hợp danh không được quyền chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh khác.

– Thành viên góp vốn được quyền chuyển nhượng phần vốn góp cho người khác.

– Trong 3 năm kể từ ngày thành lập, cổ đông sáng lập có quyền chuyển nhượng cổ phần cho người khác.

– Chỉ chuyển nhượng cổ phần phổ thông cho người không phải cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông

Có quyền cho thuê hoặc bán doanh nghiệp tư nhân

C. CƠ CẤU TỔ CHỨC

1. Đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ)/ Hội đồng thành viên (HĐTV)/ Hội đồng quản trị (HĐQT) – Mộ hình tổ chức: Tuỳ theo Công ty do cá nhân hay tổ chức làm chủ sở hữu mà mô hình tổ chức có thể là Chủ tịch công ty hoặc Hội đồng thành viên (có từ 3-7 thành viên).

– Mộ hình tổ chức: Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

– Họp ít nhất mỗi năm một lần

– Là cơ quan quyết định cao nhất

– Hội đồng thành viên có quyền quyết định tất cả công việc kinh doanh công ty.

– Thành viên hợp danh có quyền yêu cầu triệu tập họp Hội đồng thành viên.

– Mô hình tổ chức: Đại hội đồng cổ đông – Hội đồng quản trị – Giám đốc – Tổng giám đốc.

– ĐHĐCĐ là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phầnĐHĐCĐ họp thường niên 1 lần/ năm, chậm nhất 4 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

– ĐHĐCĐ có thể họp bất thường

– HĐQT có toàn quyền quyết định những vấn đề không thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. Có từ 3 đến 11 thành viên hoặc theo điều lệ

– Chủ DNTN có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

2. Cuộc họp hợp lệ – Cuộc họp Hội đồng thành viên được tiến hành khi có số thành viên dự họp sở hữu từ 65% vốn điều lệ trở lên; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định (Điều 80 Luật doanh nghiệp 2020).

– Cuộc họp Hội đồng thành viên:

+ Lần 1: Được tiến hành khi có số thành viên dự họp sở hữu từ 65% vốn điều lệ trở lên; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.

+ Lần 2: Ít nhất 50% vốn điều lệ.

+ Lần 3: Không phụ thuộc số thành viên.

– Chủ tịch HĐTV triệu tập cuộc họp theo yêu cầu của thành viên hợp danh.

– Quyết định:

Tuỳ vấn đề có thể được thông qua khi được 3/4 số thành viên tán thành hoặc 2/3 tổng số thành viên tán thành.

– Lần 1: Họp ĐĐCĐ lần 1 ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết (hoặc theo điều lệ).

Lần 2: Ít nhất 33%, Lần 3: Không phụ thuộc.

– Họp HĐQT ít nhất ¾ tổng số thành viên, lần 2 ít nhất ½

Chủ doanh nghiệp quyết 3. Thẩm quyền triệu tập họp

– Hội đồng thành viên được triệu tập họp theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc theo yêu cầu của thành viên hoặc nhóm thành viên quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 49 của Luật doanh nghiệp 2020.

– Nhóm thành viên theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 49 Luật doanh nghiệp 2020.

(Điều 57 Luật doanh nghiệp 2020)

Trình tự:

– Hội đồng thành viên triệu tập

– Ban kiểm soát triệu tập (nếu có).

– Thành viên hoặc nhóm thành viên giữ 10% vốn.

– Chủ tịch HĐTV triệu tập cuộc họp theo yêu cầu của thành viên hợp danh.

Trình tự:

– Hội đồng quản trị

– Ban kiểm soát.

– Thành viên hoặc nhóm thành viên giữ 10% vốn

Chủ doanh nghiệp quyết 4. Thông qua nghị quyết họp – Quyết định quan trọng ¾ số thành viên dự họp, còn lại là ½ hoặc theo điều lệ – Quyết định quan trọng 75% số vốn góp thành viên dự họp tán thành, còn lại là 65% hoặc theo điều lệ – Với những quyết định quan trọng phải được ¾ số thành viên hợp danh chấp nhận (hoặc theo điều lệ công ty). Các vấn đề khác ít nhất 2/3

– Các quyết định quan trọng của họp đhđcđ cần ít nhất 65% số phiếu biểu quyết của cổ đông dự họp.

– Nghị quyết của HĐQT được thông qua nếu được đa số thành viên dự họp tán thành. Trường hợp 50/50 thì chủ tịch HĐQT quyết định

Chủ doanh nghiệp quyết 5. Tổng giám đốc (TGĐ)/Giám đốc (GĐ) – HĐTV hoặc Chủ tịch công ty bổ nhiệm hoặc thuê GĐ, nhiệm kỳ không quá 5 năm

– Có đủ năng lực hành vi dân sự, trình độ, kinh nghiệm và không thuộc đối tượng không được quản lý kinh doanh.

– Đối với công ty con của công ty có phần vốn góp, CP do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn thì Giám đốc không được là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi,.. Của người quản lý công ty mẹ và người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty đó

– Giám đốc là thành viên hợp danh nếu điều lệ không quy định khác.

– Các thành viên hợp danh có quyền đại diện theo pháp luật và tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty

– Không còn hạn chế việc làm GĐ cho doanh nghiệp khác

– Chủ DNTN có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Trường họp thuê người khác làm GĐ quản lý DN thì vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh.

– Chủ DNTN là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trước Trọng Tài hoặc Tòa án trong các tranh chấp liên quan đến DN.

– Chủ DNTN là đại diện theo pháp luật của DN

6. Ban kiểm soát (BKS)/ Kiểm soát viên (KSV) – Chủ sở hữu bổ nhiệm, nhiệm kỳ không quá 5 năm – Từ 11 thành viên trở lên phải thành lập Ban kiểm soát Không có

– Trường họp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát.

– 3-5 thành viên- Hơn ½ kiểm soát viên cư trú tại Việt Nam.

– Trưởng ban kiểm soát phải là kế toán viên hoặc kiểm toán viên chuyên nghiệp và phải làm việc chuyên trách tại công ty (hoặc cao hơn do Điều lệ quy định). Đối với công ty niêm yết thì phải có chứng chỉ hành nghề kế toán hoặc kiểm toán

Không có

Trên đây là những so sánh cơ bản của các loại hình doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2020. Khi xảy ra xung đột quyền lợi giữa các thành viên, cổ đông hay bất kỳ thắc mắc nào thì Quý vị không chỉ xem các điểm khác nhau mà cần phải đọc kỹ những quy định của Luật. Và có thể tham vấn ý kiến của các Luật sư chuyên ngành.

MỘT SỐ KHÁCH HÀNG TIÊU BIỂU CỦA CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA

  • Tập đoàn FPT (FPT Soft, FPT University, FPT shop, Fis …).
  • Công ty Bình Minh (Petro Bình Minh Quảng Ninh).
  • Công ty TNHH Osco International (Nhật Bản).
  • Tổng công ty Mỏ Việt Bắc – Tập đoàn TKV.
  • Công ty CP Licogi13- CMC.
  • Công ty CP đầu tư BizMan (Quảng Cáo ngoài trời).
  • Công ty TNHH truyền thông Dolphin.
  • Công ty Ô tô Hyundai Đông Nam.
  • Công ty chứng khoán Vinashin.
  • Công ty Dịch vụ bảo vệ Đông Nam Á – SeaBank AMC.
  • Constrexim Holding.
  • Ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (MBBank).
  • Ngân hàng ShinhanBank tại Việt Nam.
  • Công ty giáo dục quốc tế Nhật Bản (tư vấn du học).
  • Công ty VnTrip OTA (Du lịch lữ hành).
  • & các cá nhân, tổ chức là thân chủ/ khách hàng của Công ty Luật Hoàng Sa tham gia tố tụng tại tòa án, cơ quan tố tụng khác.

Related Posts