Trứng ốp la bao nhiêu calo

Trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu thông tin và kiến thức về Trứng ốp la bao nhiêu calo hot nhất được tổng hợp bởi Askanswerswiki

1. Bánh mì sandwich bao nhiêu calo?

Bánh mì là loại thực phẩm được làm từ lúa mì hoặc ngũ cốc, men cùng với nhiều thành phần khác. Vì thế, bánh mì thường giàu calo, chứa nhiều carbs, ít các vi chất dinh dưỡng (như vitamin, khoáng chất) và một số chất kháng dinh dưỡng gây ra vấn đề sức khỏe. Tuy nhiên, người ta khắc phục điều này bằng cách bổ sung vào bánh mì các chất dinh dưỡng khác như các loại ngũ cốc nguyên hạt hay các loại hạt nảy mầm để mang lại lợi ích cho sức khỏe.

Trung bình 1 lát bánh mì sandwich trắng (25gr) chứa 67 calo và bao gồm các chất dinh dưỡng như sau:

  • Carbs: 13gr
  • Chất đạm: 2gr
  • Chất béo: 1gr
  • Chất xơ: 0.6gr
  • Vitamin B1: 8% RDI (giá trị dinh dưỡng được khuyến dùng mỗi ngày)
  • Vitamin B2: 5% RDI
  • Vitamin B3: 5% RDI
  • Vitamin B9: 7% RDI
  • Khoáng chất: 7% RDI natri, 6% RDI mangan, 6% RDI selen, 5% RDI sắt,…

2. Ăn bánh mì có mập không?

Như Điện máy XANH đã chia sẻ, mỗi lát bánh mì trắng chứa khoảng 67 calo, trong một bữa sáng bạn có thể ăn 4 lát bánh mì với tổng cộng 268 calo kèm với một cốc sữa bò (170ml) chứa 23 calo. Vậy bữa ăn sáng của bạn đã hấp thụ khoảng 291 calo, là con số tương đối ổn, không gây mập cho cơ thể.

Khẩu phần ăn bánh mì và uống sữa bò cung cấp hàm lượng calo thấp hơn nhiều so với việc bạn dùng một bát phở gà (thường 400 – 500 calo), 1 gói xôi gấc (có thể đến 600 calo) hoặc 1 gói xôi bắp (từ 350 – 500 calo).

Ngoài ra, bạn có thể dùng một số loại bánh mì giảm cân làm từ bột yến mạch, bột mì nguyên cám, bột ngũ cốc hay bột mì đen cũng giúp cho bạn kiểm soát được hàm lượng calo hấp thụ.

3. Các loại bánh mì sandwich và cách chế biến bánh mì sandwich ngon

Dưới đây là một số loại bánh mì sandwich mà bạn có thể bổ sung cho thực đơn của mình thêm phần phong phú để không gây ngán mà còn mang lại hiệu quả kiểm soát cân nặng đáng kể, như:

Bánh mì sandwich kẹp tôm nướng

Bánh mì sandwich có lớp bánh bên ngoài giòn cùng với vị ngọt dai của thịt tôm được tẩm ướp đậm đà bên trong. Bạn có thể cho thêm ít tương ớt, tương cà và sốt mayonnaise để tăng thêm hương vị cho món bánh.

Bánh mì sandwich phô mai áp chảo

Chỉ vài thao tác đơn giản là bạn có ngay được món bánh sandwich phô mai áp chảo hấp dẫn. Vỏ bánh có màu nâu cánh gián để lộ vị béo tan chảy của miếng phô mai bên trong, khi ăn bạn sẽ cảm nhận được thêm vị béo thơm của trứng gà nữa.

Bánh mì sandwich trứng rau trộn

Miếng bánh sandwich được kẹp bởi lớp trứng chiên màu vàng và rau củ đầy màu sắc. Vị giòn giòn của dưa leo, bắp cải và một chút nhẵn đắng của rau mầm hòa lẫn với vị béo của trứng, vị ngọt của sandwich, chắc chắn là món bánh mì thanh đạm dành cho buổi sáng mà bạn nên thử.

Bánh mì sandwich thịt băm

Thịt băm được tẩm ướp gia vị đậm đà và chiên áp chảo thành miếng thịt hấp dẫn. Sau đó, miếng thịt được kẹp vào bên trong giữa 2 lát sandwich cùng với dưa leo, cà chua và rau xà lách. Đây cũng là món bánh mì sandwich rất được ưa chuộng dùng cho buổi sáng và buổi xế chiều vì rất dễ ăn cũng như mang lại cảm giác no lâu trong ngày.

Bánh mì sandwich trứng và xúc xích

Lớp bánh sandwich mềm mịn phía ngoài quyện lẫn với vị béo của trứng và giòn thơm của xúc xích. Khi ăn, bạn nên rưới thêm ít tương ớt và sốt mayonnaise để làm cho bánh mì thêm phần hấp dẫn hơn.

Bánh mì sandwich tẩm trứng chiên

Bánh mì sandwich tẩm trứng chiên có lớp ngũ cốc ngô phía ngoài giòn rụm nhưng vẫn giữ được một phần độ mềm của sandwich bên trong, kèm chút vị béo của trứng ăn rất lạ miệng. Khi dùng món này, bạn nên kèm theo ly sữa bò hoặc sữa hạt để tăng thêm chất dinh dưỡng cho buổi sáng.

Bánh mì sandwich kẹp thịt nguội

Lớp bánh sandwich bên ngoài mềm, quyện lẫn với vị ngọt của chuối, chút mặn của thịt nguội và nhất là vị béo thơm của bơ đậu phộng, làm cho món bánh mì sandwich kẹp thịt nguội này trở nên hấp dẫn và lạ miệng hơn.

Bánh mì sandwich bắp phủ phô mai

Cắt nhỏ bánh mì sandwich, cho vào một cái cốc cùng với sữa tươi, sốt mayonnaise và bắp rồi quay trong lò vi sóng khoảng 2 phút. Trước khi thưởng thức, bạn rắc thêm ít phô mai sẽ cảm nhận được vị béo của các nguyên liệu được sử dụng và vị ngọt giòn của hạt bắp. Đây chắc chắn là món bánh dành cho những ai yêu thích vị ngọt béo.

Bánh mì sandwich sữa chua

Bánh mì sandwich sữa chua ăn ngon hơn khi được làm lạnh, lớp bánh mềm mịn bên ngoài kết hợp với lớp sữa béo mềm mịn, có vị chua nhẹ bên trong, là món bánh dinh dưỡng dành cho buổi sáng cũng như có lợi cho hệ tiêu hóa của bạn.

4. Cách nhận biết bánh mì sandwich bị hỏng

Ngoài việc nhìn kĩ thời hạn sử dụng trên bao bì, bạn cũng nên chú ý đến một số đặc điểm khác cho thấy bánh mì sandwich có thể bị hỏng như sau:

Nấm mốc: Đó là các dấu hiệu xuất hiện các đốm mờ cho đến đậm có màu xanh lá cây, đen, hồng hoặc trắng, do các vi khuẩn phát triển thành bào tử hút các chất dinh dưỡng có trong bánh mì và sinh ra các chất gây hại cho sức khỏe nếu bạn ăn phải.

Mùi hôi khó chịu: Ngoài việc nhìn thấy nấm mốc, bánh mì còn có thể xuất hiện mùi hôi khó chịu do các bào tử của vi khuẩn đang trong quá trình sinh sôi, phát triển.

Vị lạ: Nếu bạn cảm thấy vị bánh mì không còn ngon nữa dù không xuất hiện nấm mốc hay mùi hôi khác thường thì bạn cũng tránh dùng, vì có thể gây hại cho sức khỏe hay làm ảnh hưởng đến khẩu vị của bạn.

Kết cấu bánh thay đổi, bị cứng: Khi kết cấu bánh mì bị thay đổi, bạn vẫn có thể sử dụng được trừ khi chúng bị nấm mốc, nhưng sẽ không ngon bằng so với loại bánh mì vừa mới làm hoặc bảo quản đúng cách.

5. Cách bảo quản bánh mì sandwich

Thời hạn sử dụng bánh mì sandwich không chỉ phụ thuộc vào nguyên liệu mà còn bị ảnh hưởng bởi cách bảo quản bánh mì.

Bánh mì thường có xu hướng dễ bị hỏng hơn nếu như bạn bảo quản chúng trong môi trường ẩm. Vì thế, nếu bảo quản bánh ở nhiệt độ phòng thường kéo dài thời gian sử dụng từ 3 – 4 ngày (đối với bánh mì tự làm) và khoảng 7 ngày (đối với bánh mì mua ở ngoài).

Ngoài ra, việc bảo quản bánh mì trong túi kín hoặc hộp đựng thực phẩm và đặt trong ngăn mát tủ lạnh có thể kéo dài thêm thời gian sử dụng bánh mì từ 3 – 5 ngày. Thậm chí, đặt trong ngăn đông có thể kéo dài đến tận 6 tháng.

Các loại bánh mì cũ có thể được bảo quản theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo bánh mì không bị hỏng trước khi sử dụng. Do đó, bạn có thể tận dụng một số mẹo đối với bánh mì cũ như:

  • Chế biến thành nhiều món bánh mì như bánh mì nướng, bánh quy giòn, bánh mì pudding,…
  • Sử dụng bánh mì cũ vụn cho một số món ăn như pate, bánh chuối nướng, làm topping cho bánh bèo,…
  • Cắt nhỏ và bảo quản bánh mì trong ngăn đông để sử dụng khi cần hoặc đem đi chế biến.

Như vậy, Điện máy XANH đã giúp bạn hiểu rõ hơn về 1 lát bánh mì sandwich bao nhiêu calo? Ăn bánh mì có mập không? Cách bảo quản bánh bị lâu ra sao rồi đấy. Hy vọng bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích.

*Tổng hợp và tham khảo thông tin từ Healthline.

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *