Tư bản bất biến và tư bản khả biến

Để sản xuất giá trị thặng dư, nhà tư bản phải ứng trước tư bản ra để mua tư liệu sản xuất và sức lao động. Vậy các bộ phận khác nhau đó của tư bản có vai trò như thế nào trong quá trình sản xuất giá trị thặng dư? Chắc hẳn đây là câu hỏi mà nhiều bạn đọc băn khoăn chưa nắm rõ câu trả lời.

Chúng tôi xin phân biệt tư bản bất biến và tư bản khả biến để giải đáp thắc mắc của độc giả quan tâm theo dõi vấn đề trên.

Bản chất của tư bản

Qua nghiên cứu quá trình sản xuất giá trị thặng dư, có thể định nghĩa chính xác tư bản là giá trị thặng dư, có thể định nghĩa chính xác tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột lao động không công của công nhân làm thuê. Như vậy bản chất của tư bản thể hiện quan hệ sản xuất xã hội mà trong đó giai cấp tư sản chiếm đoạt giá trị thặng dư do giai cấp công nhân sáng tạo ra.

Phân biệt tư bản bất biến và tư bản khả biến

Nhằm giúp bạn đọc dễ dàng phân biệt tư bản bất biến và tư bản khả biến bài viết xin đưa ra dựa trên một số tiêu chí sau:

Thứ nhất: Về định nghĩa tư bản bất biến và tư bản khả biến

+ Trong quá trình sản xuất, giá trị của tư liệu sản xuất được lao động cụ thể của người công nhân chuyển vào sản phẩm mới, và lượng giá trị của chúng không đổi so với trước khi đưa vào sản xuất. Bộ phận tư bản này được gọi là tư bản bất biến, ký hiệu là c.

+ Đối với bộ phận tư bản dùng để mua sức lao động thì trong quá trình sản xuất, bằng lao động trừu tượng của mình, người công nhân tạo ra một giá trị mới không chỉ bù đắp đủ giá trị sức lao động của công nhân mà còn tạo ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản. Như vậy, bộ phận tư bản này đã có sự biến đổi về lượng và được gọi là tư bản khả biến. Bộ phận tư bản biến thành sức lao động không tái hiện ra, nhưng thông qua lao động trừu tượng công nhân làm thuê mà tăng lên, tức là biến đổi về lượng, được C. Mác gọi là tư bản khả biến, và ký hiệu là v.

Thứ hai: Việc phân chia tư bản ứng trước thành tư bản bất biến (c) và tư bản khả biến (v) là dựa vào vai trò của từng bộ phận tư bản trong quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư. Trong quá trình sản xuất, tư bản bất biến chỉ là điều kiện không thể thiếu được để sản xuất ra để sinh ra giá trị thặng dư còn tư bản khả biến mới là nguồn gốc tạo ra giá trị thặng dư. Tư bản khả biến có vai trò quyết định trong quá trình đó vì nó chính là bộ phận tư bản lớn lên.

Ý nghĩa tư bản bất biến và tư bản khả biến

Việc phân chia cặp phạm trù tư bản bất biến và tư bản khả biến sẽ vạch rõ bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản, chỉ có lao động của công nhân làm thuê mới tạo ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản.

Việc phân chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả biến vạch rõ nguồn gốc của giá trị thặng dư là do lao động làm thuê của công nhân tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không. Giai cấp tư sản sử dụng máy móc hiện đại tự động hóa quá trình sản xuất đối với một số sản phẩm. Trong điều kiện sản xuất như vậy, tư bản bất biến có vai trò quan trọng quyết định việc tăng năng suất lao động, nhưng cũng không thể coi đó là nguồn gốc của giá trị thặng dư. Suy đến cùng, bộ phận tư bản khả biến tồn tại dưới hình thức sức lao động (chân tay và trí óc) mới là nguồn gốc sinh ra giá trị thặng dư tư bản chủ nghĩa.

Với những thông tin trên đây, chúng tôi tin rằng Quý khách hàng đã phần nào nắm được nội dung Phân biệt tư bản bất biến và tư bản khả biến. Trong trường hợp Quý khách hàng có bất cứ thắc mắc gì về bài viết cũng như vấn đề có liên quan, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ thực hiện.

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *