Tham khao bai viet so 3 lop 9 de 4

Qua bài viết này Askanswerswiki xin chia sẻ với các bạn thông tin và kiến thức về Tham khao bai viet so 3 lop 9 de 4 hay nhất được tổng hợp bởi chúng tôi

TOP 57 bài viết số 3 lớp 9 hay nhất, giúp các em học sinh lớp 9 tham khảo, nhanh chóng hoàn thiện bài viết số 3 lớp 9 đề 1, đề 2, đề 3, đề 4. Qua đó, sẽ ngày càng học tốt môn Văn 9 hơn.

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm các bài viết số 4 và số 5 tiếp theo để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra viết sắp tới. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để tích lũy thêm vốn từ cho mình. Bài viết số 3 lớp 9 gồm 4 đề như sau:

  • Đề 1: Kể về một lần trót xem trộm nhật kí của bạn
  • Đề 2: Kể lại cuộc gặp gỡ người lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính
  • Đề 3: Kể lại kỉ niệm đáng nhớ giữa mình và thầy cô giáo cũ nhân ngày 20/11
  • Đề 4: Kể về một cuộc gặp gỡ với các chú bộ đội nhân ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.

Bài viết số 3 lớp 9 đề 1

Đề bài: Kể về một lần trót xem trộm nhật kí của bạn

Dàn ý bài viết số 3 lớp 9 đề 1

1. Mở bài:

Nhật kí là hình thức ghi chép tự do của mỗi cá nhân. Nó là mảng tâm hồn để người viết ra thỉnh thoảng đọc lại suy ngẫm về những vấn đề riêng tư không muốn cho ai biết. Vì thế, khi người khác tự ý xem có thể dẫn đến hậu quả khôn lường.Thế mà, do nông nổi tôi đã một lần xem nhật kí của người bạn thân nhất. Chuyện đã qua, nhưng đến tận bây giờ, tôi vẫn không thể tha thứ cho mình.

2. Thân bài:

– Kể về tình huống dẫn đến việc xem trộm nhật kí của bạn

+ Lí do khách quan: (Đến nhà bạn học nhóm; cầm hộ bạn cặp sách….)

+ Lí do chủ quan: Sự tò mò, thôi thúc (miêu tả nội tâm)

– Bạn viết gì? Có viết về mình không? Đọc một tẹo không sao đâu

– Kể diễn biến sự việc:

+ Tâm trạng khi đọc nhật kí

+ Đọc được gì trong đó? (Ngày…tháng…năm)

+ Có ai biết mình đọc nhật kí của bạn

– Kể lại tâm trạng, suy nghĩ của mình sau khi đọc nhật kí: Xấu hổ, dằn vặt (nghị luận)

3. Kết bài:

Kết thúc sự việc (Những ngày sau khi xem nhật kí, bài học về bí mật riêng tư của người khác. Bài học về tình bạn).

Bài viết số 3 lớp 9 đề 1 – Mẫu 1

Trong cuộc sống không có ai là không một lần mắc sai lầm. Với một phút nông nổi, hiếu kì của cái tuổi 14 mà tôi đã làm người bạn mà tôi yêu quý nhất phải buồn chỉ vì một quyển nhật kí.

Mùa hè – mùa của tuổi học trò bắt đầu bằng tiếng vĩ cầm của các nhạc công ve. Cây phượng nở hoa đỏ rực như một cây nấm khổng lồ. Tôi chạy sang nhà Ngọc đứa bạn thân từ hồi còn bé tí tẹo để gọi nó cùng đi chơi. Vừa bước vào cổng tôi gọi to:

– Ngọc ơi! này đi chơi đi! gớm gì mà nghỉ hè rồi cứ ở nhà suốt thế?

Mẹ Ngọc từ trong nhà đi ra nở một nụ cười và nói với giọng trêu đùa tôi:

– Cái con bé này lúc nào cũng nhanh nhảu. Ngọc đi mua cho cô mớ rau rồi cháu lên phòng đợi bạn chút xíu nhé.

Tôi vâng dạ chạy lên phòng Ngọc. Phòng nó lúc nào cũng sạch sẽ, gọn gàng không như phòng tôi. Tính tôi hay tò mò cứ phải ngắm nghía, xem xét xem có gì hay ho không.

Bỗng tôi thấy trên giá sách của Ngọc có quyển gì màu hồng được che lấp bởi những quyển sách giáo khoa. Tôi lấy quyển sổ bí mật đó ra và ngạc nhiên khi biết đây là quyển nhật kí. Ngọc vốn là đứa trầm lặng, ít nói nhưng chuyện gì của nó tôi cũng biết. Mà sao chuyện này nó không kể với mình. Tôi cũng biết đọc trộm nhật kí là không nên nhưng nhưng tôi rất tò mò không biết nó có nói gì tôi không. Mở trang đầu ra với dòng chữ nắn nót của Ngọc

Ngày…tháng: Hôm nay mình thấy không vui vì Huyền giận vô cớ, không nghe mình giải thích lí do nữa. Mình mong lần sau bạn ý sẽ bình tĩnh hơn

Đọc đến đây tôi cảm thấy mặt mình nóng ran, thế mà nó chẳng báo giờ nói trước mặt mình mà chỉ nói sau lưng mình thôi ư? tôi dở sang trang tiếp theo

Ngày…tháng

Huyền thực sự là người vui tính, lúc nào cũng quan tâm mọi người. Ai cũng quý bạn ấy. Mình ghen tị với bạn ấy quá

À bây giờ bạn ý còn biết nói tốt với tôi cơ à, thế mà chả bao giờ nó chịu khen tôi một câu- tôi nghĩ trong đầu với nhiều ý nghĩ và quên đi hành động của mình

Cánh cửa phòng mở ra Ngọc đi vào hốt hoảng khi thấy tôi đọc những gì bí mật mà bạn ý đã dấu kín. Ngọc giằng vội quyển nhật kí, òa khóc nói với tôi;

– Tại sao cậu lại đọc trộm nhật kí của tớ?

Tôi rất xấu hổ nhưng vẫn cố cãi:

– Tớ..tớ chỉ đọc xem cậu nói gì về tớ thôi..ai ngờ cậu cũng nói xấu tớ. Cậu có coi tớ là bạn không?

Ngọc vẫn khóc nấc lên:

– Tớ cũng..muốn..muốn nói với cậu nhưng cậu không chịu nghe tớ nói đâu. Đấy chỉ là tớ suy nghĩ thế thôi chứ tớ không có ý nói xấu cậu

Bây giờ tôi mới nhớ cứ mỗi lần Ngọc khuyên bảo tôi thì tôi đều cáu gắt chỉ vì giữ sĩ diện cho mình mà quên đi tâm trạng của Ngọc. Tôi cảm thấy rất hối hận và ôm chầm lấy Ngọc nói trong nước mặt;

– Tớ xin lỗi cậu. Tớ sai rồi. Tha lỗi cho tớ nhà Ngọc. Ngọc lau vội nước mắt, gật đầu. Rồi 2 đứa lại nhìn nhau cười

Qua câu chuyện của mình tôi mới biết đọc nhật kí của bạn là đã vi phạm quyền riêng tư khiến tôi hối hận đến tận bây giờ. Nhưng cũng nhờ lần tình cờ đó mà tình bạn giữa tôi và Ngọc ngày càng hiểu nhau hơn, xây dựng tình bạn trên lâu đài của sự tin tưởng.

Bài viết số 3 lớp 9 đề 1 – Mẫu 2

Khi con người ta trưởng thành, có một số thứ quên đi, có một số thứ chúng ta giữ lại để trận trọng và mỉm cười khi nhớ về. Nhưng với em, ở trong kí ức này, có một điều khi nhớ lại em thấy xấu hổ với bản thân mình và với bạn ấy. Đó là lần em đã trót xem trộm nhật kí của Lan Anh, cô bạn thân suốt 4 năm học trung học cùng em. Đó là lần “lỡ dại” khiến em vẫn ăn năn cho đến tận hôm nay.

Em và Lan Anh học chung lớp, ngồi cùng bàn, đi học cùng nhau, có việc gì cũng cùng nhau làm. Các bạn trong lớp vẫn bảo chúng em là đôi bạn cùng tiến. Mọi thứ cứ trôi qua bình lặng, chúng em hằng ngày đến trường, vui chơi, học tập. Những lúc rảnh rỗi đạp xe qua nhà nhau chơi, nhiều khi còn rủ nhau hái trộm xoài của bác hàng xóm nhà em. Có rất nhiều điều khiến em nhớ lại và mỉm cười vì nó thật tuyệt.

Tuy nhiên chỉ duy nhất một lần ấy, một lần khiến em đỏ mặt, xấu hổ và không biết phải giấu mặt đi đâu. Đó là vào đầu năm lớp 8, cũng đã hai năm trôi qua nhưng hành vi không nên ấy của em vẫn còn đọng lại trong kí ức.

Lan Anh có quyển sổ nhật kí xinh xắn, màu nâu chàm rất ấn tượng. Chúng em đều biết ai cũng có sổ nhật kí nhưng không ai được phép xem nhật kí của nhau. Dù là bạn thân thì cũng không được xem. Bởi ai cũng có nhiều chuyện riêng tư, chuyện không kể ra được cùng bạn bè, và nhật kí chính là người bạn tâm tình của bản thân.

Vậy mà hôm đó em đã không kiềm chế được sự tò mò của bản thân mình, trót xem trộm nhật kí của Lan Anh. Hôm đó vào tiết thể dục, em bị đau bụng nên không ra sân tập. Một mình ngồi trong phòng không biết làm gì nên em đã không cưỡng lại sự tò mò của bản thân mình. Em thấy cuốn nhật kí của Lan Anh đặt ngay trên bàn, em cũng không định xem nhật kí của bạn ấy nhưng không hiểu sao em lại làm việc đáng trách như vậy.

Em run run nhìn ra cửa sổ xem có ai không rồi mở ra, lật từng trang, từng trang đến nỗi không dám đọc, chỉ lật như thế thôi. Hành động đó của em như một kẻ trộm sợ người khác bắt gặp được. Nhưng mà cũng đúng thôi, em không khác gì một kẻ trộm đang xem trộm suy nghĩ của người khác mà không được cho phép.

Mặc dù em chưa đọc được gì, nhưng em cũng đã cảm thấy bản thân mình không nên làm những việc như thế này. Em đã rất hối hận sau khi mới chỉ lật dở nhật kí của Lan Anh. Có lẽ Lan Anh nếu biết điều này cậu ấy sẽ rất buồn và thất vọng về tôi lắm.

Chỉ một lần duy nhất từ năm lớp 8, việc xem trộm nhật kí của một người bạn thân mà cho đến bây giờ em không dám lặp lại việc đó thêm lần nào nữa. Bởi rằng mỗi lần nhớ lại hành động đó em lại thấy bản thân mình không tốt. Nếu cứ xem trộm nhật kí của người khác chẳng khác gì em là một kẻ cắp, mà kẻ cắp thì là người xấu và không được ai yêu quý nữa.

Và cũng từ lần đó em đã rút ra được bài học cho bản thân mình. Có những chuyện không nên biết sẽ tốt hơn, tò mò quá cũng không phải là điều tốt. Những gì là riêng tư của người khác, họ không muốn tâm sự với mình thì chắc chắn đó là điều mà họ muốn giữ ở trong lòng.

Bài viết số 3 lớp 9 đề 1 – Mẫu 3

Căn phòng của tôi khá bừa bộn, sách vở đồ dùng để lung tung. Để tìm một cái gì đó, có khi tôi phải mất cả tiếng đồng hồ. Tuy nhiên, vẫn có một thứ mà tôi không bao giờ để sai chỗ, nó luôn trong trí nhớ của tôi bất kể tôi có quên đi mọi thứ khác chăng nữa. Đó chính là bức ảnh tôi và Mai chụp chung năm nào.

Mai là cô bạn gái thân thiết nhất của tôi. Chúng tôi chơi với nhau từ hồi còn bé xíu nên tôi hiểu rất rõ Mai. về Mai, ai cũng phải thừa nhận bạn rất xinh và dễ mến. Mái tóc dài thướt tha và đen mượt ôm lấy khuôn mặt trái xoan, đôi lông mày thanh tú và cái miệng chúm chím đáng yêu làm sao! Thông minh, học giỏi, khéo tay khiến tôi càng hãnh diện về bạn. Và hơn cả, Mai lại sống rất tình cảm. Chúng tôi đi đâu cũng đi cùng nhau. Tôi hay sang nhà Mai chơi cũng như bạn hay đến thăm tôi. Những lần nhìn thấy bố mẹ Mai chăm lo cho bạn, tôi cảm thấy cuộc sống của Mai hạnh phúc biết nhường nào, có lẽ còn hơn tôi.

Một lần, tôi đến nhà Mai mượn sách. Mai bảo tôi cứ tìm thoải mái còn mình xuống làm bánh. Cả một tủ sách khiến tôi hoa cả mắt. Mải tìm kiếm nên tôi lỡ làm rơi một quyển sách. Tôi cúi xuống nhặt, ra là quyển: Cuộc sống hạnh phúc. Biết rõ Mai nhưng tôi không hiểu cuốn truyện nhạt nhẽo này hấp dẫn bạn ở điểm nào. Khi cất nó vào tủ tôi phát hiện ra một kẽ hở nhỏ cạnh kệ sách. “Cái gì vậy nhỉ!” Tôi tò mò nghĩ thầm và cố lôi nó ra, một quyển sổ cũ kĩ, tôi mở ra xem. Không! Đó là nhật kí của Mai! Tôi vội vàng gập lại ngay và định để vào chỗ cũ. Nhưng tôi muốn biết rõ thêm về Mai, rằng tại sao bạn lại thích đọc cuốn Cuộc sống hạnh phúc, tôi không ngăn được tay mình mở cuốn sổ, mắt mình đọc nó. Tôi đã cố gắng nhưng mắt tôi vẫn dán vào. “Trời ơi! Lẽ nào lại vậy! Lẽ nào Mai…”. Đang đọc bỗng dưng tôi nghe thấy tiếng “xoảng”, tôi quay đầu lại: Mai! Tay tôi run bắn, cuốn nhật kí rơi bộp xuống đất. Mai chạy về phía tôi, nhặt vội cuốn sổ. Tôi đứng trân trân, người bất động, không nói được lời nào. Tôi chỉ nhớ ánh mắt rưng rưng, Mai nhìn tôi, đầy tức giận, môi run rẩy: “Đi ra ngay!”

Đó là lần đầu tiên tôi nhìn thấy Mai giận dữ như vậy. Tôi chạy, chạy như điên ánh mắt ấy, tôi muốn khóc quá. Tôi rất sợ, sợ sự giận dữ Mai ném cho tôi, sợ cả chính việc mình vừa làm, về đến nhà, tôi đóng sập cửa phòng lại. Tôi thở hổn hển, chân tôi đứng không vững nữa, tôi bán thần ngồi xuống ghế như không tin chuyện vừa xảy ra. Lúc bình tĩnh lại, tôi tự trách mình tại sao lại làm như vậy. “Tại sao tôi lại không chiến thắng được tính tò mò của mình? Tại sao?…”. Tôi buồn bực quăng cả chồng sách trên bàn xuống đất. Sự xấu hổ và hối hận làm tôi day dứt, không yên.

Đêm đó, tôi cứ trằn trọc mãi – tôi ước gì chuyện đó chưa bao giờ xảy ra vì ngày mai chúng tôi lại cùng nhau đi học. Tôi suy nghĩ miên man, nhất là về chuyện gia đình Mai. Tôi nhớ lại những trang nhật kí đầy nước mắt trong cuốn sổ ấy, làm sao tôi có thể tưởng tượng rằng gia đình Mai không hề hạnh phúc, rằng suốt ngày Mai luôn phải nghe những trận cãi vã của ba mẹ. Tôi không tin vào những gì mình đã đọc. Càng nghĩ, tôi càng tưởng tượng ra tâm trạng Mai và tôi càng thương Mai hơn, chắc hẳn bạn cô đơn và buồn bã lắm, có thể Mai còn sợ hãi cho những gì sắp xảy ra nữa. Vậy mà tôi đã từng cho rằng mình hiểu rõ Mai. Tôi muốn chia sẻ cùng Mai biết bao nhiêu, muốn an ủi và làm hòa với bạn. Nhưng tôi lo rằng Mai vẫn trách móc, giận tôi. Bạn sẽ không nói với tôi một lời nào nữa, có thể lắm chứ. Giữ trong mình một bí mật quá lớn, tôi tự nghĩ hay mình nên chia sẻ cùng ai khác. Tôi có thể vơi đi phần nào và các bạn khác sẽ thông cảm với Mai. Nhưng tôi không làm được, tôi sẽ không cho phép mình xử sự vậy. Tôi đã cố tình xen vào sự đau buồn Mai hằng cất giữ, giờ lại muốn phơi bày, để lộ ra ư? Vậy tôi đâu còn là bạn của Mai nữa. Và cứ thế, hết đường này đến đường khác tôi nghĩ cho mình cách đi mà cuối cùng vẫn không sao thoát khỏi sự ăn năn. day dứt.

Sáng hôm sau, tôi đến lớp một mình, Mai vẫn giận tôi, bạn né tránh và không nói chuyện với tôi. Tôi đã rất quyết tâm đến xin lỗi Mai, nhưng rồi tôi lại sợ, sợ nhìn lại vẻ mặt tức giận của Mai tôi cũng tránh Mai luôn.

Sau hôm đó, tôi tự thuyết phục mình sẽ đến gặp Mai. Nhưng hai hôm, rồi ba hôm sau, Mai không đến lớp, Tôi rất lo lắng đang định đến nhà Mai thì tôi thấy Mai đứng trước cửa nhà:

Mai, mình sẽ đi Sài Gòn cùng mẹ. Tạm biệt Bình! Mai nói trong nước mắt.

“Trời!” – tôi thốt lên khe khẽ – “Sao lại vậy?”. Tôi đứng lặng đi nhìn Mai mà ứa nước mắt.

Ghì chặt mấy quyển sách trong tay, Mai nói trong tiếng nấc:

Bố mẹ mình li dị rồi!

Tai tôi như nghe không rõ nữa, Mai sắp đi xa ư, rời khỏi tôi mãi ư, về sau tôi có còn gặp lại Mai nữa không, tôi không muốn nghĩ tiếp. Có điều gì đó thôi thúc trong lòng tôi, tôi bật ra, không chút kìm nén.

Mai, mình xin lỗi, mình không cố tình đâu… chi vì…

Nói đến đấy, tôi thổn thức. Trong lòng tôi, sự hối hận đã vơi nhiều, chỉ còn sự xót xa và cảm giác mất mát, mất một cái gì đó thật lớn lao.

Mai nhìn tôi, ánh mắt đầy lưu luyến, bạn gật đầu, giọng xúc động:

Chúng ta vẫn là bạn – Mai nói không chút ngập ngừng.

Hai chúng tôi xích gần lại nhau hơn. Mai và tôi đã cảm thấy điều gì quý nhất ở tình bạn. Lần đầu tiên, chính Mai đã lau nước mắt trước:

Mình không buồn nữa đâu, cậu cũng đừng buồn Bình à. Mình còn biết bao nhiêu điều muốn nói với cậu cơ mà.

Đến lúc này, tôi cảm thấy như mình đã lãng phí quá nhiều thời gian. Mai đâu còn ở với tôi lâu nữa. Tôi quệt nước mắt, dắt tay Mai vào nhà.

Chúng tôi đã nói với nhau biết bao chuyện, nhưng tuyệt nhiên không ai nhắc đến chuyện buồn của Mai. Hơn ai hết, tôi hiểu rằng chính mình phải làm cho Mai tin ở những điều tốt đẹp, tin ở tương lai tươi sáng hơn. Mọi nỗi buồn với Mai sẽ qua đi theo năm tháng, tôi chỉ mong rằng tình bạn tôi dành cho Mai sẽ làm vơi đi phần nào nỗi buồn của bạn lúc này. Chợt, tôi thấy quyển truyện Cuộc sống hạnh phúc, tôi mới hỏi:

Mình hỏi một chút được không! Sao cậu có vẻ mê cuốn truyện này thế?

Nó tẻ nhạt thật đấy, đúng là quanh đi quẩn lại cũng chỉ nói về cuộc sống của một gia đình. Nhưng, Bình ạ, nó lại rất hấp dẫn mình, vì đọc nó, mình cảm giác như được sống trong một gia đình thực sự, được cảm nhận sự yêu thương, che chở của bố mẹ…

Ra là vậy, giờ tôi mới hiểu tại sao.

Đi với mình một chút – Mai nắm tay áo tôi kéo đi. Cuối cùng, chúng tôi cũng đến được khu vườn sau nhà Mai, nơi chúng tôi vẫn thường chơi đùa hồi bé. Mai đến một gốc cây to, đào lên một chiếc hộp sắt rồi nói:

Từ bé, mình đã cất giấu những kỉ niệm buồn vào đây, bây giờ mình sẽ cất quyển sổ này, cất đi những nỗi buồn, Bình ạ!

Nói xong, Mai bỏ cuốn sổ vào hộp, chôn lại dưới gốc cây.

Mình sẽ đi xa, mình sẽ sống một cuộc sống mới. Mình không muốn ai đọc lại những trang nhật kí ấy. Chúng sẽ ở lại đây, gắn với ngôi nhà này. Khi nào Bình buồn, cậu cứ đến đày. Mình tin gốc cây này sẽ giúp cậu vơi đi nỗi buồn đấy.

Tôi im lặng ngắm những tán cây, liệu cây có hiểu những điều Mai nói không? Tôi nắm tay Mai – “Chúng ta mãi là bạn, là bạn thân thiết!”, tôi nhủ thầm.

Đó là cuộc trò chuyện cuối cùng của chúng tôi. Hôm sau, Mai bay vào Sài Gòn cùng mẹ.

Câu chuyện năm nào luôn sống trong tôi, tôi vẫn mong có dịp gặp lại Mai và luôn cầu mong Mai có cuộc sống hạnh phúc.

Bài viết số 3 lớp 9 đề 1 – Mẫu 4

Mỗi người đều có những bí mật riêng mà không ai được xâm phạm, đó là câu nói mà tôi luôn tự nhủ mỗi khi máu tò mò nổi lên trong người tôi cũng là bài học nhớ đời làm tôi suýt đánh mất tình bạn vì trót tò mò xem trộm nhật ký của bạn. Trong ngăn kí ức của tôi, chắc chắn tôi sẽ quên đi nhiều thứ, nhưng tôi sẽ không bao giờ quên được một lần tôi trót xem nhật kí của Nga. Nga là cô bạn thân của tôi từ hồi còn bé nên tôi rất hiểu tính Nga. Vừa dễ mến vừa khoan dung, độ lượng lại còn rất được lòng các bạn trong lớp.

Trong một buổi sáng chủ nhật đẹp trời, tung tăng trên vỉa hè vừa đi vừa hát trên tay cầm mấy quyển sách mà tôi mới vừa mua định mang sang cho Nga cùng đọc vì sở dĩ hai đứa có cùng sở thích. Như thường lệ tôi biết chắc hôm nay ba mẹ Nga không có nhà nên vừa bước vào cổng, tôi vừa cười vừa nhìn quanh vừa kêu to:

– Lép ơi! Mình đến rồi!

Lép là cái biệt danh thân quen mà tôi vẫn gọi Nga thường ngày. Từ sau nhà, tiếng dép lạch cạch cùng với giọng nói của Nga vang lên:

– Ừ! Tớ đây! Vào nhà đi chờ tớ một lát, đang rửa bát!

Tôi chạy ào lại phòng Nga, nằm dài trên chiếc giường đầy gấu bông của bạn ấy. Đưa mắt nhìn quanh một lượt tôi bật dậy, lại góc học tập của Nga. Là bạn rất thân nên chúng tôi thích đọc sách như nhau, nhất là truyện tranh. Kệ sách của Nga đủ các loại đến nỗi đầy kín cả. Tôi đang lựa cho mình một quyển sách ưng ý nhưng sao quanh đi quẩn lại tìm chẳng thấy. Đang loay hoay thì tôi thấy một khe hở nhỏ cạnh kệ sách, vốn dĩ bản tính hay tò mò nên tôi bèn thò tay vào lấy ra xem thử. Thì rút ra được một cuốn sổ. Lúc này mắt tôi bỗng sáng bừng lên khi thấy một cuốn sổ được trang trí rất đẹp mắt, xinh xắn và trông thật dễ thương. Trên mặt cuốn sổ còn được ghi dòng chữ “Những dòng tâm sự của tôi”. Ôi không đây là nhật kí của Nga. Tôi nghĩ thầm và định để vào chỗ cũ, nhưng sao lại cứ ngập ngừng, tôi hình như tôi muốn biết thêm về Nga tôi muốn biết xem Nga ghi những gì? Tôi không kiềm chế được đôi tay mình và đã mở nó ra. Tôi biết hành động như thế này là đã xâm phạm đời tư cá nhân của Nga nhưng sao tôi lại không kìm được đôi mắt mình, không kìm được sự tò mò của bản thân. “Trời ơi! Lẽ nào cuộc sống của Nga là như vậy?”. Bỗng tôi giật bắn mình, Nga đang đứng ngay trước mặt tôi, Nga hét lên:

– Bạn…bạn thật là quá đáng!

Thời gian ngay lúc này đây trong tưởng tượng của tôi cứ như nó đang tạm ngừng lại để đếm từng nhịp tim, hơi thở của cả hai. Chợt đâu đó, một cơn gió thoáng qua nhè nhẹ từ khung cửa sổ kế bên làm tóc tôi bay, gió như đang muốn xoa dịu đi cái không khí căng thẳng lúc này. Mọi vật như cũng đã đứng yên, ngay lúc này tôi cảm nhận được nhịp đập trái tim của Nga hình như nó cũng đang giận dữ. Tay tôi run cầm cập, cuốn nhật kí như nặng hơn rơi bộp xuống đất vì đôi tay của tôi không còn một chút sức lực nào nữa, tôi đứng trân trân, bất động, không nói được lời nào. Ánh mắt Nga lúc này sáng bừng lên nhìn thoáng qua có thể cảm nhận biết đó là một ánh mắt tức giận nhưng tôi nhìn kĩ và thấy được ẩn chứa bên trong là sự yếu đuối. Ánh mắt như đang muốn khóc nó cứ rưng rưng làm lòng tôi thêm nặng trĩu. Lúc đó, nét mặt Nga đỏ bừng lên, như đang ngại ngùng điều gì đó. Chắc tôi sẽ không bao giờ quên được ánh mắt rưng rưng, đôi môi run lẩy bẩy đầy tức giận của Nga lúc đấy. Tôi vụt chạy đi như thể để trốn tránh ánh mắt ấy, mà lòng nặng trĩu. Tôi có cảm giác như đường về hôm nay xa hơn. Cứ chạy mãi chạy mãi mà chân tay cứ mỗi lúc một nặng hơn…

Từ lúc quen nhau đến giờ, tôi và Nga đã cùng nhau trải qua bao nhiêu là chuyện vui buồn nhưng đó là lần đầu tiên tôi thấy Nga giận dữ với tôi như vậy. Tôi chạy, chạy như có ai đó đang đuổi theo mình-là ánh mắt ấy. Tôi muốn khóc quá. Tôi rất sợ, sợ sự giận dữ mà Nga đã ném cho tôi, sợ cả chính việc mà mình vừa làm. Về đến nhà, tôi đóng sập cửa phòng mình lại, thở hổn hển như một kẻ ăn trộm vừa bị rượt bắt, bần thần ngồi xuống ghế, tôi tự trách mình tại sao lại làm như vậy? Tại sao tôi lại không thể chiến thắng nổi sự tò mò của chính mình? Tại sao? Tôi buồn bực quăng cả chồng sách xuống đất, vậy là tiêu tan ý định khai trương mấy quyển sách mới, Sự xấu hổ và hối hận làm tôi day dứt không yên.

