Phân Tích Bài Thơ Tự Tình 2 – Tác Giả Hồ Xuân Hương

Để có thể đạt được kết quả tốt với những đề thi có yêu cầu phân tích bài thơ Tự tình 2 của nữ sĩ tài hoa Hồ Xuân Hương, các bạn học sinh cần nắm vững những vấn đề cơ bản liên quan đến tác phẩm, bao gồm: Sơ lược về tác giả, tác phẩm; các vấn đề thuộc về nội dung; đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm ấy. Có như thế thì dù cho đề thi có cho dạng cơ bản là phân tích bài thơ Tự tình hay nâng cao đề theo hướng phân hóa, chúng ta đều có thể ứng biến “ngon lành”!

I. Sơ lược về tác giả, tác phẩm

Trong bài phân tích bài thơ Tự tình 2 này, trước hết, chúng ta sẽ điểm qua những nét cơ bản về tác giả Hồ Xuân Hương, tương tự như các bài soạn văn khác.

1. Tác giả

Giới thiệu về tác giả, như đã nói là việc không thể thiếu trong phân tích bài Tự tình. Nữ sĩ Hồ Xuân Hương vốn là một nhà thơ tài hoa. Bà sinh thành ở miền đất vốn là xuất thân của nhiều anh tài hào kiệt – Nghệ An, cụ thể bà là người con ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu. Hiện tại, năm sinh và năm mất của bà vẫn là một ẩn số. Nếu mảnh đất Nghệ An là nơi khởi nguồn cho tố chất một giai nhân thì chính kinh thành Thăng Long là nơi đắp bồi cho tài năng của bà. Bởi, bà có khoảng thời gian gắn bó với vùng đất nghìn năm văn hiến rất lâu. Không chỉ vậy, bà còn có dịp thăm thú nhiều địa danh và có mối thân thiết với nhiều văn nhân, thi sĩ.

phan-tich-bai-tho-tu-tinh

Nguồn: Internet

Ai biết Hồ Xuân Hương, hẳn sẽ không thể không biết đến danh xưng “Bà chúa thơ Nôm” mà người đời ưu ái gọi bà. Sở dĩ bà được gọi trang trọng thế là vì đã để lại văn học nước nhà một di sản giàu giá trị về những tác phẩm thơ chữ Nôm.

Ngoài các sáng tác bằng chữ Nôm, Hồ Xuân Hương còn nổi tiếng với các tác phẩm bằng chữ Hán. Tuy nhiên, các tác phẩm chữ Nôm đóng vai trò rất quan trọng trong việc làm nên tên tuổi của bà.

Nữ sĩ thường viết về những người phụ nữ bởi bà có sự đồng cảm rất sâu sắc dành cho họ và dù viết về họ với nội dung như thế nào thì đến cuối cùng, ta cũng dễ dàng nhận thấy trong thơ bà hiển hiện rõ rệt thái độ trân trọng và đề cao khát vọng của họ.

2. Tác phẩm

Bài thơ Tự tình 2 là bài thơ nằm trong nhóm ba bài thơ Tự tình của nhà thơ. Bài thơ được viết ra nhằm thể hiện tâm trạng của nhà thơ trước những kiếp nữ nhi bị số phận đẩy vào chốn bi kịch. Để chuyển tải trọn vẹn nội dung ấy, Hồ Xuân Hương đã chọn hình thức là thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.

Xem thêm:

Soạn bài thơ tự tình ngắn gọn

Cảm nhận bài thơ tự tình (thường xuất hiện trong bài kiểm tra)

Soạn bài câu cá mùa thu

II. Hướng dẫn phân tích bài thơ Tự tình 2

phân tích bài thơ Tự tình nào, sau khi khái quát về tác giả, tác phẩm, ta cần phân tách bài thơ để thuận tiện phân tích. Sau đây, chúng ta sẽ triển khai việc phân tích bài thơ Tự tình 2 thông qua bốn cặp câu cụ thể.

1. Nỗi niềm sầu tủi

Nỗi niềm ấy được thể hiện ngay từ hai câu thơ mở đầu:

“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,

Trơ cái hồng nhan với nước non.”

Câu thơ đầu đã mở ra một khung cảnh về khuya thanh vắng. Cơ sở để nhận ra thời điểm ấy là nhờ vào các từ “đêm khuya”, “văng vẳng”. Đặc biệt, bước đi của thời gian trở nên gấp gáp hơn khi trong không gian xuất hiện âm thanh thúc giục của tiếng “trống canh dồn”. Âm thanh ấy có lẽ không chỉ là âm thanh của tiếng thời gian điểm nhịp mà còn chính là âm thanh của tâm trạng, của tiếng lòng con người. Thời gian trôi đi dồn dập thế nào thì con người dường như cũng rơi vào tâm thế lo ngại, dè chừng trước sự biến chuyển ấy của thời gian.

