So sánh chữ u ư

GIÁO ÁN

Hoạt động: Làm quen chữ viết

Đề tài: Làm quen chữ cái u, ư

Chủ đề: Gia đình

Loại tiết: Cung cấp kiến thức mới

Đối tượng: Trẻ 5-6 tuổi

Thời gian thực hiện: 30 phút

Người soạn và dạy:

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:

1.Kiến thức:

– Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái u, ư

– Trẻ nhận biết được đặc điểm cấu tạo chữ u, ư

– Củng cố các chữ cái đã học: o, a, củng cố kỹ năng đếm cho trẻ.

– Trẻ kể được các nghề khác trong xã hội, mỏ rộng sự hiểu biết của trẻ về nghành đường sắt.

2. Kỹ năng:

– Rèn kỹ năng phát âm đúng, phân tích, so sánh, và phân biệt chữ cái u,ư

– Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.

– Rèn sự khéo léo của đôi bàn tay.

– Rèn sự linh hoạt cho trẻ khi tham gia các trò chơi.

3.Thái độ

– Trẻ có ý thức chăm ngoan, học giỏi để thực hiện được ước mơ của mình.

– Trẻ hứng thú và tích cực tham gia vào hoạt động.

II.CHUẨN BỊ:

1.Địa điểm: Trong lớp học

2.Đồ dùng của cô:

– Giáo án, giáo án điện tử

– Máy chiếu

– Máy vi tính

– Que chỉ

– Thẻ chữ u, ư to của cô.

3.Đồ dùng của trẻ:

– Nhạc bài hát “Mời lên tàu lửa”, bài hát “Đoàn tàu nhỏ xíu”….

– Bảng ghép nét chữ.

– Rổ đựng chữ cái và nét chữ rời.

– Rổ đựng bóng, bóng có gắn chữ u,ư.

– Các vé có gắn chữ u, ư. Các vô lăng có gắn chữ u, ư.

III. Cách tiến hành.

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ.

HĐ 1: Gây hứng thú (1-2 phút)

-Tổ chức cho trẻ làm thành đoàn tàu đi vào.

– Các con ơi chúng mình đang chơi làm gì vậy?

– Các con có biết ai là ngườilái tàu hỏa ?

– Ngoài ra trong xã hội còn có những nghề gì nữa?

– Chúng mình ước mơ sau này sẽ làm nghề gì?

HĐ 2: Bài mới ( 23-25 phút)

1.Làm quen chữ cái.

– Cho trẻ quan sát hình ảnh tàu hỏa.

+ Chúng mình thấy tàu hỏa như thế nào?

+ Khi ngồi trên tàu các con ngồi như thế nào?

+ Dưới hình tàu hỏa cô có từ “tàu hỏa”

+ Mời cả lớp đọc cùng cô 2-3 lần.

+ Yêu cầu trẻ tìm chữ cái đã học có trong từ “tàu hỏa” và phát âm.

– Có mấy chữ a

=>Cô động viên, khen trẻ.

* Giới thiệu làm quen chữ cái u.

+ Cô giới thiệu đây là chữ u in thường. Cô phát âm trước 3 lần, mời cả lớp cùng phát âm 3 lần

+ Mời từng tổ phát âm.

+ Trên tay cô cũng có gì đây? (Thẻ chữ u to của cô)

+ Mời cả lớp cùng phát âm.

+ Cô cầm và phát âm trước, đưa trẻ lần lượt truyền tay nhau phát âm.

+ Mời nhóm phát âm và cho cả lớp phát âm lại.

=> Cô động viên khen trẻ.

+ Yêu cầu trẻ tìm chữ u trong rổ giơ lên và phát âm.

+ Nhận xét đặc điểm của chữ u: chữ u có đặc điểm gì? Gồm mấy nét?

+ Cô khái quát lại trên máy tính chữ u gồm 2 nét: một nét móc ngược bên trái, một nét xổ thẳng bên phải.

+ Cô giới thiệu chữ u: Chữ u in thường, chữ u in hoa và chữ u viết thường, cho trẻ phát âm.

* Làm quen chữ cái ư:

– Tàu hỏa đi trên đường gì các con?

– Cho trẻ quan sát hình ảnh “sửa đường ray”

– Dưới hình ảnh cô có cụm từ “sửa đường ray”.

– Cho cả lớp đọc 2 lần.