Tối hôm đó, tôi nằm trên giường mà lòng cứ day dứt mãi, trằn trọc không thể nào chợp mắt được. Tôi thầm ước ước gì chuyện đó chưa bao giờ xảy ra và ngày mai tôi lại có thể cùng Nga vui vẻ đến lớp. Tôi suy nghĩ miên man, nhớ lại những trang nhật kí viết trong nước mắt của lép tôi buồn. Làm sao có thể tưởng tượng được rằng gia đình Lép không hề hạnh phúc, suốt ngày Lép phải nghe những trận cãi vã của bố mẹ mình. Tôi không tin vào những gì mình đã đọc, càng nghĩ tôi lại càng thấy thương Lép hơn. Lúc này, trong đầu tôi tưởng tượng ra hình bóng của Lép cô đơn và buồn bã trong căn nhà lớn. Vậy mà lâu nay tôi cứ tưởng mình hiểu về Lép rõ lắm. Tôi muốn chia sẻ cùng Lép, muốn an ủi và làm hòa với Nga. Giờ tôi mới hiểu, mới biết Lép đúng là một cô bé cá tính, tự tin và đầy nghị lực sống. Mọi ngày qua lại với Lép thường xuyên nhưng chính sự tự tin, bản lĩnh và nghị lực của Lép đã lấp đi những nỗi buồn của Lép đến nỗi chính tôi cũng không thể nào nhận ra. Nhưng tôi lo Nga vẫn trách móc, vẫn giận tôi và Nga sẽ chẳng bao giờ nói với tôi một lời nào cả bởi tôi đã vô tình xen vào bí mật đau buồn mà Nga hằng cất giữ trong sâu thẳm trái tim mình lâu nay không hề chia sẻ tâm sự với ai. Cứ thế, suốt cả một đêm, tôi không sao thoát khỏi sự ăn năn, day dứt.

Sáng hôm sau, tôi quyết định sẽ nói lời xin lỗi với Nga. Tôi đi học sớm hơn thường ngày, đứng chờ Nga dưới gốc cây đầu đường nơi mà chúng tôi vẫn thường hẹn nhau cùng đi học. Vừa đứng ngóng về phía Nga tôi vừa tự nhủ lòng lấy hết can đảm để giải thích cho Nga hiểu. Nga đang từ từ rảo bước đến gần tôi, đứng đối diện với tôi nét mặt Nga khác hẳn mọi ngày, im lặng, nghiêm khắc nhìn tôi rồi bước đi tiếp không một lời chào hỏi. Tôi bồn chồn, quay lưng lại, chưa biết nên làm gì. Chạy thất nhanh về phía Nga, tôi nắm lấy tay Nga nhìn thẳng vào mặt cậu ấy nói khẽ:

– Lép ơi! Cho mình xin lỗi nha! Mình…không cố ý làm vậy đâu mà.

Nga nhìn tôi với nét mặt buồn, nói nhỏ:

– Những gì cậu đã đọc, đừng nói với ai nha! giữ bí mật giúp mình.

Tôi cười khì:

– Được mà.

Rồi Nga cười, tôi biết lúc đó Nga đã tha lỗi cho tôi. Mọi nỗi buồn lúc đầu tan biến đi đâu mất. Tôi và Nga vẫn nói cười vui vẻ như ngày nào.

Trông kìa! những chú chim bay lượn trước mắt chúng tôi như đang múa hát ríu ron, nắng dường như cũng ấm áp hơn ban đầu để sưởi ấm chúng tôi hay đang sưởi ấm tình bạn thân thiết này. Giờ thì như đang chọc ghẹo mấy chị hoa cỏ dại bên đường, cứ thổi mãi…thổi mãi. Tất cả..tất cả như đang chúc mừng, vui vẻ vì tôi và Nga đã thân mật như xưa.

Vừa nói cười vui vẻ với Nga tôi vừa thầm nghĩ về những điều mà tôi đã lén đọc được trong quyển nhật kí của Nga. Như thể nhắc với tôi rằng tôi chưa bao giờ hiểu được người bạn thân, những biểu hiện bên ngoài không thể nói lên được phẩm chất bên trong của một con người. Tôi tự nhủ với bản thân mình rằng từ nay nên quan tâm, chia sẻ, tâm sự với Nga nhiều hơn để phần nào vơi đi được nỗi cô đơn, tủi thân của Nga.

Tuy đó là một lần sai phạm nhưng cũng từ đó tôi mới rút ra được một bài học đáng quý, đáng nhớ cho bản thân mình: “Không nên xâm phạm đời tư cá nhân của người khác, ai cũng có những bí mật cần phải giấu kín, không thể chia sẻ với người khác.

……………..

Bài viết số 3 lớp 9 đề 2

Đề bài: Kể lại cuộc gặp gỡ người lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Dàn ý bài viết số 3 lớp 9 đề 2

1. Mở bài:

Trong cuộc sống, có những người ta chỉ gặp một lần, chỉ trò chuyện chốc lát nhưng cũng đã để lại nhiều dấu ấn, tác động sâu sắc đến cuộc sống chúng ta. Thật may mắn và tình cờ, tôi đã được gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Cuộc gặp gỡ và trò chuyện ấy đã tác động rất nhiều đến suy nghĩ và tình cảm của tôi.

2. Thân bài:

– Kể lại tình huống được gặp gỡ, trò chuyện với người lính lái xe (Nhà trường tổ chức cho lớp đi thăm nghĩa trang Trường Sơn ngày 27-7. Ở đó, tôi được biết người quản trang chính là người lính Trường Sơn năm xưa…)

– Miêu tả người lính đó (ngoại hình, tuổi tác, …)

– Kể lại diễn biến cuộc gặp gỡ và trò chuyện:

– Tôi hỏi bác về những năm tháng chống Mỹ khi bác lái xe trên tuyến đường Trường Sơn.

– Người lính kể lại những gian khổ mà bác và đồng đội phải chịu đựng: Sự khốc liệt của chiến tranh, bom đạn của kẻ thù là xe bị vỡ kính, mất đèn, không mui.

– Người lính kể về tinh thần dũng cảm, về tư thế hiên ngang, niềm lạc quan sôi nổi của tuổi trẻ trước bom đạn kẻ thù, trước khó khăn, gian khổ -> Những suy nghĩ của bản thân (xen miêu tả nội tâm + Nghị luận)

3. Kết bài:

– Chia tay người lính lái xe.

– Suy nghĩ về cuộc gặp gỡ, trò chuyện:

– Những câu chuyện người lính kể cho tôi nghe tác động rất nhiều đến suy nghĩ và tình cảm của tôi.

– Tôi khâm phục và tự hào về thế hệ cha ông anh dũng, kiên cường đánh giặc và làm nên chiến thắng vẻ vang.

– Tôi thấm thía hơn giá trị thiêng liêng của chủ quyền tự do, độc lập mà dân tộc ta đã đổ bao xương máu mới giành được.

– Liên hệ với bản thân: phấn đấu học tập, tu dưỡng.

Bài viết số 3 lớp 9 đề 2 – Mẫu 1

Nhân ngày Quân đội Nhân dân Việt Nam, trường em có tổ chức cho chúng em gặp gỡ và giao lưu với những cựu chiến binh lái xe Trường Sơn năm xưa. Ở đây, chúng em được các bác kể lại những câu lái xe ở chiến trường vô cùng thú vị.

Ngày Quân đội Nhân dân Việt Nam năm nay tỉnh em tổ chức một buổi mít tinh vô cùng long trọng để tri ân những người chiến sĩ có công với cách mạng, với đất nước. Em vinh dự là một trong số những bạn học sinh trong tỉnh được nhà trường cử đi đến dự buổi lễ. Lần đầu tiên được đến một nơi trịnh trọng và ý nghĩa như thế em cảm thấy vô cùng tự hào nhưng cũng có chút lo lắng, hồi hộp.

Hội trường tổ chức buổi lễ rất rộng rãi và được trang hòa lộng lẫy, cờ đỏ sao vàng bay phấp phới, những hàng ghế được kê thẳng tắp san sát nhau. Các bác cựu chiến binh có mặt từ rất sớm và mặc bộ quân phục màu xanh ngay ngắn, dáng đi nghiêm trang, trịnh trọng vô cùng rắn rỏi. Trước sự nghiêm trang của họ, chúng em cảm thấy vô cùng nể phục.

Các bác cựu chiến binh năm xưa là những người lính lái xe dọc tuyến đường Trường Sơn đi cứu nước. Gặp lại nhau sau bao ngày xa cách, họ tay bắt mặt mừng vô cùng hồ hởi. Họ ngồi với nhau cùng ôn lại kỉ niệm xưa khi còn là những thanh niên trai tráng và hỏi han nhau về cuộc sống hiện tại. Sau đó đến chuyên mục ôn lại kỉ niệm xưa, các bác cho chúng em nghe nhưng câu chuyện cùng nhau kháng chiến trong môi trường gian khổ, thiếu với ánh mắt hào hùng, tràn đầy tâm huyết, đó là những năm tháng các bác mới chỉ ngoài hai mươi tuổi là những thanh niên trai tráng hồn nhiên yêu đời, đó cũng là khoảng thời gian đẹp đẽ nhất đối với các bác. Núi rừng Trường Sơn tuy gian nan hiểm trở nhưng không ngăn nổi dấu chân của những con người tràn đầy nhựa sống. Chính tình yêu, tinh thần và nghị lực hơn người đó đã làm nên chiến thắng vẻ vang cho dân tộc ta sau này. Cuộc gặp gỡ giúp chúng em hiểu hơn về những khó khăn, gian khổ mà họ phải gánh chịu nhưng cũng thêm khâm phục ý chí của họ.

Bên cạnh việc ôn lại những kỉ niệm cùng nhau kháng chiến, các bác còn truyền cho chúng em ngọn lửa của tình yêu tổ quốc, của tinh thần ý chí quyết tâm đánh giặc. Sau buổi gặp gỡ, em không chỉ hiểu thêm, tự hào hơn về thế hệ ông cha đi trước mà còn là động lực để em phấn đấu hơn trong cuộc sống xứng đáng với những điều tốt đẹp em đang được hưởng.

Bài viết số 3 lớp 9 đề 2 – Mẫu 2

Chiến tranh đã qua từ rất lâu rồi, và có lẽ những người trẻ tuổi như tôi không bao giờ hiểu được cái khó khăn, gian khổ của công việc cầm súng chiến đấu bảo vệ đất nước. Nhưng qua một lần nói chuyện, chỉ một lần gặp gỡ tình cờ đã cho tôi hiểu ra rất nhiều điều và thực sự cảm nhận được cuộc sống những ngày đạn bom gian khổ ấy,…

Những bánh xe đang lăn đều, lăn đều và chậm rãi khỏi nhà ga, chuyến tàu Bắc Nam bắt đầu cuộc hành trình của nó… Con tàu lao nhanh dần, lòng tôi bỗng thấy buồn lạ, cũng phải thôi, đây là lần đầu tiên tôi đi xa nhà như vậy, hơn nữa lại đi một mình. Trên một chuyến tàu toàn người xa lạ, con bé mười lăm tuổi như tôi bỗng thấy chạnh lòng, sống mũi cay cay, hai mắt đỏ dần, trong lòng rơn lên một nỗi nhớ nhà, nhớ ba mẹ da diết. Người đàn ông ngồi bên cạnh, tôi mạn phép tôi gọi người ấy là “bác”, dường như đã cảm nhận được tôi đang nghĩ gì. Bác trạc ngoài sáu mươi, mái đầu bạc trắng, làn da đồi mồi, hơi rám nắng, dáng người to khoẻ. Nhìn những chiếc huân chương đeo trên ngực bác, tôi đoán, bác là một cựu chiến binh. Bác quay sang tôi bắt chuyện:

– Buồn hả cháu? Nhớ nhà phải không? Đợt mới nhập ngũ, bác đã từng có cảm giác như cháu bây giờ. Nhưng mau qua thôi, nó rèn luyện cho cháu tính tự lập, xa bố mà sống vẫn tốt.

Tôi nhìn bác cười rồi khe khẽ hỏi:

– Bác từng đi lính ạ?

Bác nhìn tôi rồi cười phá lên:

– Đúng rồi cháu ạ! Bác từng là một người lính đấy. Người lính lái những chiếc xe rất đặc biệt, những chiếc xe không kính cháu à. Ngày ấy Mĩ nó đánh ta ác liệt lắm, bác xung phong lên đường nhập ngũ. sẵn trong người tính thích mạo hiểm, lại biết lái xe, binh đoàn phân công bác vào tiểu đội 71A, lái những chiếc xe tải qua con đường Trường Sơn, chi viện súng, đạn, lương thực, dược phẩm cho đồng đội ở chiến trường miền Nam. Ngày ấy đường đi vất vả lắm cháu ạ, đâu có được đổ bê tông phẳng lì như bây giờ, lại còn đi đường rừng, tối om, không cẩn thận là lao xuống vực như chơi. Xe lại không có kính, bộ phận, tua vít nên lỏng lẻo, tạo ra tiếng động rất ghê tai. Thế mà đi nhiều, nghe nhiều rồi cũng quen cháu ạ! Có những đêm lái xe qua rừng, chim thú các loại cứ bay ào ạt vào khoang lái, nguy hiểm lắm, nhưng cũng thấy thú vị. Hay rồi gió, bụi, mưa, lá cứ bay vào tới tấp, cay xè, trắng xoá mặt mày là chuyện bình thường…

Bác dừng lại uống ngụm nước… Ngay từ bé, đứa con gái như tôi đã rất thích những trò đánh trận, múa kiếm, bắn súng đủ các kiểu,… nhưng chưa hề được nghe tới bom đạn, hay những vất vả, cực nhọc mà mỗi người lính Trường Sơn phải trải qua, dù là trực tiếp chiến đấu hay là những chiến sĩ lái xe rất dũng cảm như bác. Tôi háo hức hỏi:

– Vậy đi chiến trường như thế bác có thấy nhớ nhà nhiều lắm không ạ?

