Quy hoạch chung thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030

Duới đây là các thông tin và kiến thức về Xã hoa nhất quảng ninh hay nhất và đầy đủ nhất

1. Phạm vi, ranh giới, thời hạn

1.1. Phạm vi nghiên cứu:

– Phạm vi nghiên cứu quy hoạch trực tiếp theo ranh giới hành chính thị xã Đông Triều gồm 21 đơn vị hành chính (gồm 6 phường và 15 xã) với diện tích tự nhiên khoảng 396,6 km2.

– Phạm vi nghiên cứu gián tiếp gồm các khu vực lân cận xung quanh thị xã Đông Triều: Các huyện Sơn Động, Lục Nam và khu vực di tích văn hóa phía Tây Yên Tử – Bắc Giang; thị xã Chí Linh và huyện Kinh Môn – Hải Dương; TP. Uông Bí – Quảng Ninh; huyện Thủy Nguyên – Hải Phòng.

1.2. Ranh giới: Thị xã Đông Triều nằm phía Tây của tỉnh Quảng Ninh, với ranh giới như sau:

– Phía Bắc giáp huyện Sơn Đông và huyện Lục Nam – tỉnh Bắc Giang;

– Phía Tây giáp thị xã Chí Linh – tỉnh Hải Dương;

– Phía Đông giáp thành phố Uông Bí – tỉnh Quảng Ninh;

– Phía Nam giáp huyện Thủy Nguyên – thành phố Hải Phòng và huyện Kinh Môn – tỉnh Hải Dương.

1.3. Thời hạn quy hoạch: Quy hoạch ngắn hạn đến năm 2020, dài hạn đến năm 2030, tầm nhìn chiến lược đến năm 2050

2. Tính chất, chức năng đô thị

Là đô thị trực thuộc tỉnh Quảng Ninh, là cửa ngõ kết nối tỉnh Quảng Ninh với vùng thủ đô Hà Nội, vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng duyên hải Bắc Bộ, là một trong những trung tâm văn hóa tâm linh, công nghiệp khai khoáng, sản xuất điện năng và vật liệu xây dựng của tỉnh Quảng Ninh, vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và Quốc gia. Là một trong những trung tâm sản xuất các sản phẩm nông nghiệp theo hướng hiện đại, trung tâm giáo dục đào tạo, du lịch sinh thái, làng nghề của tỉnh Quảng Ninh và vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Là khu vực phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trở thành trọng điểm sản xuất chế biến nông nghiệp lớn của tỉnh.

3. Mục tiêu quy hoạch

– Cụ thể hoá quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Quảng Ninh; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội thị xã Đông Triều; thống nhất với định hướng trong Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và ngoài 2050 đã được phê duyệt.

– Xây dựng, phát triển thị xã Đông Triều đảm bảo các tiêu chí là đô thị đô thị loại III vào năm 2020, tương xứng với đô thị loại II vào năm 2030 trong tiểu vùng phía Tây của tỉnh Quảng Ninh, là khu vực cửa ngõ của tỉnh Quảng Ninh với vùng thủ đô Hà Nội, vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng duyên hải Bắc Bộ; phát triển công nghiệp khai thác than, công nghiệp điện, sản xuất vật liệu xây dựng bền vững, hài hòa với phát triển nông nghiệp và du lịch văn hóa- lịch sử – tâm linh gắn với các khu di tích Yên Tử – Nhà Trần – Bạch Đằng.

– Làm cơ sở pháp lý cho việc quản lý sử dụng đất đai, lập các đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, triển khai các chương trình phát triển và các dự án đầu tư.

– Làm cơ sở để lập các đồ án quy hoạch chi tiết và đầu tư xây dựng.

4. Các chỉ tiêu quy hoạch

4.1. Quy mô dân số

– Dự báo dân số thị xã Đông Triều đến năm 2020 là 200.000 người, trong đó dân số đô thị là 161.500 người, dân số ngoại thị 38.500 người.

– Dự báo dân số thị xã Đông Triều đến năm 2030 là 220.000 người, trong đó dân số đô thị là 181.000 người, dân số ngoại thị 39.000 người.

4.2. Chỉ tiêu đất xây dựng đô thị

– Giai đoạn tới năm 2020: Tổng diện tích đất xây dựng đô thị khoảng 4.035,26 ha, tương ứng với 250 m2/người, trong đó: Đất dân dụng 130 m2/người, đất ngoài dân dụng 120 m2/người.

– Giai đoạn đến năm 2030: Tổng diện tích đất xây dựng đô thị khoảng 4..500,52 ha, tương ứng với 249 m2/người, trong đó: Đất dân dụng 126 m2/người, đất ngoài dân dụng 123 m2/người.

4.3. Các chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật và cơ sở hạ tầng khác

Tuân thủ theo quy định của Quy chuẩn Việt Nam 01:2008/BXD và các tiêu chí của đô thị loại II vào năm 2030; bảng tổng hợp các chỉ tiêu về đất đai, hạ tầng đô thị cụ thể như sau:

Stt

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Đợt đầu

(2020)

Dài hạn

(2030)

I

Đất đai

1

Đất xây dựng đô thị

m2/người

200÷250

250÷300

2

Đất dân dụng

m2/ng

100÷130

100÷130

– Đất đơn vị ở

m2/ng

60÷80

60÷80

– Đất công trình công cộng

m2ng

7÷20

10÷20

– Đất CX, công viên – TDTT

m2/ng

6÷10

6÷10

– Đất giao thông

m2/ng

20÷25

25

3

Đất ngoài dân dụng

m2/ng

100÷150

100÷150

II

Hạ tầng xã hội

1

Trường THPT, dạy nghề

cháu/1000 dân

40÷60

40÷60

m2đất/cháu

15÷20

15÷20

2

Trường tiểu học (học 1 ca)

hs/1000dân

80÷100

80÷100

m2đất/chỗ học

15÷20

15÷20

3

Trường trung học cơ sở

(Tương lai tiến tới học 1 ca)

hs/1000dân

60÷80

60÷80

m2đất/chỗ học

20÷25

20÷25

4

Bệnh viện

giường/1000dân

4÷5

4÷5

ha/bệnh viện

1÷4,5

1÷4,5

III

Hạ tầng kỹ thuật

1

Tỷ lệ đất giao thông/đất xây dựng đô thị

%

20÷26

20÷26

2

Chỉ tiêu cấp nước sinh hoạt

Nước sinh hoạt đô thị

Nước sinh hoạt ngoại ô

Nước dành cho công nghiệp

1/người.ngày

1/người.ngày

m3/ha/ngày

150

120

Trên 20

180

120

Trên 20

3

Chỉ tiêu cấp điện

W/người

250-500

250-500

4

Chỉ tiêu thu rác

Kg/người/ngày

≥1,0

≥1,0

5

Tỷ lệ thu gom chất thải rắn

%

100

100

6

Tỷ lệ xử lý nước thải

% nước cấp

90

100

5. Quy hoạch sử dụng đất theo yêu cầu phát triển các giai đoạn

Giai đoạn

Dự báo năm 2020

Dự báo năm 2030

Dân số (người)

Tổng dân số

200.000

220.000

Dân số nội thị

161.500

181.000

Dân số ngoại thị

38.500

39.000

Stt

Danh mục đất

D.tích

Tỷ lệ

B.quân

D.tích

Tỷ lệ

B.quân

(ha)

(%)

(m2/ng)

(ha)

(%)

(m2/ng)

A

Khu vực nội thị

16.841,14

16.841,14

A1

Đất xây dựng đô thị (I+II)

4.035,26

100,00

250,00

4.500,52

100,00

249,00

I

Đất dân dụng

2.104,87

52,15

130,00

2.278,23

50,62

126,00

1

Đất đơn vị ở

1.197,55

29,68

74,00

1.291,55

28,70

71,00

2

Đất CT phục vụ công cộng đô thị

233,55

5,79

14,00

240,65

5,35

13,00

3

Đất cây xanh công viên-TDTT

125,62

3,11

8,00

155,25

3,45

9,00

4

Đất giao thông đô thị

548,15

13,57

34,00

590,78

13,12

33,00

II

Đất ngoài dân dụng

1.930,39

47,85

120,00

2.222,29

49,38

123,00

1

Đất công nghiệp

261,88

6,49

16,00

261,88

5,82

14,00

2

Cơ sở sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp

152,80

3,79

9,00

152,80

3,40

8,00

3

Đất du lịch

49,56

1,23

3,00

269,06

5,98

15,00

4

Đất cơ quan, công cộng… (ngoài sự quản lý của đô thị)

83,40

2,07

5,00

101,15

2,25

6,00

5

Đất cây xanh cách ly

98,30

2,44

6,00

126,25

2,81

7,00

6

Đất các công trình hạ tầng kỹ thuật đầu mối

40,30

1,00

2,00

40,30

0,90

2,00

7

Đất giao thông đối ngoại, cảng.

440,00

10,90

27,00

488,50

10,85

27,00

8

Đất tôn giáo, tín ngưỡng

53,44

1,32

3,00

53,44

1,19

3,00

9

Khu di tích nhà Trần

249,62

6,19

15,00

249,62

5,55

14,00

10

Đất an ninh quốc phòng

246,79

6,12

15,00

246,79

5,48

14,00

11

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

118,70

2,94

7,00

138,70

3,08

8,00

12

Các loại đất hiện chuyên dụng khác ( hạ tầng khác, thủy lợi…)

135,60

3,36

8,00

93,80

2,07

5,00

A2

Đất khác

12.805,88

100,05

793,00

12.340,62

100,04

682,00

1

Đất nông nghiệp

5.378,83

42,06

333,00

4.659,97

37,80

257,00

2

Đất nông nghiệp đô thị (gắn liền với nhà ở theo mô hình nông nghiệp mới)

233,60

1,82

14,00

508,65

4,12

28,00

3

Đất lâm nghiệp

4.431,94

34,61

274,00

3.988,39

32,32

220,00

4

Sông suối, mặt nước

1.092,35

8,53

68,00

986,35

7,99

54,00

5

Đất chưa sử dụng

515,81

4,03

32,00

515,81

4,18

28,00

6

Đất dự trữ phát triển

561,80

4,55

144,00

7

Đất nuôi trồng thủy sản

941,85

7,35

58,00

839,25

6,80

46,00

8

Đất hoạt động khai thác

211,50

1,65

13,00

280,40

2,28

15,00

B

Khu vực ngoại thị

22.817,20

22.817,20

B1

Đất XD nông thôn (I+II)

2.540,93

100,01

3.052,59

100,02

I

Đất xây dựng khu dân cư Nông thôn

435,58

17,15

113,00

435,58

14,28

112,00

1

Đất ở Nông thôn

292,98

11,53

76,00

292,98

9,60

75,00

2

Đất công trình công cộng sự nghiệp

7,60

0,30

2,00

7,60

0,25

2,00

3

Đất giao thông khu dân cư nông thôn.

100,00

3,94

26,00

100,00

3,28

26,00

4

Đất cây xanh công viên

35,00

1,38

9,00

35,00

1,15

9,00

II

Đất xây dựng ngoài khu dân cư nông thôn

2.105,35

82,86

547,00

2.617,01

85,74

671,00

1

Đất công nghiệp, CCN

200,00

6,55

51,00

2

Cơ sở sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp

622,10

24,48

39,00

622,10

20,38

34,00

3

Đất du lịch

352,60

11,55

19,00

4

Các loại đất hiện chuyên dụng khác ( hạ tầng khác, di tích, thủy lợi…)

983,54

38,71

255,00

962,60

31,53

247,00

5

Đất giao thông đối ngoại

112,20

4,42

29,00

112,20

3,68

29,00

6

Đất tôn giáo, tín ngưỡng

73,65

2,90

19,00

73,65

2,41

19,00

7

Đất an ninh quốc phòng

165,06

6,50

43,00

165,06

5,41

42,00

8

Đất cây xanh cách ly

75,80

2,98

5,00

75,80

2,48

4,00

9

Đất nghĩa trang, nghĩa địa.

73,00

2,87

14,00

53,00

1,75

14,00

B2

Đất khác

20.276,27

100,00

5.267,00

19.764,61

100,00

5.068,00

1

Đất nông nghiệp

5.463,15

26,94

1.419,00

5.180,65

26,21

1.328,00

2

Đất lâm nghiệp

12.405,47

61,18

3.222,00

12.157,48

61,51

3.117,00

3

Sông suối, mặt nước

931,88

4,60

242,00

911,68

4,61

234,00

4

Đất chưa sử dụng

721,34

3,56

187,00

721,34

3,65

185,00

5

Đất dự trữ phát triển

48,21

0,24

12,00

6

Đất nuôi trồng thủy sản

507,43

2,50

132,00

498,25

2,52

128,00

7

Đất hoạt động khai thác

247,00

1,22

15,00

247,00

1,25

14,00

Tổng cộng

39.658,34

39.658,34

* Ghi chú: Diện tích đất đô thị đến năm 2020 và 2030 thay đổi là do 8 xã nâng cấp lên phường

6. Định hướng phát triển không gian

6.1. Mô hình và cấu trúc không gian

Xây dựng 1 không gian đô thị trung tâm mới ở giữa 2 không gian đô thị hiện hữu và lấy đó làm trung tâm, hình thành trục đô thị mới theo phương Bắc Nam.

a. Một trung tâm

Phát triển không gian đô thị trung tâm mới ở giữa phường Đông Triều và phường Mạo Khê. Tăng cường mạng lưới giao thông Đông Tây, từ đó kết hợp, giao thoa 3 không gian đô thị thành 1 trung tâm của thị xã Đông Triều.

b. Bốn vành đai giao thông

Xây dựng trục đô thị trung tâm mới theo hướng Bắc Nam (tuyến đường trung tâm thị xã), liên kết không gian đô thị phía Nam và khu vực du lịch di tích ở phía Bắc. Đường Quốc lộ 18 hiện tại và đường tránh Quốc lộ 18 (đường vành đai phía Nam) chạy song song, hình thành trục liên kết vững chắc theo phương Đông Tây. Ngoài ra, xây dựng trục liên kết du lịch mới theo phương Đông Tây, kết nối khu vực công trình văn hóa – dịch vụ tổng hợp gắn với công trình Cổng tỉnh với ở khu vực di tích, đất đồi, góp phần xây dựng hoàn thiện mạng lưới du lịch của thị xã Đông Triều và của tỉnh Quảng Ninh.

c. Ba trung tâm phụ

Xây dựng 3 trung tâm phụ trở thành điểm đầu mối trên các tuyến vành đai giao thông. Xây dựng đô thị cửa ngõ ở khu vực giáp ranh với Hải Dương ở phía Tây (Khu trung tâm thương mại – dịch vụ tổng hợp gắn với công trình Cổng tỉnh tại xã Bình Dương), đô thị nông nghiệp mới ở phía Đông (Khu nông nghiệp công nghệ cao tại xã Hồng Thái Tây và xã Hoàng Quế). Phát triển đô thị nông nghiệp mới ở phía Bắc (tại xã Bình Khê, An Sinh).

d. Mạng lưới mặt nước và cây xanh

Khu vực miền núi phía Bắc và khu vực du lịch di tích nhà Trần được xác định là các khu vực bảo tồn. Các khu vực bảo tồn này kết hợp với hồ sông Cầm (khoảng sông phình to như hồ) tạo thành các điểm đầu mối, từ đó thiết lập mạng lưới mặt nước và cây xanh cho toàn bộ thị xã Đông Triều. Đối với mạng lưới mặt nước và cây xanh khác, việc bảo tồn được định hướng đóng vai trò ưu tiên hơn công tác phát triển.

6.2. Định hướng phát triển không gian đô thị và nông thôn

a. Các khu hiện trạng

– Khu vực hạn chế phát triển

Bao gồm khu vực đồi núi, đất nông nghiệp hạn chế phát triển đô thị để bảo tồn môi trường tự nhiên và đảm bảo quỹ đất phát triển đô thị nông nghiệp mới.

– Khu vực dân cư hiện hữu chỉnh trang cải tạo

Bao gồm các khu vực dân cư đô thị hiện trạng tại các phường như Đông Triều, Mạo Khê đã được hình thành ổn định.

– Các khu bảo tồn, tôn tạo

Bao gồm khu vực có các di tích lịch sử quy mô lớn như di tích nhà Trần…, khu vực nông thôn truyền thống có phong cảnh đẹp là nguồn tài nguyên du lịch quỹ giá như khu vực làng quê Yên Đức…

Các di tích lịch sử và kiến trúc cảnh quan có quy mô nhỏ khác cũng cần được bảo tồn tôn tạo, sẽ được xác định chi tiết tại quy hoạch sử dụng đất.

– Các khu chuyển đổi chức năng:

Bao gồm các khu vực khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng sẽ được hoàn nguyên thành đất cây xanh, công viên trong tương lai; khu vực chuyển đổi từ sản xuất trồng trọt sang chăn nuôi tập trung tại xã Tràng Lương.

b. Các khu vực phát triển mới

– Các khu vực phát triển đô thị mới

Gồm các khu vực như: đô thị trung tâm hành chính mới, đô thị nông nghiệp mới, đô thị mới dọc đường tránh và phía Nam Đông Triều, đô thị phía Bắc dọc đường trục trung tâm thị xã, đô thị cửa ngõ phía Tây dọc Quộc lộ18.

– Các khu vực chuyên dụng:

+ Các khu vực phát triển công nghiệp: Gồm các khu, cụm công nghiệp có quy mô lớn như Quán Triều, Kim Sen, Vật liệu xây dựng… Các loại đất công nghiệp quy mô nhỏ được xác định chi tiết tại quy hoạch sử dụng đất.

+ Các khu vực nông nghiệp: Khu vực trồng lúa, cây ăn quả, chăn nuôi tập trung, nuôi trồng thủy sản, chủ yếu là khu vực hạn chế phát triển đô thị, khoanh vùng các loại đất cụ thể cần xác định rõ tại quy hoạch sử dụng đất.

+ Các khu vực trồng rừng: Chủ yếu tại khu vực đồi núi phía Bắc thị xã.

c. Các khu vực kết hợp hài hòa giữa bảo tồn và phát triển

– Các khu vực bảo tồn và phát triển du lịch

Khu vực đất đồi xã An Sinh và các khu vực khác dọc theo tuyến đường du lịch.

– Khu vực bảo tồn và phát triển công viên văn hóa – TDTT trung tâm ven sông Cầm

d. Các khu cấm xây dựng

Bao gồm các khu vực quân sự, các khu vực có nguy cơ ảnh hưởng môi trường.

e. Các khu dự trữ phát triển

Khu vực dự trữ phát triển đô thị ở phía Nam Đông Triều, khu vực xã Việt Dân, khu vực phía Đông Mạo Khê.

6.3. Quy hoạch phân khu quản lý phát triển

Thị xã Đông Triều được phân chia thành 15 phân khu tùy theo đặc trưng của không gian, gồm:

(1) Trung tâm mới (Xuân Sơn, Kim Sơn, Tràng An, Đức Chính)

– Diện tích khoảng 1.040 ha; dân số đến năm 2030 khoảng 24.130 người; gồm các phân khu chi tiết: Khu vực xây dựng công viên đô thị, Khu vực xây dựng công viên đô thị; Khu vực cải tạo chỉnh trang phía Tây trung tâm hành chính mới; Khu vực lõi trung tâm hành chính mới; Khu vực phát triển nhà ở phía Nam trung tâm hành chính mới.

– Tính chất, chức năng: Trung tâm hành chính mới, trung tâm thương mại, trường học liên cấp chất lượng cao, trung tâm văn hóa, thể thao, triển lãm du lịch, cung thiếu nhi, khu đô thị mới; Khu dân cưu hiện hữu

– Định hướng phát triển: Bảo tồn diện tích mặt nước, xây dựng công viên xung quanh diện tích mặt nước, ưu tiên xây dựng công viên, công trình công cộng; Bảo tồn hiện trạng các làng xóm hiện hữu, từng bước cải thiện môi trường sống; Đầu tư tập trung các chức năng công cộng như: Hành chính, thương mại, văn phòng, khách sạn… Dọc tuyến đường trung tâm, tiến hành phát triển đô thị cân đối về mặt cảnh quan.

(2) Đông Triều

– Diện tích khoảng 992,90ha; dân số đến năm 2030 khoảng 34.886 người; gồm các phân khu chi tiết: Khu vực phát triển dọc đường quốc lộ phía Tây phường Đông Triều; Khu vực cải tạo khu vực đô thị hiện hữu phường Đông Triều; Khu vực phát triển dọc đường quốc lộ phía Đông phường Đông Triều; Khu vực phát triển phía Nam phường Đông Triều

– Tính chất, chức năng: Khu trung tâm hiện hữu, phát triển đô thị mới, y tế giáo dục, thể dục thể thao và dạy nghề; Tăng cường chức năng du lịch để tạo sự đổi mới cho khu hiện hữu

– Định hướng phát triển: Song song với với việc bảo tồn khu vực đô thị hiện hữu của phường Đông Triều, tiến hành cải tạo cảnh quan trên quan điểm phòng chống thiên tai và cải thiện môi trường sống; Thúc đẩy phát triển đô thị tập trung thương mại, nhà ở kết hợp với việc xây dựng tuyến đường tránh, các công trình công cộng cấp đô thị (mở rộng bệnh viện đa khoa, xây dựng trung tâm văn hóa – thể thao); Thúc đẩy đưa vào các công trình văn hóa cùng với việc di chuyển chức năng hành chính thành bảo tàng nhà Trần, khách sạn kiểu cung đình, nhà hàng phục vụ các món ăn đặc sản của Đông Triều.

(3a) Mạo Khê Bắc

– Diện tích khoảng 799,70 ha; dân số đến năm 2030 khoảng 24.325người; gồm các phân khu chi tiết: Khu vực dữ trữ phát triển phía Tây Mạo Khê.

– Tính chất, chức năng: Khu dân cưu hiện hữu; Hoạt động khai thác than, tiểu thủ công nghiệp

– Định hướng phát triển: Dự trữ để phát triển xây dựng nhà ở sinh thái mật độ thấp trương tương lai. Hạn chế phát triển cho đến khi lập quy hoạch phân khu và xác định ranh giới rõ ràng. Hoàn nguyên các khu vực khai thác than; Cải tạo chỉnh trang dân cưu hiện hữu; Xây dựng công trình thể thao, cây xanh

(3a) Mạo Khê Nam

– Diện tích khoảng 890,50 ha; dân số đến năm 2030 khoảng 29.813 người; gồm các phân khu chi tiết: Khu vực phát triển phía Nam Mạo Khê

– Tính chất, chức năng: Trung tâm kinh tế của thị xã

– Định hướng phát triển: Kết hợp với việc xây dựng tuyến đường tránh, khu vực phía Nam, chủ yếu phát triển thương mại, nhà ở, công nghiệp; Bảo tồn khu vực đô thị hiện hữu, thúc đẩy cải thiện các chức năng.

(4) Cửa ngõ phía Tây

– Diện tích khoảng 1.157,50 ha; dân số đến năm 2030 khoảng 9.240 người; gồm các phân khu chi tiết: Khu vực phát triển đô thị mới cửa ngõ; Khu vực phát triển dọc quốc lộ 18; Khu vực phát triển tại điểm giao giữa đường Quốc lộ 18 và tuyến đường tránh; Khu vực dữ trự cho phát triển đô thị mới.

– Tính chất, chức năng: Đô thị cửa ngõ của tỉnh Quảng Ninh

– Định hướng phát triển: Xây dựng biểu tượng Cổng tỉnh; Xây dựng phức hợp đa chức năng: thương mại, văn phòng, nhà ở, công cộng, resort… Làm rõ ranh giới Khu, hạn chế nghiêm ngặt sự phát triển bên ngoài ranh giới; Quy hoạch cảnh quan phù hợp với vai trò cửa ngõ. Đặc biệt, lưu ý cảnh quan từ hướng Hải Dương đi tới; Dọc tuyến đường du lịch, xây dựng không gian, tao cảnh quan phù hợp với vai trò tuyến đường du lịch.

(5) Cửa ngõ phía Bắc

– Diện tích khoảng 676,20 ha; dân số đến năm 2030 khoảng 6.626 người; gồm các phân khu chi tiết: Khu vực phát triển đô thị mới phía Nam nút giao của đường cao tốc

– Tính chất, chức năng: Đô thị nông nghiệp mới phía Bắc

– Định hướng phát triển: Bố trí một cách phức hợp các chức năng thương mại, văn phòng, nhà ở, công cộng, chế biến nông nghiệp, resort nhằm phát triển đô thị mới; Lập quy hoạch phân khu, xác định rõ ranh giới phát triển. Hạn chế nghiêm ngặt các hoạt động phát triển bên ngoài ranh giới; Quy hoạch cảnh quan của khu vực ven tuyến đường trung tâm tương xứng với vai trò là khu vực cửa ngõ của Đông Triều từ phía đường cao tốc.

(6) Kim Sen

– Diện tích khoảng 941,80 ha; dân số đến năm 2030 khoảng 7.145 người; gồm các phân khu chi tiết: Khu vực phát triển Khu công nghiệp Kim Sơn

– Tính chất, chức năng: Công nghiệp

– Định hướng phát triển: Ưu tiên phát triển công nghiệp. Thúc đẩy chuyển đổi và thu hút công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sạch; Thúc đẩy cải tạo cảnh quan dọc đường quốc lộ, dọc tuyến đường tránh; Khu vực tiếp giáp với trung tâm hành chính mới, tích cực thúc đẩy phủ xanh, hình thành vùng đệm.

(7) Đô thị nông nghiệp kiểu mẫu

– Diện tích khoảng 1.112,20ha; dân số đến năm 2030 khoảng 10.586 người; gồm các phân khu chi tiết: Khu vực phát triển đô thị nông nghiệp mới; Khu vực phát triển vùng nông nghiệp chất lượng cao phía Nam Đô thị nông nghiệp mới; Khu vực phục hồi môi trường sau khai thác mỏ; Khu vực phát triển vùng nông nghiệp chất lượng cao phía Bắc Đô thị nông nghiệp mới

– Tính chất, chức năng: Đô thị nông nghiệp công nghệ cao

– Định hướng phát triển: Phát triển đô thị mới với chủ đề nông nghiệp phức hợp các chức năng: Chế biến nông sản, thủ công truyền thống, triển lãm, công nghiệp mới, thương mại, nhà ở, công cộng, v.v…

(8) Du lịch

– Diện tích khoảng 4.029,00 ha; dân số đến năm 2030 khoảng 20.569 người; gồm các phân khu chi tiết: Khu vực phát triển du lịch ven phía Tây tuyến đường du lịch; Khu vực bảo tồn di tíc; Khu vực phát triển du lịch ven phía Đông tuyến đường du lịch

– Tính chất, chức năng: Du lịch vùng đồi cửa ngõ

– Định hướng phát triển: Phát triển công trình resort, khách sạn, thương mại, sân gôn, biệt thự… dọc tuyến đường du lịch; Ưu tiên bảo tồn di tích, không thực hiện phát triển tại đây.

(9) Nông nghiệp – cây xanh Tây Đông Triều

– Diện tích khoảng 1.968,30 ha; dân số đến năm 2030 khoảng 11.450 người; gồm các phân khu chi tiết: Khu dân cư nông thôn; Khu vực bảo tồn di tích

– Tính chất, chức năng: Nông nghiệp nông thôn

– Định hướng phát triển: Xây dựng nhà ở văn hóa, công trình thương mại, công trình công ích với quy mô vừa phải; Xây dựng làng xóm nông nghiệp; Ưu tiên bảo tồn di tích, không xây dựng phát triển.

(10) Nông nghiệp – cây xanh Nam Đông Triều

– Diện tích khoảng 961,50 ha; dân số đến năm 2030 khoảng 8.307 người; gồm các phân khu chi tiết: Khu vực dự trữ phát triển phía Nam tuyến đường tránh

– Tính chất, chức năng: Dự trữ phát triển, bảo tồn cảnh quan

– Định hướng phát triển: Trong tương lai chủ yếu phát triển nhà ở, tết hợp với việc xây dựng tuyến đường tránh.Hạn chế phát triển cho đến khi lập quy hoạch phân khu và xác định ranh giới rõ ràng.

(11) Nông nghiệp Đông Bắc

– Diện tích khoảng 1.547,80 ha; dân số đến năm 2030 khoảng 4.943 người; gồm các phân khu chi tiết: Khu vực chuyển đổi chức năng thành bãi chăn thả

– Tính chất, chức năng: Nông nghiệp nông thôn

– Định hướng phát triển: huyển đổi chức năng thành bãi chăn thả gia súc với trọng tâm là đất nông nghiệp năng suất thấp.

(12) Nông nghiệp Đông Mạo Khê

– Diện tích khoảng 1.657,80 ha; dân số đến năm 2030 khoảng 16.743 người; gồm các phân khu chi tiết: Khu vực chuyển đổi chức năng thành bãi chăn thả

– Tính chất, chức năng: Nông nghiệp, nông thôn và du lịch làng nghề

– Định hướng phát triển: Phát triển đô thị du lịch nông nghiệp, bảo tồn di tích và phục hồi khai thác than.

(13) Nông nghiệp – công nghiệp phía Đông

– Diện tích khoảng 1.535,40 ha; dân số đến năm 2030 khoảng 9.397 người; gồm các phân khu chi tiết: Khu vực phát triển công nghiệp Đông Đông Triều

– Tính chất, chức năng: Nông nghiệp nông thôn và công nghiệp

– Định hướng phát triển: Phát triển với trọng tâm là công nghiệp, bố trí tại đây chức năng hỗ trợ công nghiệp; Lập quy hoạch phân khu, xác định rõ ranh giới phát triển. Hạn chế nghiêm ngặt các hoạt động phát triển bên ngoài ranh giới.

(14) Đồi núi phía Bắc

– Diện tích khoảng 14.769,00 ha; dân số đến năm 2030 khoảng 677 người; gồm các phân khu chi tiết: Khu vực bảo tồn phụ cận hồ chứa nước ; Khu vực bảo tồn di tích

– Tính chất, chức năng: Bảo tồn cảnh quan và Du lịch

– Định hướng phát triển: Xây dựng các công trình phục vụ du lịch như tuyến đường tản bộ và tuyến đường đạp xe. Tuy nhiên hạn chế nghiêm ngặt các hoạt động phát triển để bảo vệ nguồn nước. Xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông trở thành các tuyến du lịch di tích, phát triển du lịch. Ưu tiên bảo tồn di tích, phát triển du lịch với quy mô tối thiểu. Quản lý nghiêm ngặt cả về mặt cảnh quan.

(15) Đồi núi phía Nam

– Diện tích khoảng 5.578,74 ha; dân số đến năm 2030 khoảng 1.304 người;

– Tính chất, chức năng: Du lịch, Bảo tồn cảnh quan, hoàn nguyên môi trường khai thác than.

– Định hướng phát triển: phát triển du lịch tại khu khai thác than đầu tiên tại Việt Nam; Kiểm soát các hoạt động khái thác và hoàn nguyên bảo vệ cảnh quan môi trường đồi núi

6.4. Hệ thống các trung tâm chuyên ngành cấp đô thị

(1) Các khu ở và nhà ở

– Khu ở hiện hữu: Phân bố tại các khu vực trung tâm của các phường của thị xã Đông Triều có diện tích khoảng 900 ha; từng bước cải tạo, nâng cấp đảm bảo cảnh quan chung nhưng không làm tăng mật độ xây dựng; chuyển đổi chức năng sử dụng đất đối với những cơ sở sản xuất nhỏ lẻ gây ô nhiễm để xây dựng công trình nhà ở và hạ tầng xã hội.

– Khu ở phát triển mới: Phát triển các khu ở mới hiện đại tại khu vực phía Nam (giữa đường Quốc lộ 18 và đường tránh phía Nam) và khu vực cửa ngõ phía Tây, khu đô thị nông nghiệp mới phí Đông.

– Khu vực hạn chế phát triển: Các khu vực dọc hai bên đường cao tốc Hà Nội – Hạ Long; các khu vực nằm gần các khu di tích, di dời và bố trí tái định cư cho các hộ dân nằm trong khu vực có hoạt động khai thác khoáng sản, khu vực có nguy cơ sạt lở, ngập úng.

(2) Hệ thống các văn phòng cơ quan quản lý hành chính nhà nước và sự nghiệp

– Cấp thị xã

Xây dựng mới trung tâm hành chính Thị xã tại phường Kim Sơn nằm phía Bắc QL18 và phía Đông đường trục trung tâm Thị xã, bao gồm: Trung tâm chính trị thị xã gồm trụ sở làm việc khối Đảng, UBND và HĐND, khối các đoàn thể; Khối liên cơ quan thị xã; Trụ sở Công an thị xã, BCH Quân sự thị xã; Khối văn phòng làm việc các công ty và các công trình công cộng khác.

– Cấp phường

+ Duy trì các công trình hiện có, nâng cấp mở rộng khi có nhu cầu và đủ điều kiện.

+ Xây dựng trung tâm hành chính cấp phường cho các phường mới khi tách phường Mạo Khê thành 4 phường.

(3) Hệ thống các công trình thương mại dịch vụ

– Đầu mối thương mại dịch vụ khu vực dân cư

+ Mô hình siêu đầu mối liên vùng: Xây dựng đầu mối thương mại quy mô lớn nhất Thị xã Đông Triều ở khu vực trung tâm hành chính, nơi sẽ phát triển đô thị với quy mô lớn, điểm giao cắt giữa đường trục trung tâm và QL 18. Ở đây sẽ thu hút khách từ bên ngoài Thị xã. (phường …)

+ Mô hình đầu mối liên vùng: Là địa điểm mua sắm trong Thị xã, tận dụng lợi thế thuận lợi về giao thông

+ Mô hình đầu mối vùng: Duy trì và cải tạo 18 địa điểm chợ, siêu thị hiện có, đảm bảo công trình thương mại đáp ứng nhu cầu trong sinh hoạt thường nhật của người dân.

+ Mô hình cộng sinh đô thị và nông thôn: Công trình thương mại bao gồm cả các điểm bán trực tiếp nông sản trong Khu đô thị nông nghiệp mới, không chỉ bán các sản phẩm nông nghiệp của Đô thị nông nghiệp mới mà nông sản từ những vùng lân cận, từ đó góp phần phát triển khẳng định vị thế nông nghiệp;Trạm dừng chân đường cao tốc: Công trình thương mại không chỉ phục vụ đường cao tốc mà cả người dân trong vùng; Chợ trung tâm ở các Xã.

– Đầu mối thương mại dịch vụ phục vụ du lịch

+ Đáp ứng nhu cầu của du khách đến thăm Khu di tích nhà Trần.

+ Bố trí các công trình thương mại với những sản phẩm chỉ có ở Đông Triều như: sản phẩm thủ công truyền thống, nông sản v.v… nhằm nâng cao mức độ nhận diện và sự hấp dẫn của các giá trị lịch sử, văn hóa của Đông Triều.

+ Xây dựng kết hợp với cả các công trình đóng vai trò nâng cao sự thuận lợi cho du lịch như: Điểm dừng chân, nhà hàng v.v…

+ Bố trí công trình thương mại ở các trạm dừng chân đường cao tốc, đô thị cửa ngõ: bán các đăc sản vùng, nơi mua sắm, nghỉ ngơi, giải trí, giao lưu của những người lưu thông trên đường cao tốc và cả người dân lân cận (xã Tân Việt ); Khu vực phía trước đền An Sinh (xã An Sinh); Công trình thương mại ở ga cáp treo (xã An Sinh); Khu vực đô thị nông nghiệp mới (xã Hồng Thái Tây)

(4) Trung tâm du lịch

– Phát triển trên cơ sở hỗ trợ cho khu di tích lịch sử nhà Trần, khai thác lợi thế cảnh quan khu vực đồi núi phía Nam đường cao tốc;

– Xây dựng khu resort sinh thái vùng đồi, khu nghỉ dưỡng, khu dịch vụ đường cao tốc, khu dịch vụ du lịch, xây dựng trọng điểm thương mại du lịch tại khu vực cửa ngõ phía Tây (khu vực cổng Tỉnh);

– Thực hiện xây dựng trong khu di tích lịch sử nhà Trần theo Quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích lịch sử nhà Trần ở Đông Triều đã được Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt tại Quyết định số 307/QĐ-TTg ngày 7/02/2013.

(5) Hệ thống các công trình ty tế

– Các bệnh viện

Nâng cấp mở rộng quy mô Bệnh viện đa khoa Đông Triều tại phường Đức Chính) đạt mục tiêu đề ra tại Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế tỉnh Quảng Ninh (từ 210 giường lên 400 giường vào năm 2020 và 450 giường sau năm 2020).Đề xuất quỹ đất 7,8 ha để đảm bảo khả năng nâng cấp mở rộng trong tương lai sau năm 2030.

Trung tâm y tế than khu vực Mạo Khê (thuộc tập đoàn than và khoáng sản Việt Nam): quy mô 180 giường bệnh, trong tương lai sẽ nâng cao hơn nữa cơ sở vật chất và chất lượng khám chữa bệnh cho CBCNV ngành Than và người dân trên địa bàn.

– Mạng lưới y tế cơ sở

Tăng cường liên kết giữa hệ thống y tế cấp cơ sở và các bệnh viện đa khoa tuyến trên, tránh tình trạng tập trung vào các bệnh viện cấp tỉnh gây quá tải.

Phòng khám đa khoa khu vực Mạo Khê, 21 trạm y tế của các xã sẽ mở rộng quy mô, tăng cường trang thiết bị phù hợp với quy mô dân số trong tương lai.

– Cơ sở y tế tư nhân

Bố trí quỹ đất tại khu vực thuận tiện về giao thông tại khu đô thị trung tâm hành chính mới để thu hút các phòng khám tư nhân đáp ứng nhu cầu của nhân dân.

Xây dựng khu nghỉ dưỡng chữa bệnh tận dụng lợi thế về địa hình và tự nhiên phong phú (xã An Sinh).

(6) Hệ thống các công trình giáo dục đào tạo

– Đại học, cao đẳng, dạy nghề

Trường đại học công nghiệp Quảng Ninh đào tạo nguồn nhân lực từ trình độ công nhân, trung cấp kỹ thuật, cao đẳng, đại học. Diện tích 10,3 ha tại xã Yên Thọ.

Duy trì hoạt động Trung tâm hướng nghiệp và giáo dục thường xuyên thị xã Đông Triều (phường Mạo Khê).

Dành quỹ đất thu hút đầu tư xây dựng trường đại học theo mô hình đại học doanh nghiệp tại khu vực đất đồi xã Bình Dương, diện tích 12,40 ha

– Trung học phổ thông

Xây dựng 1 trường phổ thông nhiều cấp học chất lượng cao trong khu vực trung tâm hành chính mới (phường Kim Sơn, diện tích 12 ha)

Nâng cấp mở rộng 7 trường phổ thông trung học hiện hữu.

(7) Hệ thống các công trình văn hóa

– Trung tâm văn hóa:

+ Trung tâm văn hóa của Thị xã được xây dựng mới nằm trong khuôn viên Trung tâm văn hóa thể thao Thị xã bố trí ven sông Cầm cạnh khu đô thị mới Trung tâm hành chính Thị xã (phường Xuân Sơn, diện tích 1 ha).

+ Các khu công nghiệp phải dành quỹ đất để xây dựng công trình văn hóa thể thao phục vụ công nhân, người lao động.

– Bảo tàng: Sau khi chuyển trung tâm hành chính về khu vực mới, một phần trung tâm hành chính cũ được chuyển công năng thành bảo tàng (phường Đông Triều).

– Thư viện: Xây dựng mới tại khu đô thị mới Trung tâm hành chính Thị xã, gần quảng trường nhân dân và trung tâm giao thông công cộng (phường Xuân Sơn, diện tích 0,5 ha).

– Nhà hát: Bố trí tại khu đô thị mới Trung tâm hành chính Thị xã, hợp nhất với quảng trường nhân dân. (Phường Kim Sơn, diện tích 1 ha).

– Triển lãm:

+Phát huy không gian của các trung tâm văn hóa, công viên, để làm nơi triển lãm văn học nghệ thuật… Khuyến khích sử dụng không gian các trung tâm thương mại, không gian công cộng để làm nơi triển lãm văn hóa.

+Xây dựng công trình triển lãm trong khuôn viên Trung tâm văn hóa thể thao thị xã.

– Cung thiếu nhi: xây dựng mới Cung thiếu nhi ven sông Cầm tại Phường Đức Chính, kết nối với Trung tâm văn hóa thể thao Thị xã, diện tích 2 ha.

– Thu hút đầu tư các rạp chiếu phim tư nhân tại các trung tâm thương mại đáp ứng nhu cầu của cư dân.

(8) Hệ thống các công trình thể dục thể thao

– Xây dựng các công trình thể thao cấp đô thị với quy mô và số lượng như sau:

+ Sân thể thao cơ bản: bố trí tại các khu vực dân cư với quy mô 1 – 2 ha, phục vụ nhu cầu thể thao hàng ngày của cư dân.

+ Sân vận động: hiện trạng với các sân thể thao lớn trên thị xã bao gồm: Sân vận động phường Đông Triều (diện tích khoảng 1ha), trung tâm TDTT tại khu đô thị Taviba (diện tích khoảng 4,5ha), sân vận động tại phường Mạo Khê (diện tích khoảng 5ha)

+ Trung tâm thể dục thể thao: xây dựng mới, nằm trong khuôn viên Trung tâm văn hóa thể thao Thị xã bố trí ven sông Cầm cạnh khu đô thị mới Trung tâm hành chính Thị xã (phường Xuân Sơn, diện tích 10 ha).

+ Xây dựng sân gôn tại khu vực đồi núi phía Tây (xã An Sinh, xã Việt Dân, diện tích 86 ha)

– Các công trình thể dục thể thao được bố trí tại khu vực thuận tiện đi lại, kết hợp công viên cây xanh, tạo môi trường tốt để khuyến khích tập luyện thể thao trong cư dân.

7. Định hướng tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan và thiết kế đô thị

7.1. Phân vùng kiến trúc cảnh quan đô thị

a. Các khu hiện trạng

(1) Khu vực hạn chế phát triển

Bao gồm khu vực đồi núi, đất nông nghiệp hạn chế phát triển đô thị để bảo tồn môi trường tự nhiên và đảm bảo quỹ đất phát triển đô thị nông nghiệp mới.

(2) Khu vực dân cư hiện hữu chỉnh trang cải tạo

Bao gồm các khu vực dân cư đô thị hiện trạng tại các phường như Đông Triều, Mạo Khê đã được hình thành ổn định.

(3) Các khu bảo tồn, tôn tạo

Bao gồm khu vực có các di tích lịch sử quy mô lớn như di tích nhà Trần…, khu vực nông thôn truyền thống có phong cảnh đẹp là nguồn tài nguyên du lịch quỹ giá như khu vực làng quê Yên Đức…

Các di tích lịch sử và kiến trúc cảnh quan có quy mô nhỏ khác cũng cần được bảo tồn tôn tạo, sẽ được xác định chi tiết tại quy hoạch sử dụng đất.

(4) Các khu chuyển đổi chức năng:

Bao gồm các khu vực khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng sẽ được hoàn nguyên thành đất cây xanh, công viên trong tương lai; khu vực chuyển đổi từ sản xuất trồng trọt sang chăn nuôi tập trung tại xã Tràng Lương.

b. Các khu vực phát triển mới

(1) Các khu vực phát triển đô thị mới

Gồm các khu vực như: đô thị trung tâm hành chính mới, đô thị nông nghiệp mới, đô thị mới dọc đường tránh và phía Nam Đông Triều, đô thị phía Bắc dọc đường trục trung tâm thị xã, đô thị cửa ngõ phía Tây dọc QL18.

(2) Các khu vực chuyên dụng:

+ Các khu vực phát triển công nghiệp:

Gồm các khu, cụm công nghiệp có quy mô lớn như Quán Triều, Kim Sen, Vật liệu xây dựng, …

Các loại đất công nghiệp quy mô nhỏ được xác định chi tiết tại quy hoạch sử dụng đất.

+ Các khu vực nông nghiệp:

Khu vực trồng lúa, cây ăn quả, chăn nuôi tập trung, nuôi trồng thủy sản, chủ yếu là khu vực hạn chế phát triển đô thị, khoanh vùng các loại đất cụ thể cần xác định rõ tại quy hoạch sử dụng đất.

+ Các khu vực trồng rừng

Chủ yếu tại khu vực đồi núi phía Bắc thị xã.

c. Các khu vực kết hợp hài hòa giữa bảo tồn và phát triển

(1) Các khu vực bảo tồn và phát triển du lịch

Khu vực đất đồi xã An Sinh và các khu vực khác dọc theo tuyến đường du lịch.

(2) Khu vực bảo tồn và phát triển công viên văn hóa – TDTT trung tâm ven sông Cầm

d. Các khu cấm xây dựng

Bao gồm các khu vực quân sự, các khu vực có nguy cơ ảnh hưởng môi trường.

e. Các khu dự trữ phát triển

Khu vực dự trữ phát triển đô thị ở phía Nam Đông Triều, khu vực xã Việt Dân, khu vực phía Đông Mạo Khê.

7.2. Tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan và thiết kế đô thị cho các khu vực

a. Khu trung tâm hành chính mới

Tại đô thị trung tâm hành chính mới cần hình thành kiến trúc cảnh quan đẹp, có điểm nhấn, tương xứng với vai trò là khu đô thị trung tâm trong tương lai của thị xã Đông Triều. Áp dụng kiến trúc lam chắn nắng (brise soleil) đẹp mắt cho mặt tiền của các công trình kiến trúc dọc tuyến đường trung tâm.

Bố trí quảng trường nhân dân ở khu vực trung tâm của đô thị trung tâm hành chính mới. Không chỉ là không gian mở, quảng trường nhân dân cần đóng cả vai trò là không gian dành cho người dân sử dụng. Do vậy, thiết kế của quảng trường cần có khả năng phục vụ cho nhiều mục đích đa dạng của người dân như có bóng mát của cây xanh, có không gian để trẻ em vui chơi, có không gian tổ chức sự kiện…

Không gian của quảng trường nhân dân được bố trí thành một thể thống nhất với công trình hành chính nhằm xây dựng hình ảnh khu hành chính có tính mở đối với người dân.

b. Khu vực cảnh quan đường bộ

Sau khi đường cao tốc hoàn thành, tuyến kết nối chính từ bên ngoài vào TX. Đông Triều là tuyến đường trung tâm kéo dài từ nút giao khác mức với đường cao tốc tới đô thị trung tâm hành chính mới. Do đó, dọc theo tuyến đường này cần hình thành cảnh quan gây được ấn tượng mạnh với khách phương xa, phù hợp với tính chất là khu vực cửa ngõ chính của Đông Triều. Cụ thể, tích cực trồng cây phượng tím thành hàng dọc hai bên đường trung tâm, qua đó tạo ra ấn tượng “con đường cửa ngõ với hàng cây chào đón”.

Tại các khu dân cư tiếp giáp với tuyến đường trung tâm, bố trí nông trại của người dân đô thị ở mặt trước, hướng ra phía đường. Nhờ đó nhấn mạnh được đặc trưng của Đông Triều là phát triển đô thị với chủ đề nông nghiệp

c. Cảnh quan khu vực ven sông

Sông Cầm là con sông quan trọng, tạo thành mạng lưới mặt nước và cây xanh chính cho thị xã Đông Triều. Cần có định hướng bảo tồn và phát huy chức năng nêu trên của sông Cầm.

– Quy hoạch xây dựng đô thị ven sông theo định hướng bảo tồn cây xanh hai bên bờ sông.

– Dành quỹ đất 50m ở ven sông làm đường đi bộ và đất cây xanh để hạn chế phát triển đô thị lấn sông.

– Việc đảm bảo quỹ đất trống ven sông sẽ giúp tăng cường chức năng phòng chống lũ lụt.

d. Tuyến đường đi bộ tham quan

Xây dựng tuyến đường đi bộ tham quan nối Đô thị trung tâm hành chính mới với Khu di tích nhà Trần.

– Phát triển dịch vụ cho du khách thuê xe điện tại Trung tâm giao thông.

– Khác với các phương tiện vận chuyển hành khách khác, xe điện tự lái có thể đi lại trên tuyến đường nhỏ hẹp giúp du khách có thể tự do khám phá, qua đó khơi dậy hứng thú di chuyển, tham quan của du khách, góp phần nâng cao nguồn thu du lịch.

– Xây dựng tuyến du lịch từ đô thị trung tâm hành chính mới tới đền An Sinh đóng vai trò là tuyến kết nối các đặc trưng hấp dẫn của Đông Triều.

e. Khu vực đô thị nông nghiệp mới

Một trong các chức năng của đô thị nông nghiệp là trở thành khu du lịch chủ yếu phục vụ đối tượng khách ghé thăm (không lưu trú). Do đó, bố trí các công trình xung quanh trọng tâm là không gian mở, qua đó tạo ra không gian đô thị dễ đi lại, dễ nhận biết đối với du khách, đồng thời có tính tập trung cao để tạo ra bầu không khí nhộn nhịp sầm uất. Lựa chọn thiết kế hiện đại không bị lỗi thời cho các công trình kiến trúc, thống nhất phong cách thiết kế của các công trình quy mô nhỏ như trạm chờ xe buýt, nhà vệ sinh công cộng, v.v…

f. Khu vực du lịch vùng đồi

Khu du lịch vùng đồi có hướng chạy dọc theo bờ Bắc của thị xã, xuất phát điểm từ khu vực cửa ngõ phía Tây và kết nối với thành phố Uông Bí. Mặt cắt của con đường du lịch được quy hoạch theo hướng đảm bảo sự hài hòa với địa hình đất đồi, hạn chế tối đa việc thay đổi địa hình hiện hữu. Cảnh quan dọc tuyến đường du lịch được xây dựng theo hình ảnh của một khu resort, dọc hai bên đường không trồng nhiều cây xanh mang tính nhân tạo mà tận dụng chính thiên nhiên xung quanh làm phong cảnh nền. Việc sử dụng sản vật của Đông Triều là đồ gốm sứ làm điểm nhấn cảnh quan, cũng như các ý tưởng tương tự, sẽ giúp thể hiện các đặc trưng của Đông Triều.

g. Khu đô thị cửa ngõ

Đô thị cửa ngõ nằm ở vị trí cửa ngõ của tỉnh Quảng Ninh từ hướng Hà Nội. Tại đây sẽ hình thành không gian điểm nhấn nhằm tạo ra ấn tượng cho cảnh quan đô thị. Cụ thể, theo quy hoạch của đô thị cửa ngõ thì hai hồ nước quy mô lớn sẽ được hình thành ở hai bên đường Quốc lộ 18. Phát triển khu vực xung quanh hồ thành không gian đẹp và ấn tượng, với điểm nhấn trọng tâm là hai hồ nước.

h. Khu vực bảo vệ di tích

Không tiến hành các hoạt động xây dựng đối với khu vực bảo vệ di tích. Trong trường hợp cần thiết phải phát triển du lịch, cần cẩn trọng chú ý tới cảnh quan. Khu vực bảo vệ di tích được chia thành 2 phân khu: phân khu A là khu vực cần đặc biệt chú trọng tới bảo vệ cảnh quan và phân khu B bao gồm phần còn lại. Định hướng xây dựng cảnh quan được thiết lập cho từng phân khu.

– Công viên lịch sử di tích nhà Trần (phía rừng núi, với ranh giới là đường cáp treo)

+ Chú trọng tính trang nghiêm và bình lặng.

+ Nghiêm túc hạn chế phát triển, thiết lập quy định quản lý nghiêm ngặt đối với biển hiệu và bảng quảng cáo.

– Công viên lịch sử di tích nhà Trần (phía đồng bằng, với ranh giới là đường cáp treo)

+ Chú trọng tính hiếu khách đối với khách du lịch

+ Xây dựng các công trình thương mại, dịch vụ và giao thông nhằm phục vụ khách du lịch.

i. Các trục không gian chính đô thị

Không gian các đường trục chính cần đảm bảo chức năng giao thông đồng thời tạo được chức năng không gian cho các hoạt động của cư dân đô thị. Vì vậy cần tổ chức thiết kế đô thị với quan điểm đảm bảo được cả hai chức năng đó, và bố trí được các không gian đệm. Ngoài ra cần thiết kế cảnh quan với quan điểm thể hiện tính điểm nhấn cho trục.

Trên cơ sở các quan điểm trên đề xuất định hướng cảnh quan cho các trục chính như sau:

– Quốc lộ 18

+ Lập quy chế quản lý kiến trúc hướng đến thiết kế không gian nhất thể hóa khoảng lùi và vỉa hè để phát huy hiệu quả không gian hai bên đường.

+ Quy định, khuyến khích bố trí không gian khoảng lùi, không gian đỗ xe đủ rộng đối với một số công trình trọng yếu ở hai bên đường.

– Đường tránh

+ Bố trí dãy cây xanh làm khoảng đệm che chắn giữa làn gom và làn giao thông tốc độ cao đảm bảo chức năng giao thông trục chính đồng thời với cảnh quan.

+ Đường gom hai bên có thiết kế đảm bảo tính tiếp cận nhanh với khu vực đô thị hai bên đường. Vì vậy bố trí dải cây xanh tạo bóng mát cho vỉa hè nhưng không che chắn tầm nhìn vào công trình ven đường.

+ Quy định, khuyến khích thiết kế mặt ngoài công trình ven đường có kiểu dáng hiện đại, nhấn mạnh đường nét thẳng theo chiều ngang đồng bộ, tránh thiết kế xiên góc cạnh.

j. Khu vực quảng trường

Không gian quảng trường trong đô thị là không gian công cộng quan trọng có chức năng là nơi thư giãn, giải trí, thể dục thể thao, giao lưu, tổ chức lễ hội cho cư dân. Quan điểm thiết kế không gian quảng trường là làm sao khuyến khích tập trung các hoạt động của cư dân. Bên cạnh đó cần quan tâm đến các nội dung như bố trí nhiều cây xanh để đảm bảo thuận tiện sử dụng vào mùa hè, bố trí quảng trường tại các vị trí đầu mối của mạng lưới cảnh quan.

Định hướng hệ thống quảng trường như sau

– Quảng trường tại đô thị cửa ngõ

+ Quảng trường tại đô thị cửa ngõ cần được thiết kế với phong cách hiện đại, bản sắc, xứng tầm với chức năng cổng tỉnh.

+ Cần nghiên cứu quy mô quảng trường hợp lý, phù hợp với quy mô của các công trình liên kết xung quan, tránh việc xây dựng với quy mô quá lớn làm giảm hiệu quả sử dụng cả khu vực và lãng phí.

– Quảng trường tại các khu đô thị mới và nông thôn mới

+ Các quảng trường xây dựng mới nên bố trí tại gần các đường giao thông chính, các bến giao thông công cộng để đảm bảo khả năng tiếp cận của cư dân.

+ Cần nghiên cứu để đảm bảo khả năng kết nối không gian với các đường đi bộ, công viên để sử dụng hiệu quả chức năng không gian công cộng.

+ Có thể nghiên cứu bố trí hợp nhất với không gian của các bến giao thông công cộng để khuyến khích sử dụng giao thông công cộng.

– Các quảng trường hiện có tại đô thị và nông thôn (tại trung tâm các phường, xã)

+ Nghiên cứu kết nối với không gian cây xanh, mặt nước để tạo mở rộng không gian thiên nhiên.

+ Nếu khu vực hiện hữu thiếu không gian công viên cây xanh có thể cải tạo để tích hợp chức năng quảng trường và chức năng không gian cây xanh để đảm bảo không gian thư giãn của cư dân.

8. Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị

8.1. Chuẩn bị hạ tầng kỹ thuật

8.1.1. San nền

– Phù hợp với tổ chức hệ thống thoát nước mưa hiện có; tận dụng địa hình tự nhiên, hạn chế khối lượng và chiều cao đào đắp đắp.

– Những khu vực đã xây dựng có cốt nền tương đối ổn định, khi xây dựng xen các công trình mới giữ nguyên cao độ san nền hoặc chỉ san nền cục bộ cho phù hợp với hiện trạng xây dựng và điều kiện khu vực đảm bảo không làm ảnh hưởng đến thoát nước mặt của khu vực.

– Định hướng cao độ nền khu vực phía Tây như sau: cốt nền cơ sở Hxd ≥ 2,5m, cốt nền dân dụng Hxd ≥ 2,8m; cốt nền công nghiệp Hxd ≥ 3,0m.

– Định hướng cao độ nền khu vực ven Sông Cầm như sau: cốt nền cơ sở Hxd ≥ 3,5m, cốt nền dân dụng Hxd ≥ 3,8m; cốt nền công nghiệp Hxd ≥ 4,0m.

– Định hướng cao độ nền khu vực ven Sông Đá Vách như sau: cốt nền cơ sở Hxd ≥ 2,5m, cốt nền dân dụng Hxd ≥ 2,8m; cốt nền công nghiệp Hxd ≥ 3,0m.

8.1.2. Thoát nước mưa

– Đảm bảo thoát nước mưa trên toàn lưu vực quy hoạch ra các hồ, sông, suối hoặc trục tiêu thủy lợi….; hệ thống thoát nước mưa riêng hoàn toàn và tự chảy.

– Phân chia thành 04 lưu vực thoát nước chính: lưu vực 1 thoát vào sông Đạm đổ ra sông Kinh Thầy, lưu vực 2 thoát vào sông Cầm, lưu vực 3 thoát vào sông Đá Vách, lưu vực 3 thoát vào sông Đông

– Cải tạo, nạo vét lòng sông, cải tạo mặt cắt suối thuộc các lưu vực thoát nước, xây dựng, nâng cấp các tuyến kè sông, kè suối đảm bảo ổn định 2 bên sông, suối, lưu thông dòng nước.

– Bổ xung hệ thống cống ngang – qua đường – tiêu thoát nhanh nước mặt theo hướng Bắc Nam.

– Đối với khu vực đô thị hiện trạng: Xây dựng hệ thống nửa riêng, tách nước bẩn, xử lý đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh môi trường.

– Khu vực phát triển xây dựng: thiết kế hệ thống thoát nước mặt riêng hoàn chỉnh với chế độ tự chảy.

– Đối với khu vực nông thôn, sử dụng hệ thống thoát nước chung.

8.1.3. Phòng chống lũ

– Cao độ đê phòng chống lũ: cao trình đê thiết kế +4,5m; từng bước nâng cốt cao độ mặt đê lên mức +5,7m; xây dựng đê điều ở tất cả các sông.

– Cải tạo mở rộng lòng sông trong đô thị

– Gia cố mái dốc phòng tránh sạt lở đất: sử dụng tường chắn, neo đất, trồng cỏ Vetier…

– Kết hợp các biện pháp quản lý đầu tư xây dựng, dự báo phòng chốn lũ lụt, di dời dân cư khỏi vùng sạt lở…

8.1.4. Các công trình kỹ thuật khác: Bảo vệ, cải tạo thường xuyên các tuyến mương, cống thoát nước; nạo vét định kỳ và xây dựng kè bờ các đoạn ven sông, suối, hồ trong khu vực, xây tường chắn tại các khu vực có nguy cơ sạt lở.

8.1.5. Quy hoạch hệ thống kênh mương nội đồng

Nguồn nước tưới: được sử dụng từ các hồ và sông trên địa bàn thị xã

Các công trình trạm bơm, mương tưới, trục tưới chính hiện trạng cơ bản được giữa nguyên theo hướng hiện trạng, điều chỉnh, xây mới tại những khu vực đô thị hóa, đảm bảo tưới tiêu nông nghiệp thuận lợi. Cải tạo nâng cấp hệ thống các trạm bơm tưới hiện có.

Quy hoạch mới tuyến kênh tưới thủy lợi chạy dọc theo trục đường chính giữa khu đô thị nông nghiệp công nghệ cao.

8.2. Quy hoạch giao thông

8.2.1. Giao thông đối ngoại

– Đường bộ:

+ Đường cao tốc Hà Nội – Hạ Long tại phía Bắc; bố trí nút giao liên thông tại khu vực trọng điểm Yên Tử, thôn Năm Mẫu, xã Thượng Yên Công.

+ Đường Quốc lộ: Cải tạo nâng cấp Quốc lộ 18 đoạn Bắc Ninh – Uông Bí, đoạn đi qua đô thị với bề rộng 20.5m, đoạn ngoài đô thị bề rộng 25m.

+ Đường Tỉnh lộ: Nâng cấp Tỉnh lộ 188 qua đô thị Tân Việt Bắc (đã xây dựng)

+ Xây dựng tuyến đường tránh quốc lộ 18 (chiều rộng 77m, trong đó: bề rộng đường 48m, hành lang dự trữ phát triển mỗi bên 14,5m ) gồm 6 làn xe, trong đó ưu tiên 2 làn xe buýt, bố trí dải phân cách rộng 3m giữa đường ô tô và đường gom làm không gian chờ xe buýt.

– Đường sắt:

+ Nâng cấp cải tạo tuyến đường sắt Yên Viên – Phả Lại – Cái Lân lên khổ ray 1,435 m. Trong tương lai phát huy đường sắt vào vận chuyển khách du lịch, kết nối với hệ thống giao thông công cộng tại ga Đông Triều và ga Mạo Khê.

+ Phủ xanh phạm vi khoảng 20m dọc hai bên đất đường sắt nhằm củng cố mạng lưới mặt nước cây xanh của Thị xã.

+ Xây dựng đường dành riêng cho người đi xe đạp với chiều rộng 3m dọc theo đất đường sắt và song song với phía Nam

– Đường thủy: Giữ lại và cải tạo các cảng hiện hữu, đề xuất xây thêm cảng hàng hóa tổng hợp tại phía Nam đô thị nông nghiệp

Bố trí hệ thống giao thông đường thủy phục vụ du lịch trên sông Cầm và sông Đá Bạc. Cụ thể, đưa vào vận hành các thuyền cỡ nhỏ có sức chở 30 người (tương tự xe buýt) và 10 người (tương tự taxi).

8.2.2. Giao thông nội thị

– Đường chính đô thị : xây dựng các tuyến đường chính đô thị với quy mô mặt cắt từ 30÷40m (hành lang dự trữ phát triển mỗi bên 5m)

– Đường liên khu vực: xác định các tuyến đường liên khu vực ở các khu vực quy hoạch mới, đảm bảo quy mô mặt cắt từ 15÷30m.

– Đường trong khu công nghiệp: Thiết kế xây dựng mạng đường trong khu công nghiệp với quy mô mặt cắt 15,5÷24m.

– Hệ thống bãi đỗ xe:

Duy trì các bãi đỗ xe hiện hữu tại chợ Mạo Khê, ga Yên Dưỡng, bến xe Đông Triều, bến xe Mạo Khê, khu vực phụ cận nhà văn hóa,… , mở rộng quy mô các công trình đó để đáp ứng nhu cầu ngày một tăng.

Bố trí tại các khu trung tâm công cộng, khu dịch vụ vui chơi giải trí và các khu ở; được xây dựng theo 3 phân cấp chính: Cấp đô thị (0,8÷1,5ha), cấp khu vực (0,5÷0,8ha), cấp khu ở (0,15÷0,4ha).

8.2.3. Hệ thống các công trình đầu mối giao thông

– Hệ thống cầu: Cải tạo nâng cấp hệ thống cầu hiện trạng đảm bảo quy mô, kết cấu kỹ thuật và khả năng kết nối giao thông; trên các tuyến đường trục chính, quốc lộ, đường tránh, đường cao tốc..vượt qua các sông lớn đều được xây dựng cầu. Ngoài ra, cầu được xây dựng tại vị trí giao nhau trực thông giữa đường cao tốc với các tuyến đường khu vực. Mở rộng mặt cắt ngang cầu trên những tuyến đường quy hoạch mở rộng trong tương lai.

– Hệ thống bến xe:

+ Bến đối ngoại:

– Bến xe phía Tây: nằm trong khu trung tâm thương mại dịch vụ và du lịch cửa ngõ phía Tây của tỉnh.

– Bến xe trung tâm: nằm tại ngã giao giữa đường QL18 với tuyến đường trục trung tâm thị xã thuộc khu vực trung tâm hành chính mới. Bến xe với vai trò là trung tâm giao thông kết hợp thương mại và dịch vụ khu vực.

– Bến xe phía Đông (bến xe Mạo Khê): nằm trên trục đường QL18, bến xe đang được đầu tư xây dựng cùng với trạm cứu hộ giao thông của khu vực.

– Bến xe Đông Triều mới (bến xe Mạo Khê): nằm trên trục đường QL18, gần sân vận động thị xã.

+ Bến đối nội: Bố trí tại các trọng điểm trong khu quy hoạch để nâng cao sự thuận tiện trong di chuyển, phục vụ các mục đích của người dân khu vực từ làm việc, học tập hay mua sắm,….Đặc biệt là tại các khu vực dịch vụ đường cao tốc, khu dịch vụ Đền Trình, khu du lịch vùng đồi…

– Hệ thống giao thông công cộng:

+ Phát triển hệ thống xe buýt đường trục Đông – Tây đóng vai trò là phương tiện GTCC cự ly trung bình của Đông Triều. Hệ thống buýt sẽ chạy trên tuyến đường tránh, phía Tây tới đô thị cửa ngõ, phía Đông tới ga cuối của tuyến đường sắt một ray Uông Bí, kết nối với hệ thống này. Xe buýt đường trục Đông – Tây hiện được quy hoạch để chạy trên làn đường ưu tiên xe buýt. Trong tương lai sẽ hình thành làn chuyên dụng dành riêng cho xe buýt để vận hành hệ thống xe buýt nhanh BRT. Hình thành hệ thống xe buýt trung chuyển liên kết với xe buýt đường trục Đông – Tây, tạo thành mạng lưới kết nối toàn thị xã Đông Triều.

+ Xây dựng tuyến xe buýt phục vụ du lịch liên vùng giữa Đông Triều với Uông Bí, kết nối với khu di tích lịch sử nhà Trần thông qua điểm đầu mối là ga cáp treo thuộc xã An Sinh. Sử dụng loại xe buýt du lịch thân thiện với môi trường, giảm tiếng ồn, ít phát thải, tạo dựng hình thái riêng cho du lịch Đông Triều

8.3. Cấp nước

– Tổng nhu cầu sử dụng nước cho thị xã Đông Triều đến 2030 khoảng 64.000 m3/ngđ.

– Nguồn nước:

Nguồn nước chính cung cấp cho toàn thị xã được lấy từ nguồn nước thô tại các hồ Khe Chè, và sông Trung Lương; ngoài ra nguồn nước ngầm vẫn có vai trò quan trọng trong việc cấp nước cục bộ cho các địa phương.

– Giải pháp cấp nước

+ Khai thác triệt để nguồn nước ngầm để cấp nước cho khu vực phường Đông Triều và các xã, phường lân cận (các giếng 548A, 541B, 541A, 540, 542A và 507).

+ Khai thác triệt để nguồn nước ngầm cấp nước cho phường Mạo Khê và các xã, phường lân cận (giếng khoan 12, 203 và 248).

+ Nâng công suất NMN Đông Triều công suất đến 6.000 m3/ngđ.

+ Nâng công suất NMN Mạo Khê công suất đến 5.000 m3/ngđ.

+ Nâng công suất NMN Miếu Hương lên công suất 17.000 m3/ngđ. Ngoài ra nhà máy nước Miếu Hương cấp nước thô cho nhà máy xi măng Hoàng Thạch với công suất trạm bơm nước thô hiện trạng khoảng 10.000 m3/ngđ. Vì vậy, cần nâng công suất trạm bơm nước thô hiện trạng lên 25.000 m3/ngđ.

+ Xây dựng mới NMN Hồ Khe Chè công suất 37.000 m3/ngđ.

8.4. Quy hoạch cấp điện

8.4.1. Nguồn điện và nhu cầu sử dụng

– Tổng nhu cầu sử dụng của thị xã Đông Triều đến 2030 khoảng 285MVA;

– Nguồn điện: Cung cấp điện bởi các nhà máy nhiệt điện Mạo Khê 440MW, Uông Bí mở rộng 1-2 là 630MW, Nhiệt điện Sơn Động 220MW và hỗ trợ nguồn điện từ các nhà máy nhiệt điện khác trong tỉnh thông qua lưới 220KV và 110KV

– Trạm nguồn 220KV:

+ Nâng công suất trạm 220KV Tràng Bạch lên 2x250MVA cấp điện cho các phụ tải sinh hoạt, công cộng, công nghiệp của Đông Triều, cấp cho khu công nghiệp phía Tây Uông Bí, cấp điện cho Hải Dương và Hải Phòng

+ Phụ tải ngành thanh được cấp điện từ trạm 220KV Khe Thần công suất 2x63MVA, trạm 220KV Khe Thần thuộc khu vực thành phố Uông Bí.

– Trạm nguồn 110KV:

+ Nâng công suất trạm 110KV Tràng Bạch từ 2x40MVA lên công suất (40+63)MVA, trạm cấp điện cho phân khu 1,2,4,5,8,9,10,11,14, CCN phía Tây, Gốm Đất Việt, và 32ha đất tiểu thu công nghiệp trên địa bàn các phân khu phục vụ. Trạm 110KV cho CCN phía Tây sẽ không xây dựng vì diện tích của CCN này giảm xuống còn 50ha nên sẽ lấy điện từ trạm 110KV Tràng Bạch.

+ Xây dựng mới trạm 110KV Mạo Khê công suất 2x40MVA cấp điện cho phân khu 3a, 3b, 6, khu công nghiệp Kim Sen, và 85ha đất tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn các phân khu phục vụ.

+ Xây dựng mới trạm 110KV Đông Triều 2 công suất 40MVA cấp điện cho phân khu 7,12,13,15, CCN xã Yên Thọ, đất công nghiệp phụ trợ, và 113ha đất tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn phân khu phục vụ

+ Xây mới trạm 110KV khu công nghiệp Quán Triều cấp điện cho khu công nghiệp này.

8.4.2. Mạng lưới cao thế

– Lưới 500kV: Theo định hướng quy hoạch vùng đường dây 500kV đi qua thị xã Đông Triều sẽ treo mạch 2 tiết diện ACSR 4×330 mm2.

– Lưới 220kV: Giữ nguyên hướng tuyến của các tuyến điện 220kV hiện có. Đường dây 220kV là đường dây mạch kép tiết diện ACSR 2×330 mm2. .

– Lưới 110kV: Các tuyến điện hiện trạng 110kV thị xã Đông Triều được giữ nguyên hướng tuyến và nâng cấp tiết diện lên AC240mm2 theo định hướng của quy hoạch vùng. Các trạm biến áp xây mới cơ bản nằm gần các tuyến điện 110kV hiện trạng nên đầu tư xây mới đoạn đấu nối vào trạm với tiết diện AC240mm2.

8.4.2. Mạng lưới trung thế (22kV, 35kV)

– Lưới 35kV hiện trạng được đi nổi với tiết diện bé, không đáp ứng đủ nhu cầu thị xã đến năm 2030 nên dự kiến sẽ được dỡ bỏ. Đầu tư xây dựng đường dây 35kV lấy điện từ trạm 220kV Khe Thần để cấp điện cho trạm 35/6kV than Hồng Thái và than Mạo Khê để phục vụ cho phụ tải ngành than.

Các tuyến 10kV, 22kV và 35kV trong khu vực nội thị hiện tại đều được đi nổi với tiết diện bé không đáp ứng đủ nhu cầu đến năm 2030 và không đi theo các tuyến đường quy hoạch nên không đảm bảo mỹ quan đô thị nên sẽ được dỡ bỏ.

8.4.3. Mạng lưới hạ thế: Lưới điện hạ thế xây dựng mới ở các khu đô thị và khu vực trong trung tâm thành phố bố trí đi ngầm trong các hào cáp tiêu chuẩn; các trạm biến áp hạ tại các khu vực trung tâm thành phố, khu du lịch và các khu đô thị mới sử dụng loại trạm kios kiểu kín hợp bộ.

8.4.4. Lưới điện chiếu sáng: Tiếp tục cải tạo nâng cấp, phát triển tất cả các loại hình chiếu sáng gồm chiếu sáng các công trình giao thông, chiếu sáng các công trình công cộng và chiếu sáng quảng cáo, lễ hội …. Trang bị hệ thống điều khiển tự động, tập trung cho hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị.

8.5. Quy hoạch thoát nước thải và vệ sinh môi trường

8.5.1. Thoát nước thải

– Nhu cầu: Tổng lượng nước thải cần xử lý đến 2030 khoảng 42.800m3/ngđ.

– Nước thải sinh hoạt: Các khu dân cư hiện có đã có hệ thống thoát nước chung sẽ xây dựng hệ thống thoát nước chung một nửa (hệ thống cống bao) tách nước thải đưa về các trạm xử lý; các khu vực xây mới sẽ xây dựng hệ thống thoát nước thải riêng.

+ Trạm xử lý nước thải sinh hoạt (TXLSH) Đông Triều: Công suất dự kiến :9.200 m3/ngđ phục vụ: phường Đông Triều, vùng du lịch, khu Nông nghiệp-Cây xanh nam Đông Triều, đồi núi phía Bắc. Sử dụng hệ thống thoát nước riêng, đường kính từ D300- 500, các vị trí có độ sâu chôn cống lớn (từ 3,5 – 4m) bố trí các bơm chuyển tiếp

+ Trạm xử lý nước thải sinh hoạt (TXLSH) Mạo khê: Công suất dự kiến :9.200 m3/ngđ, phục vụ các khu vực: Mạo Khê Bắc, Mạo Khê Nam, Nông nghiệp đông Mạo Khê, Đồi núi phía Nam. Sử dụng hệ thống thoát nước riêng, đường kính từ D300- 500. Tại các vị trí có độ sâu chôn cống lớn (từ 3,5 – 4m) bố trí các bơm chuyển tiếp

+ Trạm xử lý nước thải sinh hoạt (TXLSH) ĐTM Khe Chè: Công suất dự kiến : 2.300 m3/ng. Phạm vi phục vụ: Cửa ngõ phía Tây, Khu Nông nghiệp-Cây xanh phía Tây. Sử dụng hệ thống thoát nước riêng, đường kính từ D300- 400.Tại các vị trí có độ sâu chôn cống lớn (từ 3,5 – 4m) bố trí các bơm chuyển tiếp

+ Trạm xử lý nước thải sinh hoạt (TXLSH) Trung tâm Hành chính mới: Công suất dự kiến : 7.000 m3/ngđ. Phạm vi phục vụ: Khu trung tâm, Cửa ngõ Bắc, Kim Sen, Nông nghiệp Đông Bắc. Sử dụng hệ thống thoát nước riêng, đường kính từ D300- 500. Tại các vị trí có độ sâu chôn cống lớn (từ 3,5 – 4m) bố trí các bơm chuyển tiếp

+ Trạm xử lý nước thải sinh hoạt (TXLSH) khu nông nghiệp công nghệ cao:Công suất dự kiến : 2.900 m3/ngđ. Phạm vi phục vụ: Khu nông nghiệp kiểu mẫu, Nông nghiệp – Công nghiệp phía Đông. Sử dụng hệ thống thoát nước riêng, đường kính từ D300- 400. Tại các vị trí có độ sâu chôn cống lớn (từ 3,5 – 4m) bố trí các bơm chuyển tiếp

+ Trạm xử lý nước thải sinh hoạt (TXLSH) Yên Đức: Công suất dự kiến : 1.800 m3/ngđ. Phạm vi phục vụ: Đô thị nông nghiệp kiểu mẫu. Sử dụng hệ thống thoát nước riêng, đường kính từ D300- 400. Tại các vị trí có độ sâu chôn cống lớn (từ 3,5 – 4m) bố trí các bơm chuyển tiếp

+ Trạm xử lý nước thải sinh hoạt (TXLSH) Cửa ngõ phía tây: Công suất dự kiến : 600 m3/ngđ. Phạm vi phục vụ: Đồi núi Bắc (tính theo lượt khác du lịch dự báo cho di tích Nhà Trần). Sử dụng hệ thống thoát nước riêng, đường kính từ D300.Tại các vị trí có độ sâu chôn cống lớn (từ 3,5 – 4m) bố trí các bơm chuyển tiếp

+ Lưu vực các xã nông thôn : nước thải thoát chung và thoát về hệ thống sông suối gần nhất sau khi được xử lý sơ bộ tại các hộ gia đình.

