Lưng cong vòng nguyệt là gì

đã đăng (Ngôn ngữ số 5-2021) t/c NGÔN NGỮ

KHÔNG GIAN TÂM TRÍ TRONG NGÔN NGỮ HỌC NHẬN THỨC

MENTAL SPACES IN COGNITIVE LINGUISTICS

NGUYỄN ĐỨC DÂN*

TRẦN THỊ MINH THU **

về trang chủ

Tóm tắt: Trong bài báo này chúng tôi giới thiệu khái niệm không gian tâm trí của Gilles Fauconnier và một số vấn đề liên quan. Đây là một khái niệm quan trọng và có nhiều ứng dụng trong ngôn ngữ học nhận thức nhưng còn khá xa lạ với không ít người trong giới ngôn ngữ học Việt Nam.

Từ khóa: Không gian tâm trí; Gilles Fauconnier; ngôn ngữ học nhận thức.

Abstract: In this article, we introduce the notion of mental spaces given by Gilles Fauconnier and some related issues. This is an important concept, which has many applications in cognitive linguistics. However, this concept is still quite unfamiliar to many linguists in Vietnam.

Keywords: Mental Spaces, Gilles Fauconnier, Cognitive Linguistics.

1. Mở đầu

Từ cuối những năm 50 của thế kỷ trước, ngữ pháp biến đổi-tạo sinh của N. Chomsky đã tạo ra “cuộc cách mạng trong ngôn ngữ học” (lời tựa của J.S. Searle cho công trình tập hợp những bài giảng của Chomsky tại đại học Berkeley năm 1967 mang tựa đề Chomsky’s Revolution in Linguistics,1972). Giới ngôn ngữ học ồ ạt nghiên cứu theo hướng mới này. Tuy nhiên, có những hiện tượng ngữ pháp tạo sinh không giải thích được thấu đáo liên quan tới ngữ nghĩa, logic học, rồi vấn đề lượng từ, phép lặp đại từ, hiện tượng mờ nghĩa, phép chiếu xạ tiền giả định… đã bùng nổ những nghiên cứu vượt ra ngoài phạm vi cơ cấu hình thức của ngôn ngữ vào cuối những năm 70 thế kỷ trước. Mở đầu là những công trình có ảnh hưởng quan trọng tới giới ngôn ngữ học của Lakoff và Johnson [4] về lý thuyết ẩn dụ, của Langacker [10] về ngữ pháp không gian (sau này gọi là ngữ pháp nhận thức), lý thuyết hình và nền của Talmy [9] và nhiều tên tuổi khác, trong số này có G. Fauconnier và M. Turner.

1.1. Trong bài này chúng tôi giới thiệu một số khái niệm cốt lõi về không gian tâm trí (mental space) [từ đây viết tắt KG ≈ không gian ≈ không gian tâm trí] trong ngôn ngữ học nhận thức[1], qua những công trình sau đây của Gilles Fauconnier [7], [8], Gilles Fauconnier và Mark Turner [6] .

1.2.Quy ước về ký hiệu

Một không gian tâm trí thông thường được biểu hiện bằng một hình tròn, trong đó ghi các nốt (dấu chấm) biểu hiện những phần tử (còn gọi là yếu tố) trong không gian đó. Các phần tử hợp thành một quan hệ được gọi là khung, theo nghĩa của Ch. Fillmore, của không gian tâm trí đó. Khung này được vẽ ở ngoài đường tròn bằng một đường viền hình chữ nhật bao quanh các phần tử và quan hệ của chúng.

Ví dụ:

Câu “Thúy Kiều yêu Kim Trọng” tạo thành một KG có hai phần tử là a=Thúy Kiều và b=Kim Trọng với quan hệ YÊUab. KG này được minh họa bằng một đường tròn trong có hai nốt a,b và một khung ở ngoài được viền bằng một hình chữ nhật có 3 hàng là “a-Thúy Kiều”, “b-Kim Trọng”, “YÊUab”, như hình bên (Hình 1) :

Hình 1

Để hình vẽ bớt phức tạp, chúng tôi qui ước dùng dấu móc nhọn thay cho hình tròn, còn móc vuông thay cho khung. Nghĩa là hình vẽ “đường tròn có hai phần tử a, b” sẽ được viết là {a,b}, còn hình vẽ khung chữ nhật có 3 hàng “a-Thúy Kiều”, “b-Kim Trọng”, “YÊUab” sẽ được viết là: [a-Thúy Kiều, b-Kim Trọng, YÊUab].

Như vậy câu “Thúy Kiều yêu Kim Trọng” tạo ra KG {a,b} và một khung gắn với nó sẽ được biểu hiện như sau:

{a,b}▫ [a-Thúy Kiều, b-Kim Trọng, YÊUab]

2. Thế nào là một không gian tâm trí?

2.1. Những câu dưới đây là những KG tâm trí:

(1a) Chúng tôi đã đi chùa Hương vào năm 2019.

(1b)Giá mà bạn đi chùa Hương.

(1c)Ba tin rằng bà ấy đã đi chùa Hương nhiều lần.

(1d)Đây là tấm ảnh chụp chuyến đi chùa Hương năm 2019 của tôi.

(1e)Trên trời mây trắng như bông,

Ở dưới cánh đồng bông trắng như mây.

(Ca dao)

(1g)Ngày đi em chửa có chồng,

Ngày về em đã con bồng con mang.

(Ca dao)

Câu (1a) là trí nhớ về dịp đi chùa Hương của tôi, nó tạo ra một KG về một sự kiện trong quá khứ gồm có ba phần tử “chúng tôi, chùa Hương, năm 2019”. Câu (1b) cũng tạo ra một KG nhưng lại là một giả định phi thực cùng những hệ quả nào đó. Câu (1c) cũng lại tạo ra một KG nhưng là KG Ba bày tỏ lòng tin vào một sự kiện. Lại nữa, câu (1d) cũng gây ra KG nhưng lại nói về nội dung tấm ảnh.

Trong câu (1e), hai trạng ngữ vị trí “trên trời”, “ở dưới cánh đồng” đã kiến tạo ra hai KG đối lập nhau. KG thứ nhất ở trên trời, giữa những đám mây trắng, người nói so sánh với bông trắng. Ấy thế nên “mây trắng như bông”. KG thứ hai trên cánh đồng bông, thấy bông nên liên tưởng “bông trắng như mây”. Trong câu (1g) hai trạng ngữ thời gian “ngày đi” và “ngày về” cũng kiến tạo ra hai KG đối lập nhau ở thời quá khứ và thời hiện tại.

Chúng ta nói KG là những hợp thành rất riêng biệt được cấu tạo như cách chúng ta nghĩ và nói để hiểu và hành động (trong những tình huống cụ thể). Theo Fauconnier [8], ở cấp độ thần kinh, KG là tập hợp bộ phận thần kinh đã hoạt hóa và kết nối những yếu tố tương tự cùng hoạt động-kết nối. Đó là những trải nghiệm sống, những tri thức tinh thần, tri thức về cuộc sống thường ngày và những tri thức về tập tục, sinh hoạt văn hóa, xã hội, lễ hội…Chúng gồm những yếu tố được cấu trúc theo những mô hình nhận thức thể hiện sự kết nối những tri thức bền lâu mang tính lược đồ.

Những KG này được hình thành từ nhiều nguồn. Trong số này có những lĩnh vực chúng ta quen thuộc (như đi lại, ăn uống, mua bán, giao tiếp, hiếu hỷ, công vụ, văn hóa, thể thao…). Một KG rất riêng lẻ có thể được xây dựng ngoài tri thức của chúng ta như KG “cô Ba và tiệm cà phê Trung Nguyên”. Ngoài bữa điểm tâm có thể là chuyện giao dịch, cho xem một bức ảnh “mật” trên điện thoại di động …Kinh nghiệm cho ta biết ngay những KG này. Khi một người nói “Sáng nay lần đầu tiên cô Ba tới uống ở cà phê Trung Nguyên” chúng ta lại nghĩ tới một KG mới và chờ đợi một cuộc thoại tiếp theo. Trình bày một diễn ngôn đầy đủ sẽ là bày ra một loạt KG có kết nối với nhau làm thay đổi điểm nhấn từ KG này sang KG khác. Trong những KG được xây dựng trong hoạt động trí nhớ có những KG in sâu vào tiềm thức, như Bồ Tát tọa trên đài sen, Chúa bị đóng đinh trên cây Thánh giá, Thúy Kiều bán mình chuộc cha, An Dương Vương xây thành ốc…chúng có thể kích hoạt đồng thời những KG khác gắn kèm theo một cách nào đó. Khi nhắc tới An Dương Vương xây thành ốc, chúng ta nghĩ ngay tới Mỵ Châu, Trọng Thủy, nỏ thần…

Một KG có thể được xây dựng theo một khung đặc biệt như các khung một sới vật, một trận bóng bàn, những cuộc đấu thể thao… Trong mỗi khung đó lại có thể là những thang độ, những sơ đồ hình ảnh, những cặp đối kháng, những đồ vật chuyên dùng.

Những KG được cấu tạo, điều chỉnh trong tâm trí và bộc lộ qua diễn ngôn. Những KG này liên kết với nhau theo nhiều kiểu ánh xạ, thường gặp nhất là hai ánh xạ đồng nhất và tương tự. Có thể cho rằng ở cấp độ thần kinh, những KG là một tập hợp những mạng hoạt động thần kinh có kết nối giữa các yếu tố tương ứng. Theo cách nhìn này những KG làm việc trên trí nhớ nhưng được kiến tạo từng phần qua những hoạt hóa cấu trúc từ ký ức.

Khi những yếu tố và những quan hệ của một KG được thiết lập như một chỉnh thể mà chúng ta đã biết, chúng ta nói rằng KG này được đóng trong một khung. Chẳng hạn, trong khung “giao dịch thương mại” có tiểu khung cho câu “cô Ba mua hàng ở siêu thị X”.

2.2. Kết nối không gian tâm trí: Nguyên lý Truy cập (Access Principle)

Khi nói: “Lúc 15 tuổi tôi đã cao 1,7 mét”, chúng ta đã tạo ra hai không gian tâm trí: một là tôi hiện nay và hai là tôi lúc 15 tuổi, đồng thời thực hiện một kết tử đồng nhất kết nối giữa tôi hiện nay với “tôi” lúc 15 tuổi bất kể chúng khác nhau ở hai thời điểm. Kết tử đồng nhất dùng để kết nối các yếu tố của hai KG tâm trí. Điều này không hàm ý rằng những yếu tố được kết nối ở hai KG có cùng những tính chất hoặc thuộc tính. Đây là sự khác biệt giữa hai khái niệm “KG tâm trí” và “thế giới khả hữu” (possible world). KG chỉ là một mô hình nhận thức lý tưởng chứ không trình bày những sự kiện thực trong cuộc sống.

Nguyên lý truy cập[2] là một tính chất cốt lõi của ngôn ngữ, của những cấu trúc nhận thức và kết nối khái niệm. Nó nói rằng một tên riêng, một biểu thức miêu tả tên riêng hay một phần tử trong KG này có thể dùng để truy cập (đồng nhất) với một phần tử đối ứng trong một KG khác. Nguyên lý này như sau:

“Nếu hai phần tử a và b được liên kết bởi kết tử F (b = F(a)) thì phần tử b có thể được đồng nhất bằng sự gọi tên, sự miêu tả, hay là sự trỏ ra qua đối ứng a của nó”[7, tr.41].

Phần tử a có thể đồng nhất với chính nó, b = a. Đây là trường hợp của những đại từ phản thân như himself, herself, itselftự (em bé tự rửa mặt), mình (cô Ba nhìn mình trong gương). Nhờ chấp nhận phép truy cập “một yếu tố đồng nhất với chính mà Fauconnier (1994) giải thích được những hiện tượng ngữ pháp liên quan tới các đại từ phản thân [7].

2.3. Những KG tâm trí trong diễn ngôn

2.3.1. Khi nói “Thúy Kiều yêu Kim Trọng”, chúng ta đã tạo ra một KG Cơ sở có hai phần tử a = Thúy Kiều và b= Kim Trọng. Với kiến trúc nền “a yêu b”, [Thúy Kiều Kim Trọng là hai vai kết nối với nhau qua hàm YÊU, được miêu tả thành khung YÊUab] cùng nhiều thông tin mặc định có từ nền văn hóa của chúng ta. KG này được biểu hiện trong một mô hình nhận thức sau: {a,b}▫ [a-Thúy Kiều, b-Kim Trọng, YÊUab] (Hình 2)

Những phương thức xây dựng không gian kiến tạo. Ở mục 2.1. chúng ta nói nhờ các trạng ngữ mà trong hai câu (1e), (1g) chúng ta đã kiến tạo ra 4 KG. Thế nào là một không gian kiến tạo (Space builders)? Một không gian kiến tạo là một KG nhờ một biểu thức ngữ pháp mở ra một KG mới hoặc làm thay đổi tiêu điểm của một KG đã biết. Có nhiều phương thức ngôn ngữ để xây dựng một không gian kiến tạo . Trong số này có: trạng ngữ (ngoài đó+ S; vào năm 2020 + S); cụm giới ngữ (trong số này + S; theo quan điểm của ông ấy + S; Với những sự kiện đó + S), một phức hợp chủ từđộng từ (Họ tin rằng + S, cô Ba nghĩ + S), liên từ + mệnh đề (Nếu…thì + S; Giá như + S; Do vậy+ S; Vậy là + S). S là một câu.

Thì và thứcđóng vai tròquan trọng để xác định đó là loại không gian nào trong tiêu điểm, chúng kết nối với cơ sở, có tính truy cập, và những đối ứng cục bộ dùng cho việc nhận diện.

Những cấu trúc ngữ pháp chứa TGĐ, những bộ phận câu mở rộng hoặc chêm xen là những tín hiệu báo rằng một KG mới có thể được đưa vào ở những không gian lân cận.

Những từ tình thái cũng được dùng để tạo ra một KG kiến tạo. Giả sử có cuộc thoại về Kim Trọng và Thúy Kiều. Có phát ngôn sau: “Có lẽ Thúy Kiều yêu Kim Trọng”. Từ “có lẽ” tạo ra một KG Kiến tạo M – KG khả năng có liên quan đến KG cơ sở B Thúy Kiều yêu Kim Trọng”. KG khả năng M này có hai phần tử a’ và b’ là hai đối ứng của a và b, chúng được nhận diện từ hai tên gọi Thúy Kiều, Kim Trọng nhờ Nguyên lý Truy cập. KG mới M này được kiến tạo trong khung “x yêu y” qua hai yếu tố a’, b’. Tương tự, ký hiệu YÊU a’b’ chỉ cấu trúc nội tại gắn vào KG M, mà các phần tử a’, b’ trong M phù hợp với KG YÊU (qua những vai ngữ pháp của “yêu” và “được yêu”).

2.3.2. Những khái niệm và ký hiệu

Tình huống của diễn ngôn [8, tr.37]: Một biểu thức ngôn ngữ không có ý nghĩa tự thân, đúng hơn nó có ý nghĩa tiềm năng. Chỉ qua toàn bộ diễn ngôn và đứng trong một ngữ cảnh thì ý nghĩa này mới được bộc lộ hoàn toàn trong những cấu trúc nhận thức phức hợp. Nó bao gồm việc tạo ra những miền cấu trúc nội tại được kết nối qua những kết tử. Điều này được thực hiện trên cơ sở của những mạng lưới ngôn ngữ, ngữ cảnh và tình huống. Những mạng ngữ pháp là một quá trình kiến tạo đại lược nên tự nó không đủ để xác định ngữ nghĩa.

Có thể nói một biểu thức thì tạo sinh ra nghĩa: Khi một thông tin ngữ pháp tạo ra nó được ứng dụng cho một tình huống nhận thức nhất định thì hàng loạt tình huống mới trên nguyên tắc là có thể (tức là, so sánh được với mạng ngữ pháp), một trong số đó có thể sinh ra cấu trúc ngầm ẩn mới trong diễn ngôn.

Theo cách tiếp cận này tính mở của cấu trúc là một quá trình liên tiếp các tình huống nhận thức: mỗi tình huống lại đưa tới một tình huống mới theo áp lực của ngữ cảnh và ngữ pháp. Một biểu thức ngôn ngữ, đi vào diễn ngôn ở trạng thái n sẽ bắt buộc có một cấu tạo của một tình huống mới ở trạng thái n-1 trước đó và kèm hàng loạt thành tố ngữ dụng.

Tình huống này có một đặc điểm quan trọng là thông tin từng bộ phận liên quan tới những lĩnh vực (domains) khác nhau.

Dưới dạng lược đồ điều trình bày ở mục 2.3.2. được miêu tả như Hình 3 dưới đây:

Câu “Thúy Kiều yêu Kim Trọng” tạo thành một KG có hai phần tử là a=Thúy Kiều và b=Kim Trọng với quan hệ YÊUab. KG này được minh họa bằng một đường tròn trong có hai nốt a,b và một khung ở ngoài được viền bằng một hình chữ nhật có 3 hàng là “a-Thúy Kiều”, “b-Kim Trọng”, “YÊUab”, như hình bên (Hình 1) :

Hình 3

(Nếu vẽ KG bằng đường tròn sẽ có đường đứt đoạn từ B tới M nói rằng trong mạng của những KG diễn ngôn KG M có quan hệ với KG B.)

