Chỉ số ROA và ROE và Những thông tin cơ bản trong chứng khoán

Khi nhắc đến các chỉ số về đo lường hoạt động kinh doanh, không thể bỏ qua hai chỉ số ROA và ROE. Hai chỉ số này giúp nhà đầu tư đưa ra những quyết định chính xác, hiệu quả nhất. Vậy chỉ số ROA và ROE là gì? Cùng tìm hiểu những thông tin cơ bản về các chỉ số này qua bài viết dưới đây.

Tổng quan về chỉ số ROA

Chỉ số ROA được biết đến là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá mức độ hoạt động hiệu quả của doanh nghiệp. Đây là chỉ số quan trọng để đánh giá và lựa chọn cổ phiếu tốt.

ROA là gì?

ROA có tên gọi đầy đủ là Return On Asset. Đây là chỉ số mang tính chất đo lường mức độ hiệu quả khi sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Chỉ số ROA sẽ giúp nhà đầu tư có cái nhìn chính xác, khách quan nhất về mức độ hiệu quả khi sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Điều này giúp các nhà đầu tư đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn cho mình.

Công thức tính chỉ số ROA

Để tính chỉ số ROA, các nhà đầu tư có thể tham khảo công thức tổng quát sau:

ROA= Lợi nhuận sau thuế / Tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp x100%

Trong đó:

  • ROA là tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (đơn vị tính %)
  • Lợi nhuận sau thuế là doanh thu trừ đi chi phí ( hay lợi nhuận ròng)
  • Tổng vốn đầu tư doanh nghiệp là số vốn doanh nghiệp để kinh doanh, gồm vốn chủ sở hữu và vốn vay nợ.

Ý nghĩa của chỉ số ROA

Trong lĩnh vực chứng khoán, ROA là chỉ số cơ bản và quan trọng. Chỉ số ROA có một số ý nghĩa sau:

  • Chỉ số ROA giúp đánh giá mức độ hiệu quả khi sử dụng vốn của các công ty, doanh nghiệp. Cụ thể đó là phản ánh được 01 đồng tài sản của doanh nghiệp có thể tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu.
  • Chỉ số ROA cao giúp nhà đầu tư xem xét được doanh nghiệp đó đang khai thác tài sản hiệu quả để tạo ra lợi nhuận. Và các chứng khoán có chỉ số ROA cao sẽ được các nhà đầu tư ưa chuộng và có giá trị cao hơn.
  • Chỉ số ROA thấp phản ánh các nguồn lực của doanh nghiệp chưa thai khác hiệu quả.
  • Một số trường hợp doanh nghiệp hoạt động tốt, nhưng lại có chỉ số ROA thấp. Điều này xảy ra ở các doanh nghiệp hoạt động không cần đầu tư vào tài sản cố định vẫn có khả năng tạo ra lợi nhuận tốt. Cụ thể như các ngành hàng tiêu dùng, công nghệ thì nhà đầu tư không chỉ xét đến tiêu chí ROA, mà cần thêm các tiêu chí khác như P/E, ROE… đế đánh giá.
  • Trường hợp những công ty, doanh nghiệp yêu cần nhiều vốn để hoạt động như ngành công nghiệp nặng. Để sử dụng chỉ số ROA để đánh giá, các nhà đầu tư cần so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành. Hay so sánh trực tiếp với chính chỉ số ROA trước đây của doanh nghiệp.
  • Trường hợp trong một ngành nghề, doanh nghiệp nào sở hữu tiêu chí ROA cao hơn phản ánh khai thác tài sản tốt hơn. Khi doanh nghiệp sở hữu chỉ số ROA tăng dần theo thời gian, cho thấy mức độ hiệu quả khai thác tài nguyên của doanh nghiệp này đang được cải thiện.

Tổng quan về chỉ số ROE

Chỉ số ROE là tiêu chí quan trọng để đáng giá khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu. Chỉ số này còn giúp chủ đầu tư nhận diện lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp đó với các đối thủ khác.

Chỉ số ROE là gì?

ROE có tên đầy đủ là Return On Equity. Đây là chỉ số phản ánh lợi nhuận trên số vốn chủ sở hữu hoặc lợi nhuận trên vốn của doanh nghiệp. Như cái tên của nó, đây là chỉ số đo lường khả năng sinh lời của khoản đầu tư trên mỗi đồng vốn bỏ ra. Hay có thể hiểu ROE là chỉ số đo lường khả năng sử dụng vốn hiệu quả của doanh nghiệp.

Chỉ số ROE vô cùng quan trọng đối với các nhà đầu tư. Bởi chỉ số này thường được dùng để đánh giá, so sánh khả năng kinh doanh, phát triển của doanh nghiệp cùng ngành so với thị trường. Và tiêu chí này cũng phản ánh doanh nghiệp sẽ dùng nguồn vốn của mình để tạo ra lợi nhuận như thế nào.

Công thức tính chỉ số ROE

Để tính chỉ số ROE , các chủ đầu tư, nhà quản lý doanh nghiệp có tham khảo công thức sau:

ROE= Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu X 100%

Trong đó:

  • Lợi nhuận sau thuế là lợi nhuận ròng (bao gồm đã trừ tất cả các chi phí liên quan)
  • Vốn chủ sở hữu là nguồn vốn của doanh nghiệp tự bỏ ra.

Ý nghĩa của chỉ số ROE

Doanh nghiệp có thể dựa vào chỉ số ROE để chứng minh những lợi ích mà cổ đông có thể nhận được. Chỉ số ROE có các ý nghĩa cơ bản sau:

  • Chỉ số ROE sẽ cho cổ đông biết được những lợi nhuận tốt được nhận từ số vốn đã góp thông qua hình thức sở hữu cổ phiếu của doanh nghiệp.
  • Để làm các nhà đầu tư, cổ đông yên tâm, hài lòng, doanh nghiệp cần tạo ra giá trị ROE cao hơn. Điều này đồng nghĩa với việc lợi tức từ những khoản đầu tư sẽ có rủi ro thấp hơn.
  • Chỉ số ROE sẽ được so sánh với các giá trị lịch sử cùng với chỉ số trung bình ngành. Điều này sẽ giúp mọi người hình dung tổng quan nhất khả năng sinh lời, hay hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp.
  • Chỉ số ROE được tính giữa thu nhập ròng và vốn chủ sở hữu trung bình của các cổ đông. Nếu thu nhập càng cao, ROE càng lớn, thì lợi nhuận mà các doanh nghiệp nhận được càng nhiều.
  • Khi so sánh chỉ số ROE của doanh nghiệp cùng chỉ số ROE trung bình của ngành, nhà đầu tư sẽ xác định dễ dàng lợi thế cạnh tranh. Ngoài ra, chỉ số này còn cung cấp đầy đủ các thông tin mà ban lãnh đạo doanh nghiệp dùng nguồn vốn chủ sở hữu để phát triển công ty.
  • Chỉ số ROE tăng trưởng bền vững chứng tỏ doanh nghiệp phát triển tốt. Việc này chứng tỏ doanh nghiệp tạo giá trị tốt cho cổ đông, biết cách đầu tư. tăng năng suất, lợi nhuận . Và ngược lại, chỉ số ROE thấp có nghĩa bạn lãnh đạo không phát triển tốt công ty, không sinh lời tốt.

Chỉ số ROA và ROE bao nhiêu là tốt?

Chỉ số ROA và ROE bao nhiêu là hợp lý trong kinh doanh luôn là câu hỏi được nhiều nhà đầu tư quan tâm.

Chỉ số ROA bao nhiêu là tốt?

Chỉ số bao nhiêu là tốt phụ vào các yếu tố:

  • Lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động.
  • So sánh chỉ số ROA với các doanh nghiệp đối thủ cùng ngành.
  • So sánh chỉ số ROA với các kết quả trước đây.

Thông qua chỉ số ROA, chủ đầu tư có thể đánh giá khả năng sinh lời của tài sản. Chúng ta sẽ biết được 1 đồng tài sản của doanh nghiệp sẽ tạo ra được bao nhiêu lợi nhuận. Khi ROA càng cao, hiệu quả sử dụng tài sản càng lớn hay khả năng sinh lời càng lớn. Ngoài ra, khi đưa ra kết luận về ROA, bạn cần so sánh chỉ số này với kỳ trước, với thực tế, với các doanh nghiệp trung bình ngành khác.

Theo tiêu chuẩn quốc tế thì chỉ số ROA từ 7.5% trở lên thì thì doanh nghiệp đó được đánh giá đảm bảo năng lực tài chính. Tuy nhiên, các nhà đầu tư không nên chỉ dựa vào chỉ số này trong một năm.

Do vậy, các chủ đầu tư cần theo dõi ít nhất trong 3 năm liên tiếp. Nếu doanh nghiệp đó duy trì giá trị 10% trở lên trong 3 năm liên tục, doanh nghiệp này được đánh giá có nguồn tài chính ổn định. Và đây là doanh nghiệp được giới chuyên môn đánh giá cao.

Chỉ số ROE bao nhiêu là tốt?

Trước khi xác định chỉ số ROE, bạn cần đánh giá xen lĩnh vực kinh doanh mà doanh nghiệp đang hoạt động. Bởi vì trên thị trường có đa dạng các ngành nghề kinh doanh, nên mỗi lĩnh vực khác nhau sẽ có mức ROE trung bình tương ứng khác nhau.

Ngoài ra, bạn không thể sử dụng ROE của công ty hoạt động trong lĩnh vực cộng đồng để so sánh với các doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Sự so sánh mức trung bình này sẽ đem lại kết quả không chính xác.

  • Các nhà đầu tư nên tập trung vào các tổ chức có ROE bằng hay cao hơn mức trung bình so với các doanh nghiệp cũng lĩnh vực hoạt động.
  • Nhà đầu tư nên đánh giá chỉ số ROE đạt 14% là tỷ lệ chấp nhận được. Còn nếu thấp hơn 10% là tỷ lệ kém, nhà đầu tư cần cân nhắc trước khi đầu tư.
  • Chỉ số ROE ở mức 20% – 22% là tốt. Nhà đầu tư nên lựa chọn những doanh nghiệp đặt mức tỷ lệ này để đầu tư an toàn, tránh rủi ro.

Mối quan hệ giữa chỉ số ROE và ROA

Chỉ số ROA và ROE thường song hành với nhau. Hai chỉ số này có mối liên hệ mật thiết trong lĩnh vực kinh doanh và phân tích chứng khoán của nhà đầu tư.

Xét trên lợi ích của nhà đầu tư, chỉ số ROE sẽ được chú ý hơn. Vì chỉ số này thể hiện trực tiếp mối quan hệ giữa đồng vốn bỏ ra với đồng lợi nhuận thu về. Tuy nhiên, khi ROE cao mà ROA thấp lại khiến chủ đầu tư lo ngại về khả năng sử dụng nợ của doanh nghiệp.

Ngoài ra, để xem xét chỉ số ROE cao như vậy có tốt hay không thì nhà đầu tư cần lưu ý 2 yếu tố đó là: đòn bẩy tài chính và đặc thù ngành.

Như đối với ngành sản xuất công nghiệp nặng như Hoa Phat Group, mức ổn định của đòn bẩy ngành tài chính sẽ duy trì mức 2. Có nghĩa là doanh nghiệp đó dùng 50% cơ cấu nợ, 50% cơ cấu vốn.

Còn đối với ngành tài chính, ngân hàng, khi đòn bẩy tài chính duy trì mức 10 hay mức 15 là điều bình thường. Bởi tài sản của ngân hàng chiếm đến 70% là tiền gửi tiết kiệm của khách hàng.

Do vậy, doanh nghiệp phát triển hiệu quả sẽ sở hữu đòn bẩy tài chính ở mức bình thường hoặc rất ít. Nêu khi đầu tư không chỉ quan tâm đến chỉ số ROE và còn cần chú ý đến chỉ số ROA. Bởi mối liên hệ giữa chỉ số ROA và ROE là không thể tách rời. Một doanh nghiệp sở hữu chỉ số ROE 30% và ROA 5% sẽ không đánh giá cao bằng doanh nghiệp có ROE 20% và ROA 15%.

Kết luận

Chỉ số ROA và ROE đem đến cho các nhà đầu tư những lợi ích khi xác định đầu tư. Và cách tính chỉ số ROA và ROE đều không quá phức tạp nếu bạn biết các yếu tố cần thiết. Trên đây, bài viết được chia sẻ bởi công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam.

Related Posts