Soạn bài Thao tác lập luận phân tích Soạn văn 11 tập 1 tuần 2 (trang 25)

Trong chương trình Ngữ Văn lớp 11, học sinh sẽ được giới thiệu để tìm hiểu về thao tác lập luận phân tích.

Dưới đây là tài liệu Soạn văn 11: Thao tác lập luận phân tích, vô cùng hữu ích dành cho học sinh khi tìm hiểu về tác phẩm này.

Soạn bài Thao tác lập luận phân tích

I. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận phân tích

Đọc đoạn trích trong SGK và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

1. Đánh giá của tác giả với nhân vật Sở Khanh: Sở Khanh là kẻ bẩn thỉu, bần tiện.

2. Để thuyết phục người đọc, tác giả đã phân tích ý kiến của mình:

  • Sở Khanh sống bằng nghề đồi bại bất chính: sống bám các thanh lâu, làm chồng hờ của các gái điếm.
  • Sở Khanh là kẻ tồi tàn nhất trong cái bọn tồi tàn ấy: vờ làm nhà nho, làm hiệp khách và vờ yêu để kiếm chác, đánh lừa một người con gái.
  • Không chỉ vậy, hắn còn là một kẻ lật mặt: mặt mo đến mắng át Kiều và toan đánh Kiều nữa.

3. Sau khi phân tích bộ mặt của Sở Khanh, người viết đã tổng hợp lại bằng cách khái quát bản chất của Sở Khanh: Nó là cái mức cao nhất của tình hình đồi bãi trong xã hội này.

4. Một số đối tượng phân tích trong các bài văn nghị luận:

– Nghị luận xã hội:

  • Nghị luận về sự lạc quan trong cuộc sống.
  • Nghị luận về hành trang vào đời…

– Nghị luận văn học:

  • Phân tích vẻ đẹp cảnh thu và tình thu trong bài Câu cá mùa thu.
  • Phân tích giá trị hiện thực trong đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh.

5. Phân tích là cách chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận để đi sâu xem xét một cách toàn diện về nội dung, hình thức của đối tượng. Những yêu cầu: chia tách yếu tố theo tiêu chí nhất định, đi sâu vào phân tích từng yếu tố…

II. Cách phân tích

1. Đọc đoạn trích ở mục I, và các đoạn dưới đây để tìm hiểu cách phân tích:

– Đoạn trích ở mục (I): Phân tích theo quan hệ nội bộ của đối tượng: bản chất bẩn thỉu của Sở Khanh.

– Đoạn (1):

  • Phân tích theo quan hệ nội bộ của đối tượng: Đồng tiền vừa có tác dụng tốt, vừa có tác dụng xấu (sức mạnh tác oai tác quái).
  • Phân tích theo quan hệ kết quả – nguyên nhân: tác hại của đồng tiền.

– Đoạn (2): Phân tích theo quan hệ nguyên nhân kết quả: Bùng nổ dân số và hậu quả của nó.

2. Mối quan hệ giữa phân tích và tổng hợp:

– Đoạn trích mục (I): Phân tích những biểu hiện bản chất bẩn thỉu của Sở Khanh mà tổng hợp lại đó là bức tranh về nhà chứa, tính đồi bại trong xã hội đương thời.

– Đoạn 2: Phân tích luôn gắn liền với khái quát tổng hợp: sức mạnh của đồng tiền, thái độ, cách hành xử của tầng lớp xã hội đối với đồng tiền và thái độ của Nguyễn Du đối với xã hội đó.

– Đoạn 3: Phân tích bùng nổ dân số ảnh hưởng đến nhiều mặt của cuộc sống con người. Từ đó đưa ra kết luận: Dân số càng tăng nhanh thì chất lượng cuộc sống của cộng đồng, gia đình, cá nhân càng giảm.

II. Luyện tập

Câu 1. Trong các đoạn trích trong SGK, người viết đã phân tích đối tượng từ những mối quan hệ nào?

a. Quan hệ nội bộ của đối tượng: diễn biến, cung bậc tâm trạng của Thúy Kiều.

Quan hệ giữa đối tượng này với đối tượng khác có liên quan: bài thơ Lời kỹ nữ của Xuân Diệu với bài Tì bà hành của Bạch Cư Dị.

Câu 2. Phân tích vẻ đẹp ngôn ngữ nghệ thuật trong Tự tình (bài II).

– Từ ngữ giàu hình ảnh và cảm xúc: văng vẳng, trơ, cái hồng nhan, xiên ngang, đâm toạc, tí, con con…

– Sự kết hợp giữa hững động từ mạnh (xiên, đâm) với các bổ ngữ độc đáo (ngang, toạc) làm nổi bật sự bướng bỉnh và ngang ngạnh.

– Nghệ thuật đảo trật tự cú pháp trong hai câu luận:

– Nghệ thuật sử dụng sóng đôi các cặp từ trái nghĩa, góp phần biểu lộ trạng thái bế tắc: say – tỉnh, khuyết – tròn, đi – lại.

– Nghệ thuật lặp từ (lại, xuân) và phép tăng tiến (san sẻ – tí – con con)…

Related Posts