Cấu trúc của KG B, được gọi là KG cha, chuyển mặc định sang KG mới M là không gian con của B. Trong ví dụ này cấu trúc của hai phần tử a và b trong B với hai tên gọi Thúy Kiều và Kim Trọng liên kết với hai đối ứng a’ và b’. Sự chuyển mặc định được gọi là tối ưu khi thực hiện cho sự mở rộng sang KG mới mà không gặp cấu trúc tường minh mâu thuẫn nào. Chẳng hạn: nếu trong B có cấu trúc tường minh về hành vi thù địch của Kim Trọng với Thúy Kiều khiến Thúy Kiều không yêu Kim Trọng thì điều này không chuyển dịch được tới KG mới M vì nảy sinh mâu thuẫn với cấu trúc tường minh YÊUa’ b’. Những tên gọi cũng không chuyển dịch được nếu nó bị loại bỏ một cách tường minh trong KG mới. Chẳng hạn, ở một chỗ nào đó trong diễn ngôn có câu: “Thúy Kiều và Kim Trọng trong thực tế chính là Hoạn Thư và Thúc Sinh” thì tên gọi Thúy Kiều và Kim Trọng cũng không chuyển dịch từ B sang M được. Ví dụ này cũng nhấn mạnh rằng a’ và b’ được truy cập qua a và btừ KG Cơ sở theo Nguyên lý Truy cập.

2.4. Vai trò của KG trong ngôn ngữ học nhận thức

2.4.1. Sự điều phối diễn ngôn

Những KG là một cơ chế động phát triển liên tục xuyên suốt quá trình diễn ngôn trên cơ sở mạch chuyện và những thông tin ngôn ngữ cũng như thông tin ngoài ngôn ngữ. Sự phát triển liên tục của cấu trúc nhận thức trong diễn ngôn khiến những quan hệ ngữ pháp trong một câu cũng thay đổi theo. Vì vậy chúng thay đổi rất phức tạp.

Có 3 khái niệm động then chốt xuyên suốt quá trình này là 3 vai: KG Cơ sở; Điểm nhìn và Tiêu điểm. KG Cơ sở làm điểm xuất phát cho những KG kiến tạo. Trong quá trình diễn ngôn KG Cơ sở luôn luôn có thể quay trở lại. Ở mọi thời điểm cấu tạo câu đều có một KG phân biệt, KG mà từ đó những KG khác được tiếp nhận, cấu trúc hay là tạo thành, được gọi là Điểm nhìn. Tiêu điểm là cái KG hiện thời đang diễn ra được nhấn mạnh tức thời khi người ta đề cập. Điều cần lưu ý là một KG có thể đồng thờisắm nhiều vai.

Chúng ta minh họa điều này qua diễn ngôn (2):

(2) “Câu chuyện về lực sĩ Achilles và con rùa:

“Achilles sees a tortoise. He chases it. He thinks that the tortoise is slow and that he will catch it. But it is fast. If the tortoise had been slow, Achilles would have caught it. Maybe the tortoise is really a hare” [8, tr.44].

Tạm dịch: “Achilles (nhìn) thấy, một con rùa. Anh ta đuổi theo nó. Anh ta nghĩ rằng con rùa thì chậm chạp và sẽ bắt được nó. Nhưng nó lại rất nhanh. Nếu con rùa chậm chạp, Achilles đã tóm (cổ) được nó. Có lẽ con rùa thực ra là một chú thỏ rừng.

Trong (2) có nhiều KG tâm trí. Xuất phát là KG Cơ sở ứng với hiện thực Achilles (nhìn) thấy một con rùa. Nó cũng là Điểm nhìnTiêu điểm của diễn ngôn này. Cấu trúc nhận thức của nó là chuỗi sau đây: (2a) – (2b) – (2c) – (2d) – (2e) – (2f)

(2a) Achilles sees a tortoise

Tạm dịch: Achilles(nhìn) thấy một con rùa.

Achilles và “con rùa” là hai phần tử nền a và b. Chúng được đưa vào KG Cơ sở ngay từ đầu. Hành động “ sees” tạo ra khung SEE (THẤY) với hai phần tử a (chủ thể hành động thấy) và b (đối tượng được thấy). Chúng ta có KG:

(Hình 4) ≈ {a, b}▫[a Achilles, b con rùa, THẤY a b]

Thông tin nền cho biết Achilles là người còn rùa là động vật. Điều này cho phép ta dùng phép thế heit lần lượt đồng nhất với a và b trong KG Cơ sở để thành câu (2b):

(2b) He chases it.

Tạm dịch: Anh ta đuổi theo nó.

Câu này bổ sung vào cấu trúc nội tại của KG Cơ sở.

Chúng ta có KG: {a, b}▫[a Achilles, b con rùa, THẤY a b, BẮT a b]

KG Cơ sở này kéo dài đến câu (2c) khi chúng ta kiến tạo KG mới M:

(2c) He thinks that the tortoise is slow and that he will catch it.

Tạm dịch: Anh ta nghĩ rằng con rùa thì chậm chạp và sẽ bắt được nó.

“He thinks” kiến tạo ra KG niềm tin M {a’,b’} có quan hệ nội tại với KG cơ sở B là câu “con rùa thì chậm” thông báo mở đầu về ý nghĩ của Achilles. Ở đó a’ÎM và b’ÎMlà những đối ứng của a và b từ KG B; Ý nghĩ tiếp theo là KG kiến tạo W {a”, b”} tức là câu “anh ta sẽ bắt/tóm được nó” (he will catch it). KG W này xảy ra trong tương lai (nên dùng từ will). Ở đó, a”Î W và b”Î W là những đối ứng của a’ và b’ trong KG M. Hiện tại Achilles đang ở trong B, nên sự quy chiếu thời gian trong B này đã được lưu lại trong M ở thì hiện tại, đối lập với cấu trúc sự tình sau đó “sẽ bắt” ở thời tương lai trong W. Những điều này được thể hiện trong Hình 5:

Như vậy, mạch suy nghĩ (quá trình ánh xạ giữa các KG) của Achilles sẽ trải qua 3 KG: Cơ sở B Niềm tin M – Tương lai W như Hình 5:

Câu “Thúy Kiều yêu Kim Trọng” tạo thành một KG có hai phần tử là a=Thúy Kiều và b=Kim Trọng với quan hệ YÊUab. KG này được minh họa bằng một đường tròn trong có hai nốt a,b và một khung ở ngoài được viền bằng một hình chữ nhật có 3 hàng là “a-Thúy Kiều”, “b-Kim Trọng”, “YÊUab”, như hình bên (Hình 1) :

Hình 5

Về nguyên tắc, Điểm nhìn từ B được giữ lại ở trạng thái tiếp theo hoặc chuyển đổi tới Tiêu điểm mới của KG M.

[2d] But it is fast.

Tạm dịch: Nhưng nó lại nhanh.

Từ nhưng trong câu này đưa chúng ta trở lại KG Cơ sở B. Nghĩa là khung của KG Cơ sở bây giờ là: [a Achilles, b con rùa, THẤY a b, BẮT a b, NHANH b]. Theo mặc định, những KG được coi là không khác biệt nhau về cấu trúc (sự Tối ưu Yếu). Nhưng cấu trúc tường minh trong B có thuộc tính [NHANH b] đối lập với [CHẬM b’] trong M. Do vậy, tín hiệu từ vựng ngữ dụng tường minh này đã loại bỏ sự mặc định tối ưu yếu. Hai cấu trúc B và M khác nhau. Với trạng thái này diễn ngôn giữ lại ĐIỂM NHÌN còn TIÊU ĐIểM đã chuyển đổi trở lại B.

Câu “Thúy Kiều yêu Kim Trọng” tạo thành một KG có hai phần tử là a=Thúy Kiều và b=Kim Trọng với quan hệ YÊUab. KG này được minh họa bằng một đường tròn trong có hai nốt a,b và một khung ở ngoài được viền bằng một hình chữ nhật có 3 hàng là “a-Thúy Kiều”, “b-Kim Trọng”, “YÊUab”, như hình bên (Hình 1) :

Hình 6

[2e] If the tortoise had been slow, Achilles would have caught it.

Tạm dịch: Nếu con rùa chậm chạp, hẳn Achilles đã tóm (cổ) được nó.

Liên từ if (nếu) tạo ra KG giả định H. Ngoại biên had been, thì quá khứ hoàn thành, chỉ ra rằng KG H là phi thực (đối với cơ sở B). Trong đó có cấu trúc mới xuất hiện là [SLOW b1 và CATCH a1b1 ] (CHẬM b1 và BẮT a1b1 ).

Cấu trúc thứ nhất (phần giả thuyết – protasis – của câu điều kiện) là một điều kiện ánh xạ. Nó cho phép chúng ta lập luận theo TĐL MP[3] trong KG H ở diễn ngôn tiếp theo: Nếu một KG mới kết hợp với H theo điều kiện này nó sẽ có được cấu trúc bổ sung từ H ở diễn ngôn tiếp theo. Diễn ngôn lúc này theo thức tường thuật (indicative mood). Chúng ta thấy một thức mới ở phần thứ hai của câu (2e) là thức điều kiện would have caught(cũng vẫn ở thì quá khứ hoàn thành như ánh xạ điều kiện ở tiền đề). Thức điều kiện này là một tín hiệu ngữ pháp cho biết KG phi thực này tất yếu trở thành TIÊU ĐIỂM (FOCUS). Ở chi tiết sau đó điều này cũng xảy ra lần nữa. Kết quả là chúng ta có lược đồ cấu trúc như Hình 7.

Như trước đây, Điểm nhìn vẫn không thay đổi, nó được giữ nguyên trong KG Cơ sở, từ đây kiến trúc của KG khả năng P tiếp theo sẽ được thực hiện. (hình 7)

Câu “Thúy Kiều yêu Kim Trọng” tạo thành một KG có hai phần tử là a=Thúy Kiều và b=Kim Trọng với quan hệ YÊUab. KG này được minh họa bằng một đường tròn trong có hai nốt a,b và một khung ở ngoài được viền bằng một hình chữ nhật có 3 hàng là “a-Thúy Kiều”, “b-Kim Trọng”, “YÊUab”, như hình bên (Hình 1) :

Hình 7

[2f] Maybe the tortoise is really a hare.

Tạm dịch: Có lẽ thực ra con rùa là một chú thỏ rừng

Điểm nhìn vẫn như KG Cơ sở. Từ maybe (có lẽ) kiến tạo một KG tình thái có thể P, trong đó đối ứng của con rùa là một chú thỏ rừng. Nguyên lý Truy cập hoạt động như sau: phần tử đối ứng b2 trong KG mới P được truy cập từ Cơ sở nhờ sự miêu tả từ gốc b (con rùa). Chúng ta đi đến chu cảnh cuối cùng như Hình 8:

Câu “Thúy Kiều yêu Kim Trọng” tạo thành một KG có hai phần tử là a=Thúy Kiều và b=Kim Trọng với quan hệ YÊUab. KG này được minh họa bằng một đường tròn trong có hai nốt a,b và một khung ở ngoài được viền bằng một hình chữ nhật có 3 hàng là “a-Thúy Kiều”, “b-Kim Trọng”, “YÊUab”, như hình bên (Hình 1) :

Hình 8

2.4.2. Sự tổ chức diễn ngôn: Thì và Thức

Ví dụ (2) cho thấy một diễn ngôn gồm nhiều câu sẽ được biểu hiện qua một mạng các KG kết nối với nhau. Lược đồ chung để xây dựng những KG mới đều liên quan đến những KG đã tồn tại.

Một đoạn diễn ngôn được bắt đầu từ một KG cơ sở B. Nó tạo ra KG con M1. (B được gọi là không gian cha, còn M1 là một KG con của B), kế tiếp M1tạo ra KG con M11 và cứ vậy tiếp tục. Quay trở lại KG cơ sở B người ta có thể mở ra một KG con mới là M2, rồi M21 là không gian con của M2 tức là không gian cháu của B… quay trở lại B lần thứ i, thì mở ra KG con Mi, rồi những KG cháu chắt Mij, Mijk vân vân. Chúng tạo thành một mạng diễn ngôn. Có thể trình bày điều trên đây thành một sơ đồ cây như Hình9 dưới đây:

Câu “Thúy Kiều yêu Kim Trọng” tạo thành một KG có hai phần tử là a=Thúy Kiều và b=Kim Trọng với quan hệ YÊUab. KG này được minh họa bằng một đường tròn trong có hai nốt a,b và một khung ở ngoài được viền bằng một hình chữ nhật có 3 hàng là “a-Thúy Kiều”, “b-Kim Trọng”, “YÊUab”, như hình bên (Hình 1) :

Hình 9

Ở một trạng thái nào đó của diễn ngôn, có một KG là cơ sở cho toàn cục, và một trong những KG (có thể là chính không gian cơ sở) này trở thành tiêu điểm. Kiến trúc ở trạng thái tiếp theo sẽ liên quan đến cả KG Cơ sở lẫn KG Tiêu điểm. Diễn ngôn chuyển dịch theo mạng lưới các KG, điểm nhìn và tiêu điểm thay đổi khi chúng ta đi từ một KG sang KG kế tiếp. Nhưng ở mọi lúc, KG Cơ sở luôn cho ta khả năng chuyển sang một KG kiến tạo khác.

Những KG được hình thành năng động trong quá trình diễn ngôn. Thì và thức trong những không gian đó liên quan chặt chẽ với nhau. Điều cần lưu ý là sự dùng các thì không chỉ phản ánh mối quan hệ thời gian cục bộ giữa những không gian kế cận nhau mà còn phản ánh khoảng cách nhận thức, tức là dù là một KG giả định hay phi thực thì vẫn tôn trọng KG cha của chúng.

Trong câu tiếng Anh dưới đây động từ ở thì hiện tại, nhưng trong nhận thức chúng ta lại thấy hành động ở thời gian “tương lai[NDD1] ”.

(1) a. The boat leaves next week. (Tuần tới, tàu sẽ rời bến.)

b. When he comes tomorrow, I’ll tell him about the party. (Ngày mai anh ấy tới, tôi sẽ nói (chuyện) với anh ấy về buổi gặp mặt/bữa tiệc)

c. If I see him next week, I’ll ask him to call you. (Nếu tuần tới gặp anh ấy, tôi sẽ bảo anh ấy gọi cho bạn/cô/anh/chị)

Còn trong các câu (2) dưới đây thì hiện tại của động từ lại tương ứng với thời gian “quá khứ” của sự kiện:

(2) a. I’m walking down the street one day when suddenly this guy walks up to me (Hôm nọ, khi đang xuống đường/ khi tôi đang dạo phố, (bất thình lình) lão này đột nhiên đi tới trước mặt tôi…)

b. He catches the ball. He runs. He makes a touchdown. [Phóng viên tường thuật trận đấu bóng chày]: Anh ta chụp lấy trái banh. Anh ta chạy. Và anh ta đã ghi bàn)

Ở những câu (3) dưới đây tình hình lại khác. Thì quá khứ lại ứng với hành động ở thời gian “hiện tại” trong nhận thức:

(3) a.Do you have a minute? I wanted to ask you a question. (Anh/Bạn có rảnh không? Tôi muốn hỏi bạn một chuyện)

b.I wish I lived closer to my family, now. (Tôi) ước gì bây giờ (tôi) sống gần gia đình của mình hơn)

c.If I had time now, I would help you. (Nếu có thời gian tôi sẽ giúp bạn)

Ở câu (4), thì quá khứ lại ứng với thời gian “tương lai” trong nhận thức:

(4)a.If I had the time next week, I would go to your party. (Nếu tuần tới rảnh, tôi sẽ tới dự buổi chiêu đãi của bạn)

b.I can’t go to the concert tonight. You’ll have to tell me how it was. (Tôi không thể đi dự buổi hòa nhạc tối nay. Anh sẽ phải kể cho tôi về nó nhé!)

Nhưng trong câu (5), động từ ở thì “tương lai” lại được nhận thức ở thời “hiện tại”:

(5) a.That will be all for now. (Bây giờ, đó là tất cả.)

b.He’s not on the train. He will have missed it. (Nó không có ở trên tàu. Nó sẽ lỡ mất chuyện này)

Dinsmore (1991), sau đó là Cutrer (1994) đã xây dựng cách tiếp cận đặc sắc những hiện tượng về thì và thức dựa trên sự kết nối các KG. Họ đã chỉ ra rằng phần lớn chức năng thời gian trong các ngôn ngữ được xây dựng theo thời gian cục bộ liên quan đến thứ tự những KG kế cận nhau và giữ được những thay đổi về điểm nhìn và tiêu điểm. Chẳng hạn, với phạm trù PAST (quá khứ), Cutrer cho rằng PAST áp dụng vào KG N thì:

i) N nằm trong TIÊU ĐIỂM

ii) Đỉnh cha (x. §2.4.2) của N sẽ là ĐIỂM NHÌN

iii) Thời gian của N diễn ra trước ĐIỂM NHÌN (tức là trước đỉnh cha của N)

iv) Những sự kiện hay là thuộc tính trình bày trong N là SỰ KIỆN trong quan hệ với KG ĐIỂM NHÌN cha. Dẫn theo [8, tr.75]

Chúng ta xét diễn ngôn (3): Nhung 27 tuổi. Cô học ở nước ngoài. Năm 2017, ấy học Edinburgh. Năm 2019, ấy chuyển tới học ở Đại học Kinh tế London. Vậy là ấy sống ở Scốtlen (Scotland) 2 năm. Trận đại dịch Covid-19 cô ấy mới trở về Hà Nội. Luật của Cutrer không rõ khi nhìn qua tiếng Việt, một ngôn ngữ không có phạm trù thì, nhưng nếu chuyển đoạn trên sang tiếng Anh thì điều này rõ ràng hơn: “Nhung is 27 years old. She has studied overseas. In 2017, she studied in Edinburgh. In 2019, she moved to study at the London School of Economics. So, she has lived in Scotland for 2 years. She just returned to Ha Noi after the outbreak of the Covid-19 pandemic.”

Bắt đầu là KG cơ sở “Nhung 27 tuổi”, đó là Điểm nhìn và cũng là Tiêu điểm. Chúng ta kiến tạo KG Sự kiện bổ sung “Cô ấy học ở nước ngoài” [được nhận thức là trong quá khứ]. Trạng ngữ “Năm 2017” kiến tạo KG Tiêu điểm “cô học ở Edinburgh.” [cũng được được nhận thức là trong quá khứ]. Tiêu điểm này trở thành Điểm nhìn để kiến tạo KG mới tiếp theo (nhờ trạng ngữ “Vào năm 2019”) “cô ấy chuyển tới học ở Đại học kinh tế Luân Đôn”. KG này trở thành Tiêu điểm cho KG Sự kiện tiếp theo “ấy sống ở Scốtlen 2 năm” (được kiến tạo qua kết tử “Vậy là”). KG kiến tạo mới này trở thành Tiêu điểm mới nữa. Người nói quay lại KG cơ sở, là Điểm nhìn, và kiến tạo một KG Sự kiện mới [cũng được nhận thức là trong quá khứ] đồng thời là Tiêu điểm nhờ một tín hiệu tạo câu “Trận đại dịch…” (và thành trạng ngữ “after+NP” khi chuyển sang tiếng Anh)

Trong công trình [8, tr.72-98], Fauconnier đã dành cả chương 3 để trình bày những vấn đề về thì và thức trong ngôn ngữ.

3. Những vận dụng khái niệm KG tâm trí.

Nhờ phát hiện ra nguyên lý truy cập giữa những phần tử của hai không gian có liên hệ nhau mà nhiều hiện tượng ngôn ngữ – logic phức tạp khiến các nhà ngôn ngữ học hình thức, logic và triết học nhọc công khảo sát, bàn thảo hóa ra chỉ là những tình huống riêng của nguyên lý truy cập đã được giải đáp rõ ràng và triệt để như những hiện tượng trong suốt hoặc mờ quy chiếu (referential opacity and transparency) hay là phép chiếu xạ TGĐ.

3.1. Trong diễn ngôn, câu chứa những đặc điểm ứng với những chức năng rất đa dạng khác nhau. Đó là:

– Chỉ ra không gian nào là tiêu điểm, nó thuộc kiểu ngữ pháp thì và thức nào.

– Tạo không gian và phần tử theo đường đi trong một mạng không gian thế nào;

– Cấu trúc những không gian nội tại thế nào;

– Những không gian này liên kết bên ngoài với nhau qua các kết tử thế nào.

– Tạo những tín hiệu cấu trúc (như TGĐ) có thể mặc định những không gian ở bậc cao hơn thế nào.

– Truy cập những phần tử và đối ứng của chúng (những miêu tả xác định, tên riêng, đại từ thay thế-đại từ lặp) thế nào.

– Đưa vào những vai và kết nối giá trị (values) cho chúng thế nào.

– Thiết lập những điều kiện ánh xạ cho những không gian cho phép những suy luận diễn dịch (từ nếu chẳng hạn) thế nào.

– Loại bỏ những phép kéo theo mặc định thế nào. (ví dụ: từ nhưng phản ánh quan hệ nghịch nhân quả).

3.2. Công trình [5] cho thấy khái niệm KG tâm trí có giá trị rộng rãi trong nghiên cứu ngôn ngữ học nhận thức như thế nào. KG được vận dụng để nghiên cứu ngữ nghĩa như công trình phân loại từ nổi tiếng của Lakoff (1996), của Brugman (1996)…Nó cũng được vận dụng vào nghiên cứu ngữ pháp, như ngữ pháp nhận thức với hàng loạt công trình của Langacker (1987, 1990, 1991, 2008, 2003); van Hoek (1997); Taylor (2002), lý thuyết ẩn dụ của Lakoff (1996), ngữ dụng học và xã hội ngôn ngữ học của Encrevé (1988) và Rubba (1996), lý thuyết truyện kể và diễn ngôn. Những phép ánh xạ và kết nối giao không gian tâm trí được dùng thường xuyên hằng ngày trên mọi lĩnh vực của khoa học nhận thức. Những nghiên cứu ngữ pháp tinh tế về câu điều kiện được thực hiện bởi Dancygier (1998); rồi Dancygier and Sweetser [3], Epstein (2001) nghiên cứu diễn ngôn, Coulson (2001) nghiên cứu sự chuyển đổi khung (frameshifting)…

3.3. Ẩn dụ

3.3.1. Bước ngoặt trong nghiên cứu ẩn dụ:Lakoff và Johnson

3.3.1.1. Ẩn dụ ý niệm

Lakoff và Johnson xây dựngmô hình hai không gian nguồn và đích trong Metaphors We live By viết năm 1980. Hai ông miêu tả ẩn dụ như sau: “Về bản chất, ẩn dụ là sự hiểu và cảm thấy một sự vật này qua cách nói của một sự vật khác” (The essence ofmetaphor is understanding and experiencing one kind of thing in terms of another) [4, tr.5] Tuy nhiên, lần tái bản gần đây nhất (2011), các tác giả đã thêm chương n dụ và không gian hòa nhập để giới thiệu mô hình ẩn dụ của Fauconnier và Turner.

3.3.1.2.Tình hình nghiên cứu ẩn dụ ở Việt Nam

Sau công trình của G. Lakoff và M. Johnson, những nghiên cứu về ẩn dụ ở Việt Nam hầu như đều trình bày theo quan điểm này. Trần Văn Cơ (2009) trong khảo luận [2] đã nói rõ công trình này theo quan niệm của G. Lakoff và M. Johnson. Tác giả viết “Tư tưởng chủ đạo của học thuyết về ẩn dụ tri nhận là ẩn dụ hàm ý việc hiểu một lĩnh vực (đối tượng) này qua lăng kính của một lĩnh vực (đối tượng) khác. Ẩn dụ có thể hiểu như sự chuyển từ lĩnh vực NGUỒN (source) sang lĩnh vực ĐÍCH (target)” [2, tr.342]. Như vậy, về thực chất, tác giả hiểu ẩn dụ là “sự ánh xạ từ không gian nguồn vàokhông gian đích”.

Trong bài “Ẩn dụ thời gian thực vật trong tiếng Hán và tiếng Việt”, Võ Thị Mai Hoa (2017) chỉ ra điểm chung giữa ẩn dụ ý niệm chỉ thời gian trong tiếng Hán và tiếng Việt là các ẩn dụ này đều được xây dựng trên cơ chế tri nhận của con người về thực vật. Cụ thể hơn, con người dùng kiến thức nền về sự thay đổi của thực vật và chu kì sinh trưởng tự nhiên của thực vật để tri nhận thời gian. Từ đó, các khái niệm của phạm trù thời gian cụ thể hơn và dễ hiểu hơn thông qua các khái niệm của phạm trù thực vật. Dựa trên các ngữ liệu thu thập được, bài viết tập trung đưa ra các ánh xạ giữa miền nguồn (thực vật) và miền đích (các giai đoạn của một đời người). Tác giả đưa ra vài ẩn dụ ý niệm, tiêu biểu như: “THỜI GIAN CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ LÀ THỜI GIAN PHÁT TRIỂN VÀ TỒN TẠI CỦA HOA”. Miền nguồnlà các thời kì ra nụ, nở hoa, hoa tàn, hoa rụng lần lượt tương ứng với Miền đíchlà các lứa tuổi thiếu niên nhi đồng, thanh xuân, già, kết thúc cuộc đời.

Lương Ngọc Khánh Phương (2018: “Tính đa dạng văn hóa của ẩn dụ về phụ nữ trong tiếng Việt”) phân tích miền nguồn và miền đích của các ẩn dụ ý niệm liên quan đến phụ nữ trong tiếng Việt (ngữ liệu: tác phẩm văn chương hiện đại; tạp chí, báo chí); từ đó chỉ ra tính đa dạng của văn hóa. Các ví dụ về ẩn dụ ý niệm liên quan đến phụ nữ như: phụ nữ là động vật/thực vật/thức ăn/đồ vật.

Đặng Thị Hảo Tâm (2012: “Ẩn dụ ý niệm vàng trong tiếng Việt nhìn từ góc độ miền nguồn”) nhìn nhận ý niệm “vàng” với tư cách là miền nguồn để chỉ ra cách thức người Việt tư duy và nhận thức về các sự vật hữu quan có liên quan ý niệm này: “vàng” có thể đem đến hạnh phúc và cả bất hạnh. Tác giả khảo sát các thuộc tính của “vàng” cũng như các trường từ vựng chỉ “vàng”, rồi dành phần lớn bài viết để tập trung phân tích miền nguồn “vàng: trong tiếng Việt (dựa trên các luận cứ liên quan đến văn hóa Việt Nam) để làm sáng tỏ luận điểm cách thức người Việt Nam ý niệm hóa sự vật “vàng” (cơ sở, bản chất cơ chế ánh xạ của ẩn dụ ý niệm “vàng”) cũng như nỗ lực làm rõ cấu trúc nghĩa của trường từ vựng chỉ vàng trong tiếng Việt. Về cơ bản, Đặng Thị Hảo Tâm dựa trên điểm chung (quý hiếm) của ba nét nghĩa chính thuộc sự vật “vàng”: a) kim loại quý, b) cái đáng quý, c)những sản phẩm làm từ giấy (vàng mã) để chỉ ra các ẩn dụ ý niệm phổ biến trong tiếng Việt có liên quan đến sự vật “vàng” như: Cái quý giá là vàng, con người là vàng, thời gian là vàng… Dựa vào các ngữ liệu tìm được (tục ngữ, ca dao, văn bản báo chí..), tác giả đã kết luận “vàng” là miền nguồn chung của nhiều ẩn dụ ý niệm của người Việt (quan niệm, triết lý của người Việt về vàng) dù miền đích khác nhau.

Nguyễn Ngọc Vũ (2012: “Ẩn dụ ý niệm về quyền lực và sự kính trọng trong thành ngữ tiếng Anh và tiếng Việt”) đã tiến hành khảo sát vai trò của các ẩn dụ ý niệm về quyền lực và sự kính trọng trong thành ngữ chứa yếu tố “tay”, “mặt”, “mũi” của tiếng Anh và tiếng Việt để đánh giá vai trò của ẩn dụ ý niệm trong việc tạo lập nghĩa hàm ẩn của thành ngữtrên cơ sở kế thừa thành tựu bước đầu của việc nghiên cứu thành ngữ từ quan điểm tri nhận luận. Tác giả đã chỉ ra các ẩn dụ ý niệm tiêu biểu trong tiếng Anh và tiếng Việt như: “Nắm cái gì đó trong