– Có chứ cháu, nhớ nhiều lắm, nhiều khi nhớ tới mất ăn mất ngủ. Lo lắng không biết mẹ mình giờ này làm gì, bom thả có mau chân mà chạy xuống hầm hay không? – Ánh mắt buồn của bác như rạo rực lên. – Nhưng mà cũng được các bác cùng đơn vị an ủi và giúp đỡ nhiều lắm cháu ạ. Mấy anh em tuy mới gặp nhau nhưng quý nhau và thương nhau lắm, coi nhau như anh em ruột thịt trong nhà, có cái gì ngon hay mẩu thuốc lá là mấy anh em đều chia nhau hết, cực nhọc nhưng vui. Rồi những hôm lái xe, gặp anh em đồng đội trên đường đi, cứ thế mà mấy anh em tíu tít đứng bắt tay, ôm nhau rất tình cảm. Hình như có nhiều điểm chung là lòng yêu đất nước, căm thù bọn giặc và những đồng cảm về nỗi nhớ nhà, tâm sự và ước mơ, hoài vọng của tuổi trẻ nên các bác hiểu nhau và quý nhau lắm. Nhờ thế mà thêm tự tin, dũng cảm hơn trên con đường chiến đấu, nhất định phải thắng lợi để về với gia đình, anh em sẽ gặp lại nhau để cùng thực hiện những dự định trong tương lai…

Câu chuyện của bác còn dài, còn dài lắm nhưng mới chừng kia thôi đã đủ cho tôi cảm nhận về những người chiến sĩ, về những gì họ đã trải qua và về niềm tin, lòng lạc quan yêu đời của họ. Bánh tàu vẫn lăn, nhưng nó không gợi cho tôi cảm giác buồn nữa, nó chỉ khẽ nhói lên trong người tôi một niềm vui khó tả, có lẽ là niềm vui được sống trong một thế giới hoà bình, niềm hạnh phúc về những gì mình đang có và tận hưởng…

Được gặp gỡ và trò chuyện với những người lái xe Trường Sơn năm xưa là may mắn của riêng tôi. Nó giúp tôi có thêm nghị lực và sức mạnh để hoàn thành những ước mơ của mình. Nó như một luồng sinh khí lan toả khắp người tôi, khiến tôi dũng cảm và có niềm tin hơn vào cuộc sống này. Và tôi hiểu ra một điều rằng: là người con của mảnh đất Việt phải chảy trong người dòng máu Việt. Bảo vệ, phát triển và xây dựng đất nước là nhiệm vụ tất yếu của tôi, cũng như của hàng vạn con người trẻ tuổi và cùng trang lứa khác…

Bài viết số 3 lớp 9 đề 2 – Mẫu 3

Nhân ngày Thương binh liệt sĩ ngày 27/07, tôi cùng bà đến nghĩa trang tỉnh, thắp nén hương cho người ông đã hi sinh vì khói lửa chiến tranh. Mỗi lần đến đây, lòng tôi lại có chút gì đó đượm buồn, hẳn đó cũng là tâm trạng của mọi người đang đứng tại nơi đây. Tôi khẽ nhìn xung quanh, đứng cạnh tôi là một người lính đang khẽ cúi đầu trước một nấm mộ. Bà và tôi cùng trò chuyện với chú ấy, và bất ngờ thay, chú chính là người lính lái xe được miêu tả trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” mà tôi vừa mới học vào tháng trước.

Anh lính trẻ năm nào giờ đã trở thành một con người chững chạc, già dặn. Chúng tôi và chú cùng ngồi xuống một hàng ghế gần đó mà kể nhau nghe những kỉ niệm vui buồn. Giọng của chú trầm và ấm quá, chen lẫn trong tiếng cười hào sảng là chút hoài niệm về những tháng ngày chiến tranh khốc liệt. Biết tôi rất thích “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật, chú nhìn tôi mà cười hiền từ.

Chú kể rằng, ngày ấy chú là một trong những người lính lái xe “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” mang biết bao vũ khí, lương thực, thuốc men,… tiếp tế cho miền Nam ruột thịt. Nơi chú đi qua là tuyến đường Trường Sơn – cũng chính là tuyến đường huyết mạch thường xuyên hứng mưa bom bão đạn của quân Mỹ trong thời gian năm 1969. Mưa bom, bão đạn đã khiến cho xe của các chú “không có kính”. Vất vả, gian lao, hiểm nguy là thế nhưng vì sự nghiệp giải cứu Tổ quốc, chú và các đồng đội đã đối mặt với thử thách bằng một thái độ rất lạc quan, hào sảng:

“Ung dung buồng lái ta ngồiNhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”

Cháu biết không? Xe không có kính, tưởng bất tiện vậy mà lại tạo niềm vui nho nhỏ trên quãng đường đầy khói lửa của bọn chú đấy! Tại buồng lái ấy, bọn chú đã tận hưởng những năm tháng của tuổi trẻ với gió, với con đường, rồi cả sao trời, cánh chim,… Thật là hoài niệm quá cháu nhỉ?

Chú vừa kể vừa nở một nụ cười hiền lành. Tôi phần nào tưởng tượng ra những anh lính trẻ lạc quan, tìm niềm vui trong những khó cực. Họ là những con người phải sinh ra và lớn lên trong thời kì chiến tranh loạn lạc, nghe tiếng gọi lên đường mà giải phóng quê hương. Lái những chiếc xe không có kính qua một chặng đường dài hẳn là một việc không hề dễ dàng. Nào là bụi, là mưa, là gió,… cứ tạt thẳng vào người cầm lái. Đau chứ, lạnh chứ, nhưng những người lính trẻ ấy luôn xem đó là một điều hiển nhiên mà vui vẻ chấp nhận. Tôi thoáng hình dung ra nụ cười hồn nhiên trước đất trời của những con người quả cảm “Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha”.

Trên suốt chặng đường hành quân, người lính đã gặp và làm quen với nhiều đồng đội khác, “Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi”. Chú kể rằng, dù là ai đi chăng nữa, nếu đã gặp trên đường ra trận thì chẳng khác nào anh em một nhà. Những khoảnh khắc bình yên bên bếp cơm ấm nóng, bên chiếc võng đu đưa,… luôn là một kí ức đẹp luôn đọng mãi trong lòng chú.

Theo như lời chú kể, càng tiến tới gần miền Nam, độ dữ dội của các trận bom như được tăng cao. Những chiếc xe giờ đây dường như biến dạng “Không có kính, rồi xe không có đèn/ Không có mui xe, thùng xe có xước”, ấy vậy mà, những chiếc xe ấy vẫn bon bon hướng về tiền tuyến, vẫn hiên ngang chạy giữa cuộc chiến khốc liệt. Bởi, chú tự hào rằng, xe có thể hỏng nhưng những trái tim trong xe, luôn tràn đầy tình yêu hướng về miền Nam.

Ánh nắng đã dần lên cao, soi sáng gương mặt rạng rỡ, ấm áp nhưng có chút đượm buồn trước sự hy sinh của đồng đội trong đôi mắt chú. Nhìn chú như vậy, tôi càng thêm kính quý những con người đã ngã xuống vì nền hòa bình của đất nước, càng tự dặn lòng phải cố gắng rèn luyện để mai này trở thành một con người có ích cho quê hương.

Bài viết số 3 lớp 9 đề 2 – Mẫu 4

Nhân dịp kỉ niệm ngày thành lập quân đội nhân dân và quốc phòng toàn dân, ngày 22 tháng 12, để chúng tôi hiểu thêm về lịch sử chiến đấu của dân tộc, nhà trường đã mời đoàn cựu chiến binh về thăm và trò chuyện. Trong đoàn đại biểu đó, tôi bắt gặp một người lính trên ngực gắn nhiều huân chương và trong buổi lễ chú đã giới thiệu mình là người lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Cuối buổi, tôi đã lân la đến gặp và có cuộc nói chuyện thú vị với chú.

Các bạn có lẽ không thể hình dung được, người chiến sĩ lái xe trẻ trung, sôi nổi năm xưa giờ đĩnh đạc, oai nghiêm trong bộ quân phục mới. Chú có giọng nói khoẻ, ấm áp và tiếng cười âm vang. Cùng tháng năm, khuôn mặt tuy đã già dặn nhưng vẫn có vẻ hóm hỉnh, yêu đời của người lính. Qua trò chuyện, có thể thấy chú là người rất vui tính, nhiệt tình, đặc biệt là khi chú kể cho tôi về cuộc đời người lính trên tuyến đường Trường Sơn năm ấy. Chú kể với tôi, năm 1969 là năm chú thường cùng các anh em trong tiểu đội lái xe qua đây, cũng là năm mà Mĩ đánh phá rất ác liệt trên tuyến đường này. Bởi đường Trường Sơn, tuyến đường Hồ Chí Minh lịch sử là tuyến đường quan trọng nhất, là đầu mối giao thông, liên lạc hai miền Bắc – Nam

Chúng quyết phá cho bằng được. Chúng thả hàng ngàn tấn bom, cày xới những khung đường, đốt cháy những khu rừng. Hàng nghìn cây đã đổ, muông thú mất chỗ ở. Đã có nhiều người ngã xuống để bảo vệ con đường. Tuy Mĩ đánh phá ác liệt thật, nhưng những đoàn xe vận tải vẫn ngày đêm nối đuôi nhau trên con đường, đem theo bao lương thực, vũ khí đạn dược cho chiến trường miền Nam. Kể một lúc, chú lại mỉm cười và nói với tôi:

– Cháu thấy đấy, cuộc chiến đấu của các chú trải qua biết bao gian khổ, khó khăn. Những năm tháng ác liệt đó đã khắc hoạ cả một thời kỳ lịch sử của dân tộc ta oanh liệt hào hùng. Trên tuyến đường Trường Sơn giặc Mĩ đánh phá vô cùng ác liệt; bom Mĩ cày xới đất đai, phá hỏng những con đường, đốt cháy những cánh rừng, phá huỷ biết bao nhiêu những rừng cây là lá chắn của ta. Nhưng không vì “bom rơi đạn lạc” như vậy mà các chú lùi ý chí, các đoàn xe vận tải ngày đêm nối đuôi nhau ra tiền tuyến, các chú còn phải đi trong bóng đêm theo sự hướng dẫn của các cô thanh niên xung phong để tiến về phía trước trong màn đêm sâu thẳm của rừng hoang. Có hôm trời tối Mĩ phát hiện ra, ta chuyên chở qua rừng, bọn chúng đã thả bom để không cho ta qua, phá vỡ chiếc cầu nối Bắc – Nam. Nhưng đặc biệt hơn cả là đoàn xe vận tải không có kính vì bị “bom giật bom rung kính vỡ đi rồi”. Bom đạn trải xuống hàng loạt khiến nào là kính, nào là đèn vỡ, mui xe bẹp, nào là thùng xe xước… Không có đèn vượt qua dãy Trường Sơn đầy nguy hiểm như thế mà các chú vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ đánh Mĩ, chạy dọc Trường Sơn. Chẳng khác nào “châu chấu đá xe”, Mĩ với bao nhiêu thiết bị tối tân để đánh ta nhưng chúng ta đã vượt qua những gian khổ để đánh chúng. Chú còn nhớ trên các cabin những chiếc xe như thế, bọn chú không có vật gì để che chắn cả, gió táp vào mặt mang theo bao nhiêu là bụi. Gió bụi của Trường Sơn làm mắt cay xè, tóc bạc trắng như người già còn mặt thì lấm lem như thằng hề vậy, thế mà không ai cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc hút ngang nhiên, ai nấy nhìn nhau rồi cười giòn giã vang khắp dãy Trường Sơn.

Với những ngày nắng là như vậy nhưng đến lúc mưa thì các chú còn khổ hơn nhiều, Trường Sơn mỗi lúc mưa là mưa như trút nước cộng thêm vào đó là những giọt sương muối ở rừng hòa vào dòng nước mưa phả vào da thịt của các chú tê rát cả da mặt, áo thì ướt hết. Lắm lúc lạnh quá các chú phải tì sát vào nhau mà nghĩ thầm: “Vì bảo vệ Tổ quốc phải vượt qua dược thiên nhiên thì mới là những người lính của bộ đội Cụ Hồ”. Vì những lời nhủ thầm đó mà chú và các đồng đội mới trải qua được sự khắc nghiệt được thiên nhiên, thiên nhiên trong thời kỳ đó lắm lúc cũng là kẻ địch của mình đấy cháu ạ. Thế nhưng các chú vẫn cầm vô lăng lái một cách hăng hái hàng trăm cây số nữa có đâu cần thay người lái, gió lùa rồi quần áo lại khô thôi.

Cháu biết không: Người lính Trường Sơn năm xưa giản dị, đơn sơ lắm. Để trải qua những ngày tháng ấy các chú phải vượt qua biết bao nhiêu gian lao vất vả mà đặc biệt là phải biết vượt qua chính mình, có ý chí chiến đấu cao. Vượt qua những khó khăn như thế con người mới hiểu được sức chịu đựng của mình thật kỳ diệu. Xe không kính cũng là một thú vị vì ta có thể nhìn cả bầu trời, không gian rộng lớn khoáng đạt như ùa vào buồng lái, những ngôi sao đều nhìn thấy và những cánh chim chạy thẳng vào tim. Tâm hồn người chiến sĩ vui phơi phới, thật đúng là:

Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước,Mà lòng phơi phới dậy tương lai.

Trên con đường Trường Sơn, mỗi khi các chú gặp nhau thì thông qua cửa kính bắt tay. Đó là sự động viên, truyền thêm sức mạnh cho nhau để vượt qua khó khăn. Mỗi khi giữa rừng, bên bếp Hoàng cầm sưởi ấm bao trái tim người chiến sĩ, các chú nghĩ từng chung bát chung đũa tức là một gia đình, là người trong một nhà rồi đấy cháu ạ. Một cử chỉ nhỏ của người chiến sĩ cũng làm cho họ gắn bó thêm, siết chặt tình đồng đội.

Được nghe chú kể những vất vả ấy tôi thật khâm phục hơn tình đồng chí đồng đội, lòng dũng cảm hiên ngang của người chiến sĩ. Tôi thầm mơ ước trên thế giới không còn chiến tranh để cuộc sống mãi thanh bình.

….

Bài viết số 3 lớp 9 đề 3

Đề bài: Kể lại kỉ niệm đáng nhớ giữa mình và thầy cô giáo cũ nhân ngày 20/11

Dàn ý bài viết số 3 lớp 9 đề 3

1. Mở bài:

– Không khí tưng bừng đón chào ngày 20 – 11 ở trong trường lớp, ngoài xã hội.

– Bản thân mình: nghĩ về thầy cô giáo và bồi hồi nhớ lại những kỉ niệm vui buồn cùng thầy cô, trong đó có một kỉ niệm không thể nào quên.

2. Thân bài:

– Giới thiệu về kỉ niệm (câu chuyện):

+ Đó là kỉ niệm gì,buồn hay vui,xảy ra trong hoàn cảnh nào,thời gian nào?…

– Kể lại hoàn cảnh, tình huống diễn ra câu chuyện (kết hợp nghị luận và miêu tả nội tâm):

+ Kỉ niệm đó liên quan đến thầy(cô) giáo nào?

+ Đó là người thầy(cô) như thế nào?

+ Diện mạo, tính tình, công việc hằng ngày của thầy (cô).

+ Tình cảm,thái độ của học sinh đối với thầy cô.

– Diễn biến của câu chuyện:

+ Câu chuyện khởi đầu rồi diễn biến như thế nào? Đâu là đỉnh điểm của câu chuyện?…

+ Tình cảm, thái độ, cách ứng xử của thầy (cô) và những người trong cuộc, người chứng kiến sự việc.

– Câu chuyện kết thúc như thế nào? Suy nghĩ sau câu chuyện:Câu chuyện đã để lại cho em những nhận thức sâu sắc trong tình cảm, tâm hồn,trong suy nghĩ: tấm lòng, vai trò to lớn của thầy (cô), lòng biết ơn, kính trọng, yêu mến của bản thân đối với thầy (cô).

3. Kết bài:

– Câu chuyện là kỉ niệm, là bài học đẹp và đáng nhớ trong hành trang vào đời của tuổi học trò.

Bài viết số 3 lớp 9 đề 3 – Mẫu 1

Tuổi học trò hồn nhiên, ngây ngô mà cũng vô cùng đáng yêu với những kỉ niệm thơ ngộ. Học tập dưới mái trường này đã được bốn năm, tôi làm sao có thể nhớ hết những kỉ niệm đẹp đẽ ấy. Nhưng có lẽ trong những kỉ niệm đó tôi nhớ nhất là kỉ niệm với thầy giáo chủ nhiệm của tôi – một kỉ niệm đã dạy cho tôi bài học quý báu mà suốt đời này tôi sẽ không bao giờ quên.

Chuyện xảy ra cách đây không lâu, khi ấy tôi học lớp 8, cô giáo chủ nhiệm của chúng tôi nghỉ vì sinh em bé, bởi vậy lớp chúng tôi đã thay một thầy giáo vào làm chủ nhiệm. Thầy Hòa dạy Hóa, là giáo viên nổi tiếng nghiêm khắc ở trường. Thầy dạy bất cứ lớp nào cũng đều khiến các bạn sợ hãi. Nhưng tôi lại chẳng hề lo lắng, bởi theo như mọi người nhận xét tôi là đứa nghịch ngợm có số má ở trường. Ngày thầy vào lớp tôi sẽ trêu thầy một phen xem danh tiếng nghiêm khắc của thầy thực chất đến đâu.

Ngày đầu thầy đến lớp nhận công tác chủ nhiệm, tôi đã đến thật sớm, bôi nhọ nồi vào chiếc ghế da màu đen của thầy, khiến cho quần áo thầy bị vấy bẩn. Thầy bước vào lớp, điểm tĩnh, tự tin giới thiệu về bản thân. Và thầy ngồi vào chiếc ghế “tử thần” mà tôi đã bày trò trước đó. Khi thầy đứng dậy cả lớp được một phen ôm bụng mà cười, chiếc quần màu sữa của thầy phía sau đã vằn vện những vết nhọ nồi. Trò đùa tai quái của tôi đã khiến thầy tối sầm mặt, và đi ra khỏi lớp. Hôm đó trong lớp ai cũng biết chỉ có tôi mới dám làm trò đó, nhưng không đứa nào hé răng. Rồi cứ thế cho đến các tiết học sau đó tôi đều bày trò để chọc giận thầy, khi thì lau bảng đẫm nước để thầy không thể viết; khi thì không làm bài tập. Nhưng …. ngày hôm đó đã thay đổi suy nghĩ của tôi hoàn toàn.

Hôm đó trời mưa rất lớn, tan học tôi không đợi tạnh mà đi về ngay. Trên đường về tôi không may bị một chiếc xe máy đâm vào rồi bỏ chạy, tôi bị thương không nặng, nhưng có lẽ do sợ nên tôi bị choáng. Lúc đó đường vắng tanh không một bóng người. Khi tôi cảm thấy đau đớn và tuyệt vọng nhất thì khuôn mặt nghiêm nghị của thầy Hòa xuất hiện. Thầy lo lắng vội vã đưa tôi đến trạm xá của xã và đó cũng là lúc tôi ngất lịm trên tay thầy.

Tôi vào viện có lẽ khoảng 30 phút sau thì tỉnh, lúc này thầy đang ngồi cạnh tôi, tay chống cằm lim dim ngủ. Có lẽ ở chân vết thương nặng, nên khi nhấc mình tôi thấy đau nhói, nên đành nằm im. Đến lúc này tôi mới nhìn kĩ khuôn mặt thầy, khuôn mặt già và khắc khổ, những nếp nhăn đã lằn rõ so với cái tuổi 32 của thầy. Mái tóc thầy đã pha bạc nhiều, ướt nhẹp đi vì có lẽ khi bế tôi chiếc mũ của áo mưa đã bị tuột ra, những giọt nước vẫn thi thoảng nhỏ xuống. Nhìn thầy tôi không kìm nổi xúc động và tự trách bản thân về những hành động nông nổi của mình trước đây.

Sau khi ra viện, nghe các bạn kể tôi mới biết gia cảnh của thầy rất đáng thương. Nhà chỉ có mình thầy nuôi đứa con thơ, vợ thầy mất vì căn bệnh ung thư quái ác. Thầy suy sụp mất nửa năm, xin nghỉ để ở nhà. Sau đó thầy lấy lại nghị lực, tiếp tục sống và nuôi con. Có lẽ vì cú sốc quá lớn ấy khiến thầy già hẳn đi, và phải mang trên mình khuôn mặt nghiêm khắc như vậy. Tôi thương thầy quá, và càng ân hận hơn, tự trách bản thân mình nhiều hơn.

Thấy động thầy mở choàng mắt quay sang nhìn tôi. Nhìn thầy tôi thấy ấm áp và thân thương lạ thường. Thầy hỏi tôi bằng giọng vô cùng ấm, khác hẳn với khi giảng bài trên lớp:

– Con thấy trong người thế nào? Mưa to nên bố mẹ con đang trên đường tới. Chắc lát nữa sẽ tới nơi thôi.

Tôi chưa kịp trả lời thầy đã dồn hỏi tiếp:

Con đói không? Thầy mua gì cho con ăn nghe.

Bất giác tôi thấy hai sống mũi cay cay. Một đứa con trai nghịch ngợm như tôi bỗng mềm lòng và xúc động vô cùng trước sự tận tâm của thầy. Nếu hôm nay không có thầy đưa đến bệnh viện thì không biết giờ này tôi sẽ ra sao. Tôi thầm cảm ơn thầy, thầm cảm ơn về sự vị tha thầy dành cho tôi. Tôi mở miệng lí nhí:

– Con cảm ơn và xin lỗi thầy trong suốt thời gian qua…. Tôi ngập ngừng không nói hết câu nước mắt đã tràn bờ mi, thấm đẫm xuống mặt.

Thầy nhẹ nhàng xoa đầu tôi, thầy không nói gì, chỉ nhìn tôi bằng ánh mắt trìu mến. Nhưng cũng chỉ cần ánh mắt đó thôi tôi đã hiểu được tấm lòng thầy, sự quan tâm mà thầy dành cho tôi.

Sau lần ấy, tôi đã thay đổi hẳn. Không còn là một cậu trò ngỗ ngược, quậy phá, mà tôi tập trung học hành và đặc biệt là môn hóa của thầy. Trước sự thay đổi quá đỗi bất ngờ của tôi ai cũng cảm thấy kinh ngạc, chỉ riêng tôi và thầy Hòa mới hiểu được điều ấy.

Giờ đây tôi đang là học sinh trong đội tuyển thi học sinh giỏi môn Hóa. Tôi thầm cảm ơn sự tận tụy, tận tâm mà thầy dành cho tôi. Trong cuộc đời chúng ta ai cũng đôi ba lần vấp ngã, sai lầm, quan trọng là chúng ta biết nhận ra và vượt qua nó. Tôi thầm cảm ơn thầy Hòa, người đã khiến tôi thay đổi suy nghĩ, để có lối sống đúng đắn và tích cực hơn.

Bài viết số 3 lớp 9 đề 3 – Mẫu 2

Cứ đến ngày này, ngày Nhà giáo Việt Nam thiêng liêng 20/11, lòng tôi lại đau đớn nhớ đến cái ngày đó…, cũng là ngày Nhà giáo Việt Nam nhưng là ngày tôi nhận được tin cô giáo chủ nhiệm kính yêu của tôi, người cô mà tôi chưa kịp xin lỗi, đã ra đi mãi mãi.

Năm ấy tôi học lớp 7, cô giáo chủ nhiệm của tôi, người cô mà tôi hằng kính trọng bằng cả trái tim, cô chỉ có bốn mươi mấy tuổi. Bốn mươi mấy ấy nhỉ? Tôi cũng không nhớ nữa, chỉ nhớ cô có một khuôn mặt hiền hậu và sự dịu dàng cùng tấm lòng bao dung rất lớn. Cô luôn luôn truyền cho chúng tôi những tình cảm tốt đẹp nhất, khai sáng tâm hồn chúng tôi. Cô còn rất tận tình giúp đỡ những bạn học kém và luôn động viên tất cả học sinh phải nỗ lực hơn nữa. Có lẽ vì vậy mà trong cả học kỳ một, tôi luôn là một học sinh xuất sắc của lớp. Đó là vì, như bao bạn học sinh khác, tôi luôn có cô ở bên, cô giáo Hoài Thương của chúng tôi.

Nhưng mọi chuyện đều có thể xảy ra. Bước qua học kỳ hai, cô thường xuyên nghỉ dạy vì bị bệnh tim. Tôi không còn được nhận những sự chỉ dạy của cô nên càng ngày tôi càng sút kém trong học tập. Cứ từ từ, từ từ, tôi mất dần đi những kiến thức căn bản nhất. Tôi cảm thấy chán nản, không còn coi trọng việc học nữa. Và rồi, cái ngày ấy đã đến, cái ngày tôi trượt vào lỗi lầm không thể quên.

Hôm ấy, tôi bình thản bước vào trường thì gặp mấy cậu bạn học cũ. (Chúng tôi cùng học một lớp tiểu học với nhau, giờ cùng học một trường cấp hai, nhưng chúng học khác lớp tôi). Vừa thấy tôi, chúng liền hỏi:

– Minh, đi chơi không? Tụi này bao cho!

Tôi ngỡ ngàng:

– Đi chơi ở đâu? Thôi, đi thì phải cúp học ở trường mất. Nghỉ học, tớ sợ lắm!

– Chơi điện tử chứ đâu! Lâu lâu cúp học một buổi có sao đâu nào!

Mấy đứa bạn xúm vào thuyết phục. Lúc này trong đầu tôi bao nhiêu suy nghĩ đối chọi nhau: “Thôi, lâu lâu đi có sao đâu!”, “Đi mà ba biết thế nào cũng no đòn cho xem!” Hai ý nghĩ ấy cứ cấu xé nhau làm đầu tôi như muốn vỡ tung ra. Nhưng rồi cuối cùng tôi cũng nghe theo lời thuyết phục hấp dẫn của mấy đứa bạn. Cả ngày hôm đó, tôi đi chơi rất vui vẻ. Hình ảnh của cô, của ba, của lớp học,… tất cả đều tan biến hết. Tôi không còn thời gian để nghĩ đến hậu quả của sự việc. Nhưng niềm vui không kéo dài được bao lâu. Ngày hôm sau, vừa vào lớp, cô đã gọi tôi lên để hỏi tại sao nghỉ học ngày hôm qua. Lúc đó tôi rất sợ hãi, tim đập thình thịch, tưởng chừng như muốn vỡ tung trong lồng ngực. Dù rất sợ, tôi vẫn cố bình thản trả lời cô là nhà có việc bận nên nghỉ. Lúc đó, đôi mắt nhỏ bé của tôi nhìn vào mắt cô, tôi có thể cảm nhận được điều gì đó rất lạ trong mắt cô. Linh cảm cho tôi biết là cô đã biết rằng tôi nói dối. Và rồi cả ngày hôm sau, tôi cứ bị ám ảnh mãi về những điều cô nói. Tôi tự hỏi mình trả lời cô thế có đúng không và có ổn không. Nhưng rồi tôi tặc lưỡi: “Mọi việc đã qua rồi, hãy cứ để nó qua đi, đằng nào cô cũng đâu có truy cứu.” Những ý nghĩ ấy đã giúp tôi cảm thấy bình tĩnh hơn. Rồi chuyện gì đến thì nó phải đến. Cuối giờ, cô yêu cầu tôi viết một bản tường trình về việc nghỉ học của mình và đưa cho phụ huynh ký. Tôi lạnh hết cả xương sống khi nghĩ đến trận đòn nhừ tử của ba mẹ nếu biết mình trốn học. Biết làm sao bây giờ? Một ý nghĩ đen tối và liều lĩnh lóe lên trong đầu tôi: “Phải giả chữ ký thôi, chỉ có giả chữ ký mới may ra thoát được nạn này.” Đâm lao thì phải theo lao! Nghĩ sao làm vậy, ngay tối hôm đó, tôi chẳng còn tâm trí đâu mà học. Gài thật chặt cửa phòng, tôi loay hoay ngồi tập chữ ký của ba. Cuối cùng thì tôi cũng thành công, nói đúng hơn là chỉ thành công dưới con mắt nhỏ bé của tôi. Điều đó được chứng minh khi tôi đưa bản tường trình cho cô. Lúc nhìn thấy bản tường trình, đôi mày cô cau lại, những vết hằn trên trán cũng sâu hơn. Cô từ từ đặt bản tường trình xuống và nhìn tôi:

– Minh, đây có phải là chữ ký của ba em không?