Chính trong hoàn cảnh ấy, nhân vật cay đắng, chua xót nhận ra sự hẩm hiu của duyên phận. Từ “trơ” như một từ chìa khóa tô đậm phong thái của nhân vật khi nghĩ về “cái hồng nhan” nhiều truân chuyên. Tuy nhiên, từ “trơ” ở đây còn hàm chứa một ý nghĩa tích cực khác, đó là sự cá tính, sự mạnh mẽ của nhân vật trữ tình trước những thách thức, khó khăn của cuộc đời.

2. Thực cảnh và tâm cảnh

Cặp câu tiếp theo biểu hiện mối quan hệ giữa thực cảnh và tâm cảnh của nhà thơ, đây là nội dung quan trọng của việc phân tích bài Tự tình. Không nghiễm nhiên mà nhân vật thao thức khi trời đã về khuya như thế. Ắt hẳn, không ít thì nhiều, nhân vật ấy bộn bề nỗi niềm riêng. Thế nên, trong thơ mới xuất hiện cả “chén rượu hương đưa” và “vầng trăng bóng xế”.

“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.”

phan-tich-bai-tho-tu-tinh-2

Nguồn: Internet

Nếu như hình ảnh chén rượu gợi ra bóng dáng của người phụ nữ đang nhấm nháp nỗi sầu thì vầng trăng “khuyết chưa tròn” trong buổi “bóng xế” gợi nên nỗi đau thân phận. Hương rượu khiến con người chao đảo trong cái vòng xoay quẩn quanh của tạo vật còn hình ảnh vầng trăng làm nàng mủi lòng trước chữ duyên không vẹn.

3. Sự phẫn uất và niềm khát khao mãnh liệt

Có những lúc, chua cay, xót đắng cũng khiến người có khả năng nhẫn nhịn cảm thấy bức bối và trở nên mạnh mẽ hơn. Họ mạnh mẽ trong cách biểu lộ sự phẫn uất, và mạnh mẽ trong cả cách thể hiện nỗi khát khao mãnh liệt của mình.

“Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,

Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.”

Đây là hai câu thực của bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Những hình ảnh “rêu”, “đá” với các hoạt động đi kèm như “xiên ngang mặt đất”, “đâm toạc chân mây”. Đây chính là động thái thể hiện rõ ràng sự kháng cự của chúng – những sinh vật nhỏ bé trước ngoại lực. Chắc hẳn không nhằm mục đích nào khác khi mượn những hình ảnh ấy, tác giả đã nói thay nhân vật của mình những nỗi niềm uẩn khúc trong lòng. Những biểu hiện ấy thật sự rất đáng trân trọng của nhà thơ trước bản lĩnh kiên cường của nhân vật vì trong bối cảnh xã hội có nhiều khuôn khổ của lễ nghi phong kiến, không có nhiều người thẳng thắn bộc lộ thái độ của mình với những trái ngang.

4. Tâm trạng chán chường

Bài thơ khép lại bằng hai câu thơ, đây cũng là cặp câu còn lại cần chỉ rõ ý nghĩa trong phân tích bài thơ Tự tình 2:

“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,

Mảnh tình san sẻ tí con con!”

Nhân vật đã biểu lộ sự mỏi mệt, chán chường trước sự đối nghịch giữa thời gian tuổi xuân của con người với mùa xuân của đất trời. Nếu như tạo hóa vẫn xoay vần với bốn mùa, để “xuân đi” rồi “xuân lại lại” thì với con người lại khác biệt hoàn toàn, tuổi trẻ khi đã qua rồi thì không mong trở lại được nữa.

Kết lại bằng hình ảnh mang lại ấn tượng sâu sắc, “mảnh tình” mà nhân vật vất vả chắt chiu cũng không thể giữ trọn mà buộc phải “san sẻ” để rồi chua chát nhận ra, tình cảm của mình đôi khi chỉ còn “tí con con”. Tình cảnh chồng chung ấy dễ khiến con người không tránh khỏi cảm giác trơ trọi, cô đơn khi không có cơ hội được giữ gìn, bảo vệ hạnh phúc của mình.

phan-tich-bai-tu-tinh

Nguồn: Internet

Xem thêm:

Soạn bài thương vợ cô đọng nhất

Phân tích thương vợ theo giáo án

Như vậy, với việc sơ lược lại vài nét về tác giả, tác phẩm để sau đó phân tích bài thơ thông qua phân chia các cặp câu, các bạn học sinh có hình dung rõ nét hơn về bài thơ. Đây cũng là nguồn tư liệu tham khảo, dù đề thi không cho chính xác là phân tích bài thơ Tự tình 2 thì các bạn có thể linh hoạt vận dụng làm tốt những đề bài liên quan đến tác phẩm nổi tiếng của Hồ Xuân Hương.

Related Posts