– Nước thải công nghiệp:

+ Khu công nghiệp: Nước thải các Nhà máy được xử lý cục bộ trong nhà máy đạt giới hạn C theo TCVN 5945-2005 sau đó đưa về xử lý tại trạm XLNT tập trung của khu công nghiệp đạt tới giới hạn B theo TCVN 5945-2005 trước khi xả ra môi trường bên ngoài.

+ Cụm công nghiệp địa phương: Nước thải các cơ sở sản xuất được xử lý cục bộ trong nhà máy đạt giới hạn C theo TCVN 5945-2005 sau đó đưa về xử lý tại trạm XLNT tập trung của khu vực.

+ Các nhà máy xí nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Yêu cầu xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn vệ sinh theo giới hạn B của TCVN 5945-2005 sau đó mới được xả ra hệ thống thoát nước đô thị.

+ Nước thải y tế: Đối với các bệnh viện lớn của thành phố, nước thải yêu cầu phải được xử lý đạt tiêu chuẩn vệ sinh theo giới hạn B của TCVN 5945:2005 và khử trùng sau đó mới được xả ra hệ thống thoát nước đô thị.

8.5.2. Thu gom, xử lý chất thải rắn

– Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt toàn thành phố đến năm 2030 khoảng 240 tấn/ngày đêm.

+ Xây dựng khu xử lý chất thải rắn tại vị trí xã Tràng Lương với diện tích 15,2 ha công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh công suất 200 tấn/ngđ (giai đoạn 1: 100 tấn/ngđ), ngoài ra khối lượng xử lý chất thải rắn tái chế và đốt của thị xã sẽ chuyển đến khu xử lý chất thải rắn Miền Tây với diện tích 27 ha, công suất 1200 tấn/ngđ.

+ Khu xử lý chất thải rắn Miền Tây thuộc xã Thượng Yên Công sẽ phục vụ xử lý chất thả rắn cho thị xã Quảng Yên, thị xã Đông Triều và thành phố Uông Bí với công nghệ: chôn lấp hợp vệ sinh, đốt và tái tạo nhiên liệu, sản xuất phân vi sinh.

+ Đề xuất khu xử lý chất thải rắn tại xã Tràng Lương công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh

– Thúc đẩy việc áp dụng phương pháp phân loại xử lý và 3R (Recycle- tái chế, Reuse- tái sử dụng, Reduce- giảm thiểu). Giảm lượng thải – Tăng tái chế – Tái sử dụng CTR. Chỉ chôn lấp CTR không thể tái chế, giảm nhu cầu đất dành cho xử lý CTR.

– Chất thải rắn công nghiệp: Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp có trách nhiệm tổ chức thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn công nghiệp riêng. Đối với chất thải rắn nguy hại, thực hiện chôn lấp tại bãi dành riêng cho chất thải rắn nguy hại theo các quy định, chỉ đạo của cơ quan quản lý quốc gia về bảo vệ môi trường. Ngoài ra, một phần dùng để tái chế.

– Chất thải rắn y tế: Các bệnh viện, cơ sở y tế tự trang bị lò đốt và khu xử lý chất thải rắn y tế.

8.5.3. Nghĩa trang

– Xây dựng nghĩa trang có quy mô tập trung và công viên nghĩa trang trong đó có nhiều loại hình táng để phục vụ lâu dài.

– Xây dựng mới khu nghĩa Trang công viên tại 2 khu vực xã Hoàng Quế và xã An Sinh quy mô 20ha/1nghĩa trang.

– Khu vực hỏa táng sẽ sử dụng nhà tang lễ tại thành phố Uông Bí, đây sẽ là nhà tang lễ của tiểu vùng phía Tây tỉnh Quảng Ninh (thành phố Uông Bí, thị xã Đông Triều, thị xã Quảng Yên)

– Các nghĩa trang tại khu vực các xã thực hiện theo Quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới được phê duyệt.

9. Đánh giá môi trường chiến lược

9.1. Giải pháp công nghệ, kỹ thuật

– Khai thác và quy hoạch sử dụng đất đúng mục đích, tận dụng quỹ đất xây dựng đô thị, tránh phát triển tràn lan.

– Phát triển đô thị cần quan tâm đến biến đổi khí hậu, rủi ro và tai biến môi trường. Cần tiến hành đo đạc, khảo sát, khoanh vùng hạn chế phát triển nhằm hạn chế các tác động tiêu cực đối với người dân và môi trường.

– Tăng cường trồng cây xanh, rừng phòng hộ tại các khu vực có khả năng xảy ra tai biến môi trường.

– Thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí xử lý chất thải rắn, giảm tiếng ồn và các biện pháp bảo vệ môi trường đối với các nhà máy nhiệt điện, xi măng, khai trường khai thác theo đúng các định hướng quy hoạch và các quy định về kỹ thuật môi trường.

– Di dời các nhà máy sản xuất gạch dọc theo sông Cầm trong giai đoạn dài hạn để đảm bảo cảnh quan, môi trường và nguồn nước.

9.2. Giải pháp về quản lý

– Nhằm giảm nguồn thải xen kẽ trong các khu dân c­ư và định hướng phát triển hợp lý các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn và cần có kế hoạch di dời các cơ sở công nghiệp xen lẫn khu dân cư­ ra khu vực ngoại thị.

– Các khu, cụm công nghiệp, cảng biển, cảng hành khách phải thường xuyên kiểm soát môi trường định kỳ, nhằm cảnh báo và nhắc nhở các cơ sở chú ý duy tu, bảo d­ưỡng hệ thống xử lý khí thải, bụi và nếu cần. Khuyến khích và bắt buộc các nhà máy và xí nghiệp cũ đầu t­ư công nghệ sản xuất mới, áp dụng công nghệ tiên tiến sản xuất sạch hơn.

– Khi có nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang các mục đích khác cần phải căn nhắc thận trọng. Việc quản lý các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật cần đảm bảo diện tích cây xanh đô thị.

– Việc thu gom chất thải rắn thông thường được thực hiện tốt nhất ở các cấp chính quyền Ph­ường nhưng việc xử lý chất thải rắn được tổ chức tốt nhất trên một cơ sở thống nhất toàn thành phố.

– Nâng cao nhận thức và giáo dục cộng đồng tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường.

10. Các dự án ưu tiên đầu tư

10.1. Các dự án đô thị:

Các dự án đầu tư xây dựng nên tiến hành sớm là các dự án xây dựng đô thị mới đóng vai trò là yếu tố phát triển chiến lược.

+ Đô thị nông nghiệp mới, đặc biệt là khu phía Tây.

+ Đô thị trung tâm hành chính mới, đặc biệt là khu ven tuyến đường trung tâm.

+ Đô thị cửa ngõ

10.2. Các dự án hạ tầng kỹ thuật và xã hội ưu tiên đầu tư và nguồn vốn đề xuất như sau:

– Đường giao thông

+ Tuyến đường trung tâm: Trung ương

+ Mở rộng quốc lộ 18: Trung ương

+ Đường tránh quốc lộ 18: Trung ương

 Nếu sớm tìm được nhà đầu tư cho dự án phát triển đô thị trung tâm hành chính mới và đô thị nông nghiệp mới thì cũng có thể tiến hành xây dựng bằng hình thức BT.

+ Tuyến đường du lịch: Tỉnh

+ Các tuyến đường đối ngoại khác: Trung ương hoặc Tỉnh

+ Các tuyến đường đối nội của đô thị: Tỉnh hoặc Thị xã

– Đê

+ Đê sông Đá Vách: Tỉnh

+ Đê sông Cầm: Tỉnh hoặc Thị xã

 Nếu sớm tìm được nhà đầu tư cho dự án phát triển đô thị trung tâm hành chính mới thì cũng có thể tiến hành xây dựng bằng hình thức BT.

– Các công trình công cộng: Tỉnh hoặc Thị xã

– Trung tâm giao thông: Doanh nghiệp

Tùy theo quy mô của công trình giao thông, có thể cần thiết lập cơ chế xin vốn hỗ trợ của Tỉnh

– Đại học trực thuộc doanh nghiệp: Doanh nghiệp

10.3. Các dự án hạ tầng kỹ thuật khác:

+ Trị thủy, thoát nước mưa

– Gia cố ta luy tại các khu dân cư sạt lở và di dời các hộ dân theo Đề án di dân đã thực hiện trên địa bàn thị xã

– Thực hiện xây dựng các điểm còn thiếu đê trên sông Đá Vách, sông Cầm

– Xây dựng các công trình thoát nước mưa tại các đô thị mới.

+ Cấp nước

– Xây dựng hồ nhà máy nước Hồ Khe Chè

– Cải tạo đập Khe Chè

– Nâng công suất nhà máy nước Đông Triều, Mạo Khê

+ Cấp điện

– Xây dựng trạm điện 110KV Mạo Khê giai đoạn đầu cung cấp cho khu vực Mạo Khê

– Xây dựng trạm điện 110KV Đông Triều 2 giai đoạn đầu cung cấp cho Đô thị nông nghiệp

– Nâng công suất trạm nguồn Tràng Bạch

+ Thông tin liên lạc

– Tại các khu vực phát triển mới, xây dựng các tuyến cáp thông tin liên lạc trọng yếu, các trạm BTS.

+ Thoát nước thải, xử lý chất thải rắn, nghĩa trang

– Xây dựng tuyến thoát nước thải cho khu vực phường Đông Triều, Mạo Khê, khu TTHC mới.

– Xây dựng trạm xử lý nước thải sinh hoạt cho khu TTHC mới.

Related Posts

tamilstar hotmoza.tv adult video indian
broken marriage vow may 31 full episode compinoy.com maynilad water interruption
xxnx video com alfatube.mobi isis sex videos
futa cbt hentai madhentai.net hentai daietsu
xxnx sex video vegasmpegs.mobi animal and girl xnxx
vargin sex videos roxtube.mobi gonzoo xxx
xxx com bengali tubefury.mobi karnatak sex
henatai rape xxlhentai.net best rape hentai
الشراميط kentaweb.com نيك مضيفة طيران
tapsee pannu sex video tubenza.mobi tamil mami xvideos
oumi shinano hentaihost.org naruto henti
tamil play hindiporno.net antisexvideos
free indian sex scandels hindipornmovies.org real indian rape sex
セーラー服動画 freejavstreaming.net miaa-167
bollywood actress sexy photo newbigtube.mobi bf janwar