Thế nào là nói giảm nói tránh

Để góp phần giúp lời nói trở nên tinh tế, lịch sự hơn trong văn viết và trong giao tiếp hàng ngày người ta luôn sử dụng một biện pháp đó là nói giảm nói tránh.

Vậy nói giảm nói tránh là gì? Tại sao phải sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh? Tác dụng của nói giảm nói tránh là gì? Cùng theo dõi nội dung bài viết ngay sau đây để biết rõ hơn về biện pháp tu từ này nhé.

Nói giảm nói tránh là gì?

Như chúng ta đã biết học ăn nói sao cho khéo là một trong những bài học quan trọng về kỹ năng giao tiếp. Và nói giảm nói tránh luôn được sử dụng thường xuyên trong văn nói và văn viết.

Ví dụ: Chúng ta thường dùng từ tử thi thay cho từ xác chết hoặc muốn nói lịch sự chúng ta không dùng từ già mà dùng từ có tuổi,…

Trong các bài thơ, đoạn văn, ta thường gặp biện pháp tu từ này như: “Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng.”

(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)

Từ “bầu sữa” được dùng để thay thế cho một từ vốn chỉ một bộ phận cơ thể của người người phụ nữ, giữ chức năng sản sinh ra sữa nuôi con.

Như vậy, qua những phân tích ở trên bạn đọc đã hiểu được nói giảm nói tránh là gì rồi! Cùng theo dõi nội dung tiếp theo của bài viết để biết thêm chi tiết về biện pháp tu từ này nhé.

Tác dụng của nói giảm nói tránh?

Nội dung trên, người viết đã giải đáp khái niệm nói giảm nói tránh là gì? Vậy sử dụng biện pháp này có tác dụng như thế nào?

Có thể thấy nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ mang nhiều dụng ý về mặt nghề thuật và để giúp cách diễn đạt của mỗi cá nhân được lịch sự, nhẹ nhàng bớt phần nào hơn. Mời các bạn theo dõi các ví dụ sau đây:

Ví dụ 1: “Chia buồn cùng gia đình, chúng tôi đã cố gắng hết sức nhưng bệnh nhân không qua khỏi”. “Không qua khỏi’’ ở đây là “chết”, bác sĩ nói như vậy để giảm cảm giác đau buồn cho người nhà bệnh nhân.

Ví dụ 2: “Anh ấy không bao giờ trở về nữa, mãi mãi nằm lại ở chiến trường B”. “Mãi mãi nằm lại’’ ám chỉ cái chết của người chiến sĩ. Cách nói như vậy nhằm giảm cảm giác đau buồn, mất mát, đồng thời diễn đạt nhẹ nhàng sự hi sinh.

Ví dụ 3: “Bố mẹ không còn ở với nhau đã lâu, tôi chịu cảnh thiếu thốn tình cảm từ nhỏ”. “Không còn ở với nhau’’ là cách nói giảm nói tránh một cách nhẹ nhàng của “ly dị”.

Cách sử dụng nói giảm nói tránh

Mặc dù, nói giảm nói tránh có tác dụng rất lớn. Tuy nhiên, phải thật sự linh hoạt sử dụng biện pháp tu này trong từng trường hợp cụ thể, tránh sử dụng không hợp lý.

Biện pháp tu từ nói giảm nói tránh chắc chắn sẽ phát huy trong những trường hợp sau như:

– Khi bạn muốn tránh cảm giác đau buồn, sợ hãi, gai người, thô tục, thiếu phần lịch sự.

– Khi muốn thể hiện sự tôn trọng với người đang đối thoại với mình. Ví dụ như là những người có quan hệ thứ bậc xã hội hơn bạn hoặc người có tuổi tác cao.

– Khi muốn nhận xét một cách chân thành, tế nhị, lịch sự và có văn hóa để người nghe dễ dàng tiếp thu ý kiến và góp ý của bạn.

Ví dụ: Hôm qua em có lỗi với anh, em xin anh thứ lỗi ạ hay Cậu hãy cố gắng để luyện chữ cho đẹp hơn nhé.

Tuy nhiên bạn cũng không nên sử dụng trong những tình huống như:

– Khi thực sự cần phê bình nghiêm khắc, nói thẳng, nói đúng mức độ sự thật với một ai đó đang mắc lỗi.

– Khi bạn cần có được một thông tin khách quan, chính xác, trung thực như là biên bản hành chính, biên bản của cuộc họp…

Như vậy, việc sử dụng nói giảm nói tránh còn cần phụ thuộc vào từng tình huống giao tiếp. Có những trường hợp buộc phải nói đúng mức độ sự thật hoặc cần thiết phải nói thẳng. Nên bạn đọc cần chú ý nhé!

Nói giảm nói tránh có gì khác so với biện pháp nói quá?

Nói giảm nói tránh và nói quá là hai biện pháp tu từ đối lập nhau. Biện pháp nói giảm nói tránh dùng để giảm nhẹ tính chất sự việc nhưng nói quá lại mang tính chất phóng đại và làm tăng quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả lên một mức cao hơn để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm với người nghe hoặc người đọc.

Một số ví dụ về biện pháp nói quá:

Ví dụ 1: Kì thi đại học sắp tới làm mấy em học sinh cuối cấp tôi dạy lo sốt vó. “Lo sốt vó’’ ở đây là biện pháp nói quá, nhấn mạnh vào cảm giác lo lắng tột cùng.

Ví dụ 2: Có sức người soi đá cũng thành cơm để nhấn mạnh vai trò của sức lao động con người có thể cải tạo tự nhiên mang lại nguồn sống.

Hy vọng thông qua tìm hiểu ý nghĩa của biện pháp nói giảm nói tránh trong bài viết này, Quý bạn đọc sẽ chú tâm hơn và cân nhắc lựa chọn ngôn từ thật phù hợp với các bối cảnh giao tiếp của đời sống.

Related Posts