– Ai có nhận xét gì về chữ cái có màu đỏ trong cụm từ “sửa đường ray”?(Cô để 2 chữ ư có màu đỏ)

– Cô giới thiệu chữ ư, cô phát âm 3 lần.

+ Mời cả lớp, từng tổ phát âm, các bạn nam, nữ phát âm.

+ Cô giới thiệu thẻ chữ ư to của cô, yêu cầu cả lớp phát âm cùng cô. Cô đưa đến từng trẻ, nhóm cá nhân, lần lượt phát âm.

=> Cô động viên khích lệ trẻ.

+ Yêu cầu trẻ tìm chữ cái ư có trong rổ của mình và phát âm.

+ Nhận xét đặc điểm chữ ư, chữ ư gồm mấy nét? Đó là những nét nào?

+ Cô khái quát lại đặc điểm chữ ư trên máy: gồm 3 nét: một nét móc ngược bên trái, một nét xổ thẳng bên phải, một dấu móc nhỏ.

+ Mời đại diện 2-3 trẻ nhắc lại đặc điểm cấu tạo chữ ư.

=> Cô động viên khen trẻ.

– Giới thiệu chữ ư in hoa, in thường, viết thường tuy cách viết khác nhau nhưng đều được phát âm là ư.

– Chúng mình vừa được làm quen những chữ cái gì?

* So sánh chữ u, ư

+ Giống nhau ở điểm nào?

+ Khác nhau ở điểm nào?

=> Cô khái quát lại trên máy: chữ u,ư giống nhau: Cả hai chữ đều có một nét móc ngược bên trái, nét xổ thẳng bên phải, khác nhau ở điểm: Chữ ư có dấu móc nhỏ chữ u không có.

HĐ 3: Củng cố ( 6-7 phút)

TC 1: Nhanh tay tinh mắt.

– Ghép chữ u:

+ Chữ u ghép từ những nét nào?

+ Yêu cầu trẻ cùng ghép.

+ Yêu cầu trẻ cùng giơ chữ lên, cô kiểm tra kết quả và cho trẻ phát âm lại

+ Ghép chữ ư: Yêu cầu trẻ ghép chữ có một nét móc ngược, một nét xổ thẳng và một dấu móc nhỏ

+ Cô mời đại diện trẻ lên ghép trên máy tính.

+ Mời cả lớp cùng ghép.

+ Yêu cầu trẻ cùng giơ chữ ư lên và phát âm.

=> Cô động viên, khích lệ trẻ.

T/C 2: Đoàn tàu chuyển bóng.

+ Cách chơi: Cô mời 2 đội lên chơi: Một đội chuyển bóng mang chữ u, một đội chuyển bóng mang chữ ư. Các bạn lên chơi sẽ đứng thành 2 hàng dọc và chuyển các quả bóng qua đầu.

+ Luật chơi: Mỗi lần lên chỉ được lấy một quả bóng, trong quá trình chuyển, nếu bóng bị rơi không được nhặt lên để chuyển mà phải lên lấy quả khác. Kết thúc đội nào lấy được nhiều quả bóng đúng hơn đội đó chiến thắng.

– Cô tổ chức cho trẻ chơi, bao quát trẻ khi chơi.

– Cô kiểm tra kết quả

T/C 3: Lái tàu siêu tốc.

+ Yêu cầu mỗi bạn chọn cho mình một vé tầu có chữ cái mà mình thích đứng thành 4 hàng dọc.

+Yêu cầu các bạn có vé chữ u giơ lên và phát âm, yêu cầu các bạn có chữ ư giơ lên và phát âm.

+ Yêu cầu mỗi trẻ lên chọn cho mình một chiếc vô lăng có gắn chữ cái giống chữ cái có trên vé tàu của mình và đứng thành 2 hàng ngang.

+ Các bạn có vô lăng có chữ cái u lái sang bên trái, chữ ư lái sang bên phải.

+ Yêu cầu các bạn có chữ u phát âm, các bạn có chữ ư phát âm.

HĐ 4: Kết thúc ( 1 phút)

+ Trẻ cầm vô lăng lái tàu, đi thành vòng tròn, hát “Đi tàu lửa”.

– Một trẻ làm chú lái tầu cầm vô lăng đi đầu, các trẻ khác nối theo nhau làm thành đoàn tàu đi vào, vừa đi vừa hát bài hát “Đoàn tàu nhỏ xíu”.

