Thảo mai là gì? Các điều không phải ai cũng biết về thảo mai

Thảo mai là gì là một cụm từ mới được xuất hiện trong ngôn ngữ tiếng Việt gần đây, và nó chưa có trong từ điển. Nhưng lại là một từ được rất nhiều các bạn trẻ sử dụng. Và chủ yếu mọi người dùng tử thảo mai để nói về tính cách của một cá nhân nào đó. Vậy bạn có thực sự biết thảo mai là gì không? Ý nghĩa của từ này và người như nào thì bị đánh giá là thảo mai. Theo dõi bài viết dưới đây của Sen Tây Hồ để biết nhé.

thao-mai

Advertisement

Tìm hiểu Thảo mai là gì?

Theo chữ Hán “thảo” là cỏ, là cây loại nhỏ thấp, non nớt, cũng có nghĩa là thảo luận, bàn bạc, hội thảo

“Mai” là lúc trời đất chuyển ban đêm sang ban ngày, sự thay đổi và di chuyển của đất trời.

Advertisement

Vậy “thảo mai” hiểu theo nghĩa này là toàn nói chuyện lạ lẫm, mới mẻ mà chưa ai biết đến, chả biết nói thật hay nói cho vui, người ta không tin hay không có niềm tin vào lời nói của bạn.

Nói về nguồn gốc của từ “Thảo mai”, đa số các kết quả tìm được đều không chỉ dẫn rõ ràng xuất xứ của nó. Chỉ biết từ “Thảo mai” là tên một cô gái trong câu ca dao: “Thảo mai rao bán chỉ vàng, vào đến giữa làng lại bán chỉ xanh”

Advertisement

Câu ca dao này châm biếm những người có tính không trung thực.

Vậy tạm có thể giải thích “thảo mai” nghĩa là: Giả tạo

Một số định nghĩa do cư dân mạng cung cấp cho biết “Thảo mai” là từ ngữ chỉ người phụ nữ hay nói một đằng làm một nẻo, bảo người khác làm thế này nhưng mình lại làm thế kia, không trung thực, ngoài mặt thì cười nhưng sau lưng thì nói xấu. Vậy, từ “Thảo mai” có nghĩa giống với từ “Giả tạo” trước đây người ta hay dùng.

Hầu hết những người mới biết đến từ ngữ này đều hiểu nó theo chiều hướng tiêu cực như thế này.

Dù có nghĩa giống với từ “Giả tạo”, nhưng “Thảo mai” lại có ý nhẹ nhàng hơn. Ví dụ, khi một người có ngoại hình xấu, thay vì chê họ xấu hoặc giả tạo nói họ đẹp, những người thảo mai nói: “Bạn trông được đấy chứ, tuy nhiên…” và đưa ra những ý kiến thể hiện điểm không tốt nhưng theo cách tránh nói thẳng, trực tiếp.

Nói cách khác, “Thảo mai” là một cách nói giảm, nói tránh tuyệt đối của từ “Giả tạo”, tạo cảm giác nhẹ nhàng hơn khi nhận xét về một người hay một sự vật, sự việc nào đó.

Một cách cắt nghĩa khác của từ “Thảo mai” còn chỉ những hành động, câu nói gượng gạo giả lả. Đây cũng là cách lý giải từ “Thảo mai” được nhiều người đồng tình nhất..

Người như thế nào được gọi là thảo mai?

Thảo mai dùng để chỉ những người phụ nữ giả tạo, nói một đằng nhưng lại làm một nẻo, không có tính trung thực. Ngoài mặt những người phụ nữ này sẽ cười nói rôm rả, thân thiện, tuy nhiên sau lưng họ sẽ không tiếc một lời nào để nói xấu người khác. Những người được ám chỉ cụm từ này đều có tính cách theo chiều hướng tiêu cực.

Thảo mai là cách người ta nói giảm nói tránh những người có tính cách giả tạo. Cụm từ này có ý nhẹ nhàng hơn, dễ nghe hơn khi nhận xét về một người hay một sự vật sự việc nào đó. Ở một khía cạnh nào đó, thảo mai là từ dùng để ám chỉ những hành động hay câu nói gượng gạo, giả lả. Đây cũng là ý nghĩa được rất nhiều người sử dụng.

Cũng có nhiều trường hợp người ta dùng cụm từ thảo mai để trêu đùa nhau. Do vậy tùy từng hoàn cảnh bạn có cách hiểu sao cho phù hợp nhất.

Cô gái trong làng thảo mai Việt Nam

Nhắc đến cụm từ thảo mai mà không nhắc đến chị Nguyệt trong bộ phim Phía trước là bầu trời thì quả là một điều thiếu sót vô cùng lớn. Trong thời gian gần đây, người luôn chiếm sóng nhiều nhất và trở thành chủ đề bàn tán của cư dân mạng Facebook đó là chị Nguyệt.

Đây được coi là một trong những thánh thảo mai nổi tiếng. Sự thảo mai của chị Nguyệt thể hiện từ cái liếc mắt đến những nụ cười tươi rói gửi mẹ chồng tương lai hay những pha thả thính kinh điển. Tuy nhiên sau bộ mặt nhất thời ấy là cả một bầu trời thái độ cực kỳ trái ngược của chị. Cứ như thế này, bảo sao cư dân mạng không thốt lên một cách đầy thán phục.

Tiếp xúc với người thảo mai có tốt hay không?

Một người thảo mai thường xuất hiện với những cử chỉ và hành động tốt đẹp trước mặt mọi người. Tuy nhiên khi vắng mặt họ lại nói xấu được điều. Hay những cô gái thường xuyên có cử chỉ ân cần quan tâm, nhưng sau lưng lại luôn tìm cách hèn hạ để hại người nào đó. Tuy nhiên đa phần, thảo mai xuất phát từ những lời nói giả tạo.

Giấy lớn không gói được lửa, đây là câu ca dao mà các cụ vẫn thường nói. Dù bạn thảo mai hay giả tạo đến mức nào đi chăng nữa thì cũng có lúc con người thật và bản chất thật sẽ lộ diện. Điều đó sẽ trở thành một ấn tượng xấu về bạn trong các mối quan hệ xã hội ở đồng nghiệp. Lúc ấy bạn đừng đặt câu hỏi tại sao mọi người lại xa cách mình đến thế.

Những cô gái yểu điệu, tỏ ra mình là tiểu thư có cảm giác gì đó thật giả vờ, thật lố bịch. Một số cô gái vì điệu đà quá, thảo mai quá khiến mọi người xa lánh. Cái gì quá cũng không tốt, tốt nhất là bạn nên sống thật với chính mình, sống thật theo cảm xúc và cuộc sống của chính mình. Chỉ có thể mới nhận được sự tin tưởng cũng như các mối quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh.

Lời kết

Thảo mai không phải là đức tính xấu, nhưng trong nhiều trường hợp nó cũng không hề tốt chút nào. Hi vọng bài viết này của Sen Tây Hồ đã đem đến cho bạn những kiến thức bổ ích về thảo mai. Hãy like và share bài viết này nếu bạn thấy hay nhé!!!

Related Posts