Câu hỏi của cô khiến hơi thở của tôi nóng lên, sống mũi của tôi cay cay, nước mắt tôi chỉ chực ùa ra. Tôi chỉ muốn nói thật to với cô rằng: “Cô ơi, em biết lỗi của em rồi!” Nhưng tôi đã kịp nén lại. Nếu tôi khóc tức là tôi đã nhận mình có lỗi. Tôi mà nhận lỗi với cô thì sau đó chắc chắn sẽ là một trận đòn của ba. Lấy hết can đảm, tôi từ từ ngước nhìn cô. Khuôn mặt của cô khi ấy ánh lên một niềm hy vọng nào đó, chắc là cô đang rất hy vọng tôi sẽ trả lời thành thật.

– Thưa cô, đây… đây chính là chữ ký của ba em!

Khuôn mặt đầy hy vọng, chờ đợi của cô như tan biến, nhường chỗ cho sự thất vọng đang lộ rõ trong đôi mắt cô. Càng nhìn đôi mắt ấy, tôi lại càng đau đớn, nhưng tôi vẫn không đủ can đảm để nói ra sự thật.

Cô nhẹ nhàng:

– Thôi được rồi, em về chỗ đi!

Vừa nghe câu đó, tôi cảm thấy yên tâm hơn rất nhiều. Nhưng sự yên tâm đó chẳng kéo dài được lâu. Chiều đó, cô nói tôi mời phụ huynh vào cho cô gặp. Bấy giờ, tôi mới “hồn lìa khỏi xác”. Chân tay tôi như rời ra từng mảnh, tôi không còn đủ sức lực để bước ra khỏi cánh cửa kia, để mời ba tôi vào. Nhưng tôi thật sự không còn lựa chọn nào khác.

Ba và cô đã nói chuyện gần mười lăm phút rồi. Chỉ có gần mười lăm phút nhưng tôi cảm tưởng như đã vài tiếng trôi qua vậy. Tôi đứng ngồi không yên, thấp thỏm, sợ hãi đến khôn cùng. Cuối cùng, ba tôi cũng bước ra. Ba không nói gì cả, không la cũng chẳng mắng. Khuôn mặt ba trông rất buồn. Ba lặng đi, nhìn tôi một lát rồi nói:

– Con hãy suy nghĩ về những việc làm của mình đi. Ba bất ngờ và buồn về con quá!

Suốt đêm hôm ấy, tôi không tài nào chợp mắt được. Việc tôi gây ra làm không khí cả nhà buồn bã, trầm lặng hẳn. Tôi cứ suy nghĩ, suy nghĩ mãi. Càng nghĩ tôi càng thấy ăn năn, hối hận. Ba ơi, giá mà ba đánh con thật đau! Cô ơi, giá mà cô mắng con thật nhiều! Nếu được như thế thì con không phải day dứt, ân hận thế này. Ba mẹ và cô đã tin con nhiều đến thế, vậy mà con lại… Ngày mai, ngày 20/11, tôi sẽ nói với cô rằng: “Cô ơi, em xin lỗi cô nhiều lắm!”

Rồi một đêm dài đầy mệt mỏi và dằn dặt cũng qua đi. Ánh bình minh đã ló dạng, tôi bước vào trường nhưng trong lòng vẫn cảm thấy nặng nề vì chưa nói được lời xin lỗi cô. Thế rồi, tôi đâu có ngờ chính sáng hôm ấy, buổi sáng mà người học trò đầy mặc cảm tội lỗi như tôi mong chờ được gặp cô để nói lời xin lỗi bằng cả tấm lòng, thì một tin sét đánh đã xé nát lòng tôi. Đêm hôm qua, cô tôi đã ra đi. Một cơn đau tim đột ngột đã cướp đi mạng sống của cô tôi, khiến cô vĩnh viễn không bao giờ có thể nghe tôi nói lời xin lỗi được nữa.

Bài viết số 3 lớp 9 đề 3 – Mẫu 3

Tôi 14 tuổi. Cái tuổi này chưa phải là lớn nhưng cũng không còn bé nữa. Tôi đã đủ lớn để nhận thức được đúng – sai. Tôi đã biết khóc trước những mảnh đời bất hạnh, biết cười khi thấy người khác vui. Tôi đã biết cúi xuống nhặt mảnh chai dưới đường để bảo vệ chân mình và chân những người đi sau. Tôi cũng đã biết biết ơn những người có ơn với tôi nữa. Tất cả những điều ấy đều là do thầy đã dạy tôi.

Tôi vẫn thường được nhìn thấy thầy vào mỗi buổi sớm mai, khi mà thầy đi dạy qua nhà tôi. Tôi vẫn thường cảm thấy lòng bồi hồi nhớ lại quãng thời gian trước đây vào lúc đó ngoài ra thì lại không (!?). Hôm nay thì lại khác. Tôi nghe một đoạn quảng cáo:

Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng

Là gì? Em biết không?

Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi.

Câu hát này. sao nó thân quen quá! Cố lục tìm những mảng kí ức bừa bộn, tôi cố tìm những gì liên quan đến câu hát đó.

A! Phải rồi! Nó đây rồi!

Thầy của tôi vẫn để nhạc chuông điện thoại là bài hát này. Thầy hay nói với chúng tôi là thầy rất thích bài hát này, nó ý nghĩa. Thầy nói, sống trên đời là phải biết giữ lại những gì tốt đẹp, quên đi những gì đáng quên. Và đặc biệt là phải biết tha thứ cho lỗi lầm của người khác. Như là để gió cuốn đi. .

Thế đấy! Thầy đã dạy chúng tôi phải sống như thế đấy! Vậy mà, bây giờ tôi mới thấm thía. Còm hồi lớp 4, cái thời điểm thầy dạy thì tôi chỉ vâng dạ cho xong chuyện.

Bạn bảo tôi kể về kỉ niệm đáng nhớ về thầy giáo ư? Nhiều lắm, không kể nổi đâu! Tôi chỉ có thể nói với bạn rằng chính thầy cũng là một kỉ niệm đáng nhớ với tôi rồi!

Tôi vẫn luôn thấy tiếc vì thời gian chúng tôi học với thầy quá ít ỏi. Đến nỗi, tôi cứ cảm thấy áy náy vì chưa làm được cho thầy điều gì cả. Thầy đã dạy dỗ 12 đứa học sinh chúng tôi rất chu đáo. Thầy dạy chúng tôi mẹo làm toán nhanh, dạy cả cách làm một bài văn thế nào cho đúng yêu cầu nữa. Thầy có hẳn một kho tàng truyện cười, tôi nghĩ thế, nên cứ lúc nào chúng tôi mệt là thầy lại kể cho chúng tôi nghe. Học với thầy, chúng tôi luôn cảm thấy dễ chịu, thoải mái.

Nhà thầy ở xa trường hơn 20 cây số, thế mà dù nắng hay mưa, thầy luôn đến lớp đúng giờ. Thầy đến, mang cho chúng tôi bao nhiêu là điều mới lạ. Thầy như cơn gió thổi vào lòng những đứa học sinh lam lũ của mình những luồng gió mới. Thầy như tia nắng ban mai thắp sáng ước mơ tôi, gieo cho chúng tôi bao nhiêu ước mơ và hoài bão.

Thầy vẫn bảo: “Nếu chỉ được một lần duy nhất đi trên con đường đầy hoa, các con sẽ chọn bông hoa nào?”. Giờ thì, con đã hiểu thầy nói gì rồi, thầy ạ. Con sẽ chọn cho con “bông hoa” cơ hội nào đẹp nhất. Thầy cũng bảo thầy không có con, thế nên thầy xem chúng tôi như con của mình vậy. Thầy đối xử với tôi rất tốt. Thế nên chúng tôi vẫn cố gắng làm thầy vui, như cách những đứa con đang báo hiếu cho cha mình vậy.

Thầy trò chúng tôi đã gắn bó với nhau như thế đấy. Ấy vậy mà, sự thật thật trớ trêu. Giữa học kỳ II lớp 4, thầy phải chuyển trường. Khi nghe thầy hiệu phó nói, chúng tôi như không tin vào tai mình. Tôi còn nhớ như in cái ngày hôm ấy. Đó là thứ 2, ngày 21, tháng 2. Chúng tôi đã khóc rất nhiều. Thầy của tôi sắp phải xa chúng tôi rồi! Phải làm thế nào đây? Thầy cũng đã rơi nước mắt đấy. Thầy trò chúng tôi cứ nhìn nhau mà khóc suốt. Thầy dặn chúng tôi: “Các con ở lại nhớ nghe lời thầy giáo mới, phải chịu khó mà học hành. Cơ hội đến với người ta không nhiều, thế nên các con phải biết nắm bắt. Chúc các con sẽ thực hiện được ước mơ của mình. Thôi, chào các con ở lại, thầy đi đây! “Chúng tôi đã khóc nhiều lắm. Tôi còn ngây thơ hỏi: “Thầy đi thì bao giờ về ạ?”. Tôi đã từng nghĩ, thầy giờ đã không còn là thầy của tôi nữa rồi!

Nhưng mà không phải vậy đâu, thầy vẫn mãi là thầy của chúng tôi chứ. Bây giờ, mỗi sớm mai thấy thầy, tôi vẫn không quên chào thầy. Và, thật vui, thầy vẫn nhận ra tôi, thầy còn cười với tôi nữa. Tôi cũng rất tự hào vì đến giờ tôi vẫn làm theo lời thầy dạy: Biết tôn sư trọng đạo, biết ơn người có ơn với mình. Hạnh phúc hơn là, hồi lớp 7, khi tôi viết truyện về thầy, truyện của tôi được giải ba đấy. Thầy ơi, thầy có biết không, con viết về thầy được giải ba đấy, thầy ạ !

Đã hơn 4 năm rồi nhưng tôi vẫn không quên được thầy. Có lẽ vì thầy là kỉ niệm khó quên trong lòng tôi. Tuy xa thầy rồi, nhưng những bài học thầy dạy tôi vẫn chưa quên. Thầy ơi, tuy hôm nay đã là 26/11 rồi, nhưng con vẫn nhân ngày nhà giáo Việt Nam, con chúc thầy mạnh khỏe, có một cuộc sống hạnh phúc. Đặc biệt là thành công trong sự nghiệp trồng người cao quý của mình. Và. thầy hãy chờ xem con thực hiện ước mơ của mình như thế nào, thầy nhé!

Bài viết số 3 lớp 9 đề 3 – Mẫu 4

Trong mỗi đời người, luôn tồn tại những kí ức, có những kí ức vui ta muốn nhớ mãi nhưng cũng có những kí ức buồn ta muốn quên đi. Đối với tôi, kí ức khiến tôi muốn nhớ mãi là thời học trò trong những năm cấp hai của tôi. Mỗi năm học trôi qua, tôi đều có thêm người thầy, người cô để ghi nhớ trong trái tim mình và năm nay cũng vậy. Chỉ trong khoảnh khắc vài tháng, cô giáo dạy văn của tôi đã để lại trong tôi những ấn tượng sâu sắc.

Ắt hẳn các bạn ngồi đây cảm thấy lời của tôi là nghịch lí. Tôi đang học lớp chín thì đáng lí ra tôi phải viết về những thầy cô trong các năm học trước của mình, nhưng tôi lại viết về người cô đang dạy tôi trong năm học này? Có thể đối với những bạn khác, cô chỉ mới đứng lớp trong hai tháng. Nhưng với tôi, cô đã gắn bó hơn sáu tháng rồi.

Cô đã dạy văn tôi trong suốt ba tháng hè. Và đó cũng là khoảng thời gian tuyệt vời nhất đối với tôi. Cô là một người rất tận tụy, giảng giải chu đáo cho học sinh. Khi cô giảng bài, giọng nói ấm áp, truyền cảm của cô đã thu hút chúng tôi vào bài học. Cô giảng giải, phân tích từng chi tiết nhỏ nhất của bài học, cho học sinh cảm nhận ý nghĩa của từng chi tiết đó rồi phát triển thành những lời văn sâu sắc, đầy ý nghĩa. Nhờ những bài giảng của cô mà chúng tôi thêm yêu nàng Kiều mười lăm năm lưu lạc, thêm yêu Vũ Nương – người con gái tư dung tốt đẹp. Những bài mà trước đây đọc không hiểu, giờ đây chúng tôi thấy nó mới hay, mới sâu sắc làm sao! Người ta thường nói tiết Văn là tiết ru ngủ nhưng điều kì lạ là khi cô giảng chúng tôi càng cảm thấy thú vị hơn, ý nghĩa hơn. Chắc có lẽ chính nhờ vậy mà cô luôn được học sinh chúng tôi yêu mến.

Khi vào năm học, tôi vui sướng biết bao khi được cô làm chủ nhiệm. Trong vai trò chủ nhiệm, cô trông nghiêm túc hơn hồi hè. Khi lớp hạng cao, cô khuyến khích, khen thưởng, mỗi lần lớp hạng thấp, cô nhắc nhở, động viên lớp cố gắng hơn. Mẹ tôi cũng là một giáo viên chủ nhiệm nên tôi có thể hiểu được sự vất vả, nặng nề thế nào khi đảm nhận chủ nhiệm một lớp cuối cấp. Càng hiểu nỗi vất vả của cô bao nhiêu, tôi càng quyết tâm phải giúp lớp lấy được hạng cao bấy nhiêu. Có thể đối với các lớp khác, tiết chủ nhiệm luôn là tiết nặng nề nhất, bởi tiết đó luôn khiến các bạn khác lo sợ vì bị mắng. Nhưng với lớp tôi, giờ chủ nhiệm lại được nghe những câu chuyện hay, ý nghĩa trong cuộc sống. Tôi yêu những câu chuyện đó vì nó luôn giúp chúng tôi rút ra được những bài học quý giá cho riêng mình. Tôi đã từng đạt giải ba trong kì thi học sinh giỏi lớp tám. Có lẽ vì vậy mà cô kì vọng vào tôi trong kì thi năm nay. Tôi tự hứa mình phải cố gắng hơn, mình phải đậu để không khiến cô thất vọng. Nhưng tôi đã thất bại. Những tưởng cô sẽ la mắng tôi, trách móc tôi, nhưng không. Tôi vẫn nhớ mãi câu nói của cô khuyến khích các bạn trong lớp: “Cho dù các con thi không đậu cũng đừng buồn, vì các con còn nhiều cơ hội khác để bắt lấy.” Nhưng thật sự cô càng khuyến khích thì tôi lại càng thấy lòng ray rứt hơn. Tôi đã tự hỏi với lòng mình tôi đã cố gắng hết sức chưa, tôi đã tập trung vào môn văn chưa? Mặc dù vậy, cô vẫn không hề la rầy, trách cứ tôi một lời nào mà vẫn dịu dàng động viên, an ủi tôi. Chính điều đó sẽ là động lực cho tôi bước tiếp và cố gắng, nỗ lực hơn nữa trên con đường học vấn của mình.

Lớp chúng tôi có một bạn tuy hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng học rất giỏi. Cả nhóm chúng tôi tổ chức sinh nhật cho bạn đó nhưng trong lớp lại có bạn nói: “Tại sao chỉ có sinh nhật bạn đó là tổ chức còn sinh nhật tụi mình thì không tổ chức?” Nghe thấy câu nói đó, cô đã nói: “Gia cảnh bạn khó khăn, có lẽ mấy năm nay cũng chưa có được một ngày sinh nhật cho mình, tuy ở đây chỉ là một chút gì đó nhỏ thôi nhưng ít nhất cũng khiến bạn cảm thấy vui. ”. Nói đến đây, cô đã khóc. Nhìn giọt nước mắt của cô rơi xuống mà lòng chúng tôi chạnh lại. Chỉ là một khoảnh khắc ngắn ngủi, chỉ từ lời nói của cô thôi mà đã khiến chúng tôi hiểu được thế nào là sự sẻ chia, thế nào là ấm áp tình bạn. Giọt nước mắt ấy đã khiến chúng tôi phải nhìn lại mình. Chúng tôi được sống trong hoàn cảnh đầy đủ, may mắn hơn thì tại sao lại không chia sẻ sự may mắn đó cho người bạn của mình để họ cảm thấy lòng ấm áp hơn? Khi nhìn những giọt nước mắt ấy, tôi chợt nhận ra cô không chỉ là một giáo viên tận tụy mà còn là một người đồng cảm với học sinh, luôn cố gắng thấu hiểu học sinh của mình.

Văn của tôi không bóng bẩy, trau chuốt, cũng không đặc sắc như những bài văn mà các bạn đã đọc. Khi tôi viết những dòng cảm nhận này, tôi chẳng nghĩ rằng mình sẽ được giải. Tôi chỉ viết bằng tấm lòng yêu thương, kính trọng cô từ sâu thẳm trong con tim mình. Tôi không nêu tên cô ra vì tôi nghĩ các bạn cũng có thầy giáo, cô giáo dạy văn như tôi và tôi cho rằng cô cũng không thích như vậy.

Sáu tháng, chưa đầy một năm nhưng cô đã để lại trong tôi một ấn tượng sâu sắc. Cô như là nguồn cảm hứng cho những bài văn của tôi và nếu mái trường là ngôi nhà thứ hai thì cô chính là người mẹ thứ hai của tôi. Cô ơi, con cảm ơn cô vì những gì cô đã dành cho con, con sẽ cố gắng để thành công và “gặt được nhiều lúa vàng” trong cuộc sống.

…………..

Bài viết số 3 lớp 9 đề 4

Đề bài: Kể về một cuộc gặp gỡ với các chú bộ đội nhân ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.

Dàn ý bài viết số 3 lớp 9 đề 3

1. Mở bài:

– Lịch sử Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22-12.

– Ngày 22-12 năm vừa rồi, trường em đã tổ chức một chuyến đi thăm các chú bộ đội (quân khu thủ đô, biên phòng, công binh…)

2. Thân bài:

– Không khí náo nức, hào hứng phấn chấn chuẩn bị chu đáo cho chuyến đi.

– Trên đường đi và niềm vui gặp gỡ:

+ Dọc đường: Hát hò, hồi hộp…

+ Đến nơi:

– Các chú, các anh bộ đội: Vui vẻ, thân thiện, đón tiếp nồng nhiệt.

– Sau màn chào hỏi tưng bừng, tất cả cùng đi tham quan nơi ăn, nơi ở, phòng truyền thống, khu vực luyện tập của đơn vị.

– Trên hội trường diễn ra cuộc gặp gỡ:

+ Tất cả trở lại hội trưởng để nghe các chú, các anh nói chuyện (phần trọng tâm).

+ Giới thiệu người nói chuyện.

+ Nội dung câu chuyện: Kể về ai, về việc gì? Xảy ra ở đâu, trong hoàn cảnh nào? Nhân vật trong chuyện là người đang kể chuyện hay đồng đội, còn sống hay đã hi sinh?…

+ Trong câu chuyện có những tình huống gay cấn, những chi tiết bất ngờ nào?

– Kết thúc cuộc gặp gỡ, đại diện học sinh lên phát biểu:

+ Thay mặt thầy cô và các bạn cảm ơn sự đón tiếp, cảm ơn người nói chuyện.

+ Phát biểu cảm xúc: Cảm động, tự hào, biết ơn.

+ Hứa hẹn: Học tập và rèn luyện tốt, xứng đáng với thế hệ cha anh; sẵn sàng tiếp bước cha anh xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

3. Kết bài:

– Hiểu biết hơn về hình ảnh anh bộ đội và ngày 22-12.

– Cảm xúc dạt dào, mong có nhiều dịp gặp gỡ, giao lưu nữa để nâng cao hiểu biết và đời sống tâm hồn thêm phong phú.

Bài viết số 3 lớp 9 đề 4 – Mẫu 1

Uống nước nhớ nguồn là truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta từ bao đời nay. Trong buổi lễ kỉ niệm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12) năm nay, tôi đã được gặp gỡ các chú bộ đội và may mắn là người thay mặt các bạn để phát biểu những suy nghĩ của thế hệ mình về thế hệ cha anh đã chiến đấu, hi sinh để bảo vệ Tổ quốc. Giây phút ấy khiến cho tôi thực sự xúc động.

Buổi gặp gỡ được tổ chức tại hội trường của trường tôi. Từ sáng sớm, chúng tôi đã đến trường để chuẩn bị chu đáo mọi thứ để cuộc gặp gỡ được diễn ra tốt đẹp nhất. Tôi và vài bạn nữa mang khăn trải bàn từ nhà đi, đặt lọ hoa, chuẩn bị cả nước, hoa quả và bánh trái bày biện trên bàn thật đẹp. Buổi lễ được bắt đầu vào lúc 7h30. Các thầy cô giáo đều đã đến đông đủ. Lũ học trò chúng tôi thì háo hức chờ đợi. Cuối cùng thì các chú bộ đội cũng tới trong bộ quân phục màu xanh lá, với quân hàm và huy chương mà các chú có được trong suốt cả cuộc đời.

Sau nghi thức chào cờ, thầy hiệu trưởng đã đọc diễn văn chào mừng Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12. Kết thúc bài phát biểu của thầy hiệu trưởng, một chú bộ đội thay mặt cả đoàn lên trò chuyện với chúng tôi. Chú là một người cương nghị với giọng nói sang sảng. Khuôn mặt chú đã hiện rõ dấu vết thời gian với những nếp nhăn. Thế nhưng, tôi ấn tượng nhất với chú là đôi mắt. Đôi mắt chú vẫn còn rất tinh tường và đặc biệt đó là một đôi mắt với ánh nhìn mạnh mẽ, cứng cỏi cũng có sự bình tĩnh. Đôi mắt ấy khiến tôi cảm thấy không có nỗi sợ quá lớn đối với chú ở hiện tại nưa. Có lẽ chú đã trải qua hết thảy những nỗi đau và sự sợ hãi, cũng chứng kiến những điều kinh khủng nhất rồi nên chú mới bình tĩnh, điềm đạm đến vậy. Chú kể cho chúng tôi nghe về cuộc chiến ác liệt mà chú và đồng đội của mình đã phải trải qua, cả những mất mát hi sinh trong mỗi trận đánh mà quân, dân ta cả quân địch cũng thế. Chưa bao giờ tôi thấy thấu hiểu và khâm phục những người lính trong cuộc chiến vệ quốc của ta đến thế. Nhờ có những hi sinh cao cả ấy mà mảnh đất của cha ông ta được giữ lại một cách trọn vẹn. Nếu không có họ, không biết đất nước này sẽ đi về đâu.

Chú cùng chúng tôi trò chuyện rất lâu. Chú cũng giải đáp những thắc mắc của chúng tôi về cuộc sống, chiến đấu của các chú trong quá khứ bằng một thái độ rất thân thiện và nhẫn nại. Không hiểu sao tôi thấy chú thật gần gũi và thân thiết giống như người người mà tôi đã quen biết từ rất lâu chứ không phải chỉ vừa mới gặp cách đây vài tiếng. Phải chăng do câu chuyện mà chú chia sẻ với chúng tôi chân thực quá hoặc cũng bởi vì cách chú lắng nghe chăm chú những câu hỏi ngô nghê của chúng tôi, và trả lời chúng một cách rất chân thành? Tôi cũng không biết nữa, nhưng dù sao thì tôi cũng thấy chú thân thiết hơn rất nhiều. Cuối cùng tôi là người thay mặt tất cả học sinh trong trường lên phát biểu suy nghĩ của mình. Dù rất hồi hộp nhưng tôi thấy ánh mắt khích lệ mà các thầy cô giáo và các bạn dành cho tôi, tôi thấy mình bình tĩnh hơn rất nhiều. Tôi bước lên bục phát biểu, hít một hơi thật sâu và phát biểu bằng cảm xúc thật của mình qua câu chuyện của chú:

– Thưa các bác, các chú, các thầy cô giáo và các bạn học sinh đang có mặt trong hội trường ngày hôm nay, cháu là Ngân, học sinh lớp 9A2. Cháu rất vinh dự khi hôm nay được đại diện cho toàn trường để lên đây, phát biểu cảm nghĩ của mình. Thực sự là lúc này cháu rất run và hồi hộp – Hội trường cười ồ lên, khiến không khí yên lặng và căng thẳng cũng dịu đi không ít. Tôi thấy tự tin hơn rất nhiều – Chúng cháu may mắn được sinh ra khi đất nước đã hòa bình, thống nhất nên có rất nhiều điều chúng cháu chưa từng trải qua. Đặc biệt là những đau thương, mất mát trong cuộc chiến vệ quốc. Nhưng hôm nay, khi nghe các chú chia sẻ, cháu thực sự xúc động và cháu cũng hiểu hơn về mất mát, hi sinh và khốc liệt mà bất kì cuộc chiến tranh nào mang lại, chứ không riêng gì trên đất nước Việt Nam ta. Cháu cũng càng thêm ngưỡng mộ sự hi sinh và ý chí của lớp lớp thế hệ cha anh đã nối gót nhau vào chiến trường, tham gia cuộc chiến dù biết nó nguy hiểm. Lớp người trẻ tuổi chúng cháu sẽ luôn biết ơn những con người quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh và trân trọng những gì chúng cháu đang có. Nhân ngày 22/12, cháu thay mặt cho tất cả học sinh, chúc các chú, các bác có một ngày lễ kỉ niệm thật vui vẻ, ý nghĩa. Cháu xin cảm ơn!

Dưới hội trường có tiếng vỗ tay lác đác rồi lớn hơn, vang hơn. Tôi cảm thấy mình vừa làm được điều gì đó thật lớn lao. Buổi gặp gỡ kết thúc thành công trong niềm vui và sự thấu hiểu.

Ánh nắng đã nhạt dần, chúng tôi chia tay các chú, các bác trong lưu luyến. Nhưng buổi gặp gỡ ngày hôm nay đã để lại trong lòng tôi một cảm xúc kì lạ. Đó không chỉ là sự biết ơn mà còn là cả sự tự hào về thế hệ cha anh và cả niềm tin và sự quyết tâm vào tương lai của tôi nữa.

Bài viết số 3 lớp 9 đề 4 – Mẫu 2

Xe dừng bánh,cả doanh trại bộ đội rộng lớn, sạch sẽ, ngăn nắp hiện ra trước mắt. Hội trường trang hoàng lộng lẫy,các bác các chú quân phục chỉnh tề,gương mặt rạng rỡ, tự hào. Chúng em vây quanh các chiến sỹ áo xanh,mặt các bạn hớn hở, hãnh diện lạ thường! Chúng em hỏi các chú nhiều chuyện lắm, cả về lịch sử ra đời ngày 22/12 nữa. Giờ thì chúng em đã biết: Bác Hồ chỉ thị thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân vào ngày 22/12 /1944. Ngay sau đó đội đánh thắng 2 trận liên tiếp tại Phây Khắt, Nà Ngần…Đội ngày càng lớn mạnh và được đổi tên thành QĐND Việt Nam. Và từ đó lấy ngày 22/12 làm ngày truyền thống. Bây giờ thì em đã hiểu lịch sử ra đời của ngày 22/12,hiểu về truyền thống yêu nước và ý chí chiến đấu bảo vệ đất nước của dân tộc ta. Càng hiểu em càng thấy trân trọng và muốn khắc ghi vào tiềm thức để nhớ về một thời kì hào hùng với những con người quả cảm của một đất nước bé nhỏ mà kiên cường…

Chúng em còn được nghe kể nhiều về những chiến công anh dũng, hào hùng của những người lính cụ Hồ, về những tháng năm bôn ba chinh chiến chống kẻ thù xâm lược, những gian khổ hy sinh không thể diễn tả bằng lời. Đến thời bình, bộ đội đâu đã hết nguy nan: Những đêm tuần tra lạnh run người khi truy bắt tội phạm chống lại những lực lượng thù địch phá hoại từ bên ngoài,những lúc giúp dân chống thiên tai, lụt lội… Nhìn gương mặt rắn rỏi, sạm đen vì nắng gió, nghe những câu chuyện kể và chứng kiến vẻ bình thản của những chiến binh, em thật sự thấy rất cảm động xen lẫn cả niềm tự hào, biết ơn sâu sắc…Trong dòng cảm xúc khó tả,ấy em lại được vinh dự thay mặt các bạn phát biểu những suy nghĩ tình cảm của mình:“Kính thưa các bác ,các chú , chúng cháu may mắn được sinh ra và lớn lên trong một dân tộc anh hùng.Chúng cháu biết để có được cuộc sống hòa bình hôm nay,dân tộc Việt Nam đã phải đánh đổi rất nhiều,bằng cả nước mắt và máu xương của bao người đã hy sinh cho Tổ quốc.Để thể hiện lòng biết ơn của thế hệ mình đối với cha anh, chúng cháu hứa sẽ nỗ lực học tập, rèn luyện, tu dưỡng để trở thành những công dân có ích,góp phần nhỏ bé của mình xây dựng đất nước.Có như vậy mới xứng đáng với truyền thống cao quý của dân tộc, xứng đáng với sự hy sinh của bao thế hệ cha anh.”Em ngồi xuống mà thấy tay mình vẫn còn run,trái tim lâng lâng một cảm xúc bay bổng lạ kì .