– 2-3 trẻ trả lời: Con thưa cô chơi làm đoàn tàu ạ!

– Trẻ trả lời: Chú lái tầu ạ!

– 2-3 trẻ kể: Nghề thợ xây, bác sĩ, nghề cô giáo.

– 2-3 trẻ nêu ước mơ của trẻ: làm bác sĩ, bộ đội, công an…

– Trẻ quan sát hình ảnh trên máy tính.

– 2-3 trẻ trả lời: Chạy nhanh, tàu hỏa dài, có nhiều toa tàu.

– 2-3 trẻ trả lời: Ngồi ngay ngắn ạ!

– Trẻ chú ý lắng nghe.

– Trẻ đọc cùng cô.

– Trẻ tìm và phát âm các chữ: o, a

– Trẻ trả lời: có hai chữ a ạ!

– Trẻ vỗ tay.

– Trẻ lắng nghe cô phát âm và phát âm cùng cô 3 lần.

– Tổ phát âm chư u.

– Trẻ trả lời chữ u ạ!

– Cả lớp phát âm.

– Trẻ truyền tay nhau lần lượt phát âm.

– Nhóm, cả lớp phát âm lại chữ u.

– Trẻ vỗ tay.

– Trẻ tìm chữ u giơ lên và phát âm.

– 2-3 trẻ trả lời chữ u gồm 2 nét: Một móc ngược và một nét xổ thẳng.

– Trẻ chú ý lắng nghe và quan sát trên máy tính.

– Trẻ chú ý lắng nghe và phát âm các chữ u.

– 2-3 trẻ trả lời: Đi trên đường ray ạ!

– Trẻ quan sát

– Trẻ quan sát và lắng nghe cô đọc từ “sửa đường ray”.

– Cả lớp đọc từ “Sửa đường ray” 2 lần.

– Trẻ trả lời: 2 chữ giống nhau.

– Trẻ lắng nghe cô phát âm.

– Cả lớp, bạn nam, nữ lần lượt phát âm chữ ư

– Cả lớp cùng phát âm, nhóm, cá nhân phát âm chữ ư…

– Trẻ cùng tìm chữ ư giơ lên và phát âm.

– 2-3 trẻ nhận xét chữ ư gồm 3 nét: Một nét móc ngược, một nét xổ thẳng và 1 dấu móc nhỏ.

– Trẻ chú ý lắng nghe.

– 2-3 trẻ nhắc lại cấu tạo chữ ư.

– Trẻ vỗ tay.

– Trẻ chú ý quan sát , lắng nghe, phát âm các chữ ư.

– Trẻ trả lời: Chữ u,ư ạ!

– 2-3 trẻ trả lời: Cả 2 chữ đềù có một nét móc ngược, một nét xổ thẳng.

– 2-3 trẻ nhận xét: Chữ ư có một dấu móc nhỏ, chữ u không có.

– Trẻ chú ý lắng nghe.

– Trẻ trả lời: Nét móc ngược, nét xổ thẳng.

– Trẻ ghép chữ u.

– Trẻ giơ chữ cái đã ghép được và phát âm.

-Trẻ trả lời: Đó là chữ ư.

– Đại diện trẻ lên chọn và ghép chữ ư.

-Trẻ giơ chữ ư đã ghép được lên và phát âm.

– Trẻ vổ tay.

– Trẻ lên chơi đứng thành 2 hàng dọc.

– Trẻ chú ý lắng nghe

– Trẻ thi đua giữa 2 đội chuyển bóng có các chữ cái u, ư qua đầu.

– Trẻ đếm cùng cô và phát âm các chữ u,ư.

– Trẻ chọn vé có gắn chữ u, ư đứng thành 4 hàng dọc.

– Trẻ có chữ u, ư lần lượt giơ lên và phát âm

– Trẻ lên chọn vô lăng có gắn chữ u, ư tương ứng và đứng thành 2 hàng ngang.

– Trẻ có vô lăng có chữ u lái sang trái, ư lái sang phải.

– Trẻ có chữ u, ư phát âm theo yêu cầu.

– Trẻ làm đoàn tàu vừa đi vừa hát “Đi tàu lửa”

Giáo viên: Tăng Thị Liễu

Related Posts