Ánh nắng đã nhạt dần, chúng em chia tay với các bác, các chú trong lưu luyến.Buổi gặp gỡ đã khơi dậy những ước mơ trong em,tăng thêm lòng quyết tâm và niềm tin của em vào một tương lai tươi sáng.

Bài viết số 3 lớp 9 đề 4 – Mẫu 3

Nhân kỷ niệm ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam (22-12), trường tôi mời các cựu chiến binh về dự lễ. Tôi được thay mặt các bạn phát biểu những suy nghĩ của thế hệ mình về thế hệ cha anh đã chiến đấu, hi sinh để bảo vệ Tổ Quốc.

Trước khi bữa lễ bắt đầu, khoảng 7 giờ 30 phút thầy cô cứ chạy tới chạy lui để tập họp và sắp xếp chỗ ngồi cho chúng tôi. Sau khi đã ổn định, có một chiếc xe “Zýp” chạy tới và đậu trước cổng trường tôi. Trên đó có 3 người đàn ông từ từ bước xuống xe, tôi đoán ngay là các chú bộ đội vì tóc ai cũng đã bạc hơn một nữa, ai cũng ăn vận bộ đồ lính, đầu đội nón cối, chân đi dép lốp. Hai bác khoảng năm mươi năm tuổi, một bác người cao lớn, lực lưỡng và giọng nói ôn tồn, trên mặt đầy vết sẹo chắc hẳn bác phải bị giặc hành hạ và tra tấn rất nhiều. Còn bác kia nhỏ con chỉ một chân. Khi di chuyển, bác phải chống nạp mà đi. Nhưng bác còn yêu đời lắm vì tôi thấy bác luôn nở nụ cười từ khi bước xuống xe. Tôi thấy thương các bác quá vì các bác đã cống hiến cho đất nước một phần xác thịt của mình. Tiếp đó là một anh chiến sĩ, bước đi dứt khoát. Hình như anh là người mới, đi để học hỏi thêm. Anh và hai bác vào bước vào chỗ ngồi dưới sự hướng dẫn của thầy giám thị.

Sau lời giới thiệu mở đầu của thầy Hiệu trưởng, bác có thân hình lực lưỡng lên phát biểu ý kiến của mình. Bác kể cho chúng tôi nghe về nhiều chuyện lắm, kể cả chuyện về lịch sử ra đời ngày 22/12. Giờ thì chúng tôi đã biết: Bác Hồ chỉ thị thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân vào ngày 22/12 /1944. Ngay sau đó đội đánh thắng 2 trận liên tiếp tại Phây Khắt,Nà Ngần…Đội ngày càng lớn mạnh và được đổi tên thành Quân Đội Nhân Dân Việt Nam.Và từ đó lấy ngày 22/12 làm ngày truyền thống. Bây giờ thì tôi đã hiểu lịch sử ra đời của ngày 22/12,hiểu về truyền thống yêu nước và ý chí chiến đấu bảo vệ đất nước của dân tộc ta. Càng hiểu em càng thấy trân trọng và muốn khắc ghi vào tiềm thức để nhớ về một thời kì hào hùng với những con người quả cảm của một đất nước bé nhỏ mà kiên cường…Chúng tôi còn được nghe kể nhiều về những chiến công anh dũng, hào hùng của những người lính cụ Hồ, về những tháng năm bôn ba chinh chiến chống kẻ thù xâm lược, những gian khổ hy sinh không thể diễn tả bằng lời. Đến thời bình, bộ đội đâu đã hết nguy nan: Những đêm tuần tra lạnh run người khi truy bắt tội phạm chống lại những lực lượng thù địch phá hoại từ bên ngoài, những lúc giúp dân chống thiên tai, lụt lội… Chúng tôi say mê theo dõi, im lặng, hồi hộp nói không nên lời.

Tôi nhìn lên khuôn mặt đầy vết sẹo nhưng gắn bó tình người ấy, tôi không khỏi bồi hồi và xúc động. Đến phiên tôi lên đọc, những suy nghĩ và cảm xúc của tôi dâng trào:

– Kính thưa các bác, các chú ,chúng cháu may mắn được sinh ra và lớn lên trong một dân tộc anh hùng. Chúng cháu biết để có được cuộc sống hòa bình hôm nay, dân tộc Việt Nam đã phải đánh đổi rất nhiều, bằng cả nước mắt và máu xương của bao người đã hy sinh cho Tổ quốc. Để thể hiện lòng biết ơn của thế hệ mình đối với cha anh, chúng cháu hứa sẽ cố gắng học tập, rèn luyện bản thân để trở thành những công dân có ích, góp phần nhỏ bé của mình để xây dựng đất nước. Có như vậy mới xứng đáng với truyền thống cao quý của dân tộc ta, xứng đáng với sự hy sinh của bao thế hệ ông cha.- Vừa dứt lời tràn vỗ tay lớn vang lên. Anh và hai bác cùng các thầy cô có vẻ hài lòng với ý kiến của tôi. Tôi ngồi xuống mà thấy tay mình vẫn còn run,trái tim lâng lâng một cảm xúc bay bổng lạ kì .

Bác nói nhỏ bên tai tôi rằng tôi hãy cố gắn làm những gì tôi đã nói và bác mong nó sẽ thành hiện thực. Sau khi giao lưu khoảng hai tiếng đồng hồ, có tiếng chuông thông báo đã hết giờ. Chúng tôi luyến tiếc nhìn anh và các bác bộ đội bước lên xe “ Zýp”, họ vẫy tay chào tạm biệt chúng tôi với đôi mắt kì vọng. Có thể đôi mắt ấy muốn nói rằng các bác luôn kì vọng vào chúng tôi.

Sau buổi hôm đó, tôi luôn nghĩ đến những gì bác đã đã nói với tôi. Tôi tự hứa với lòng mình rằng: “Mình sẽ cố gắng trở thành một người công dân tốt, luôn biết hi sinh vì đất nước như bác đã từng làm”.

Bài viết số 3 lớp 9 đề 4 – Mẫu 4

Nhân ngày thành lập quân đội Nhân Dân Việt Nam, học sinh cả trường em được vinh dự chào đón những anh bộ đội cụ Hồ. Đã từ rất lâu, chúng em chỉ được hình dung các anh bộ đội anh dũng bất khuất qua những bài thơ, bài hát, bức tranh, nay được nhìn thấy các anh trong bộ quần áo màu xanh đầy ý nghĩa ấy thật là một dịp hiếm có. Là một liên đội trưởng của trường, em may mắn được các thầy cô cho phát biểu về cảm nghĩ của mình về thế hệ cha anh đã chiến đấu, hi sinh vì tổ quốc. Buổi lễ diễn ra, trước toàn thể các bạn học sinh, trước các thầy cô giáo yêu quý và những anh bộ đội, em bước lên bục phát biểu rõ ràng và đầy tình cảm.

Kính thưa các thầy cô giáo, kính thưa các anh bộ đội và các bạn học sinh thân mến. Để có cuộc sống hòa bình ngày hôm nay, để trẻ em được đến trường, để con người Việt Nam được sống trong tự do hạnh phúc thì đã có biết bao nhiêu thế hệ cha anh đã ngã xuống, họ không ngần ngại hi sinh tính mạng của mình đổi lấy sự hòa bình và độc lập. Ngày hôm nay em thật vinh dự khi được đứng trên này, nhân dịp ngày thành lập quân đội Nhân Dân Việt Nam để gửi tới thế hệ cha anh – những người anh hùng đất nước lời tri ân sâu sắc nhất.Thế hệ cha anh chúng ta đã phải trải qua biết bao nhiêu gian khổ, họ đã từng bị nô lệ, đã từng bị đàn áp đẫm máu. Họ phải trong cảnh nghèo nàn cơm không có mà ăn, nước chẳng có mà uống. Thực dân Pháp, đế quốc Mỹ đã trải biết bao nhiêu bom đạn xuống mảnh đất nhỏ bé của chúng ta và cướp đi biết bao nhiêu tính mạng con người Việt Nam. Những người mẹ mất con, những người vợ mất chồng, những người con mồ côi cha, những người chiến sĩ mất đồng đội. Họ không những đánh đổi cả hạnh phúc cá nhân mình mà còn quyết tử cho tổ quốc quyết sinh. Có những người chiến sĩ bị giặc bắt họ thà chết chứ không chịu khai, họ phải chịu biết bao cực hình sống không bằng chết. Hẳn trong chúng ta ai cũng biết đến những cái tên như Phan Đình Giót, Nguyễn Văn Cừ, Võ Thị Sáu, Nguyễn Văn Trỗi…Họ đều là những người chiến sĩ cách mạng tiêu biểu cho tấm lòng yêu đất nước.

Chiến tranh đã lùi xa nhưng những vết thương trong lòng người vẫn còn mãi. Chất độc màu da cam vẫn để lại di chứng cho biết bao nhiêu con người. Vì đâu mà những thế hệ cha anh lại quyết hi sinh như vậy. Vì đất nước, vì nhân dân. Chúng ta không thể chịu sống hèn sống kém, chúng ta không thể sống mà không tự do. Hồ Chí Minh tiêu biểu cho ý chí sắt đá của thế hệ cha anh. Người đã làm nhiều nghề đi nhiều nước để tìm ra con đường cứu nước.

Vì thế chúng ta cần “uống nước nhớ nguồn” “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Thế hệ cha anh đã hi sinh cả xương máu của mình để làm nên đất nước thì chúng ta những người sống trong cảnh hòa bình no đủ thì cần phải giữ gìn xây dựng đất nước giàu mạnh hơn nữa. Em xin thay mặt các bạn học sinh gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thế hệ cha anh đã làm nên đất nước ngày hôm nay.

Bài viết số 3 lớp 9 đề 4 – Mẫu 5

Nhân kỷ niệm ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam, trường em tổ chức cho học sinh đi thăm một đơn vị bộ đội. Trong buổi gặp gỡ đó em được thay mặt các bạn phát biểu những suy nghĩ tình cảm của mình.

Xe dừng bánh, cả doanh trại bộ đội rộng lớn, sạch sẽ, ngăn nắp hiện ra trước mắt. Hội trường trang hoàng lộng lẫy, các bác các chú quân phục chỉnh tề, gương mặt rạng rỡ, tự hào. Chúng em quây quanh các chiến sỹ áo xanh, mặt các bạn hớn hở, hãnh diện lạ thường! Chúng em hỏi các chú nhiều chuyện lắm, cả về lịch sử ra đời ngày 22/12 nữa. Giờ thì chúng em đã biết: Bác Hồ chỉ thị thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân vào ngày 22/12 /1944. Ngay sau đó đội đánh thắng 2 trận liên tiếp tại Phây Khắt, Nà Ngần…Đội ngày càng lớn mạnh và được đổi tên thành QĐND Việt Nam. Và từ đó lấy ngày 22/12 làm ngày truyền thống. Bây giờ thì em đã hiểu lịch sử ra đời của ngày 22/12,hiểu về truyền thống yêu nước và ý chí chiến đấu bảo vệ đất nước của dân tộc ta. Càng hiểu em càng thấy trân trọng và muốn khắc ghi vào tiềm thức để nhớ về một thời kì hào hùng với những con người quả cảm của một đất nước bé nhỏ mà kiên cường…

Chúng em còn được nghe kể nhiều về những chiến công anh dũng, hào hùng của những người lính cụ Hồ, về những tháng năm bôn ba chinh chiến chống kẻ thù xâm lược, những gian khổ hy sinh không thể diễn tả bằng lời. Đến thời bình, bộ đội đâu đã hết nguy nan: Những đêm tuần tra lạnh run người khi truy bắt tội phạm chống lại những lực lượng thù địch phá hoại từ bên ngoài, những lúc giúp dân chống thiên tai, lụt lội… Nhìn gương mặt rắn rỏi, sạm đen vì nắng gió, nghe những câu chuyện kể và chứng kiến vẻ bình thản của những chiến binh, em thật sự thấy rất cảm động xen lẫn cả niềm tự hào, biết ơn sâu sắc… Trong dòng cảm xúc khó tả,ấy em lại được vinh dự thay mặt các bạn phát biểu những suy nghĩ tình cảm của mình:“Kính thưa các bác, các chú, chúng cháu may mắn được sinh ra và lớn lên trong một dân tộc anh hùng. Chúng cháu biết để có được cuộc sống hòa bình hôm nay, dân tộc Việt Nam đã phải đánh đổi rất nhiều, bằng cả nước mắt và máu xương của bao người đã hy sinh cho Tổ quốc. Để thể hiện lòng biết ơn của thế hệ mình đối với cha anh, chúng cháu hứa sẽ nỗ lực học tập, rèn luyện, tu dưỡng để trở thành những công dân có ích, góp phần nhỏ bé của mình xây dựng đất nước. Có như vậy mới xứng đáng với truyền thống cao quí của dân tộc, xứng đáng với sự hy sinh của bao thế hệ cha anh.” Em ngồi xuống mà thấy tay mình vẫn còn run,trái tim lâng lâng một cảm xúc bay bổng lạ kì.

Ánh nắng đã nhạt dần, chúng em chia tay với các bác, các chú trong lưu luyến. Buổi gặp gỡ đã khơi dậy những ước mơ trong em, tăng thêm lòng quyết tâm và niềm tin của em vào một tương lai tươi sáng. Em mong rằng các bác, các ông thật mạnh khỏe và thế giới này mãi được sống trong no ấm, hòa bình.

….

>>> Tải file để tham khảo trọn bộ bài viết số 3 lớp 9!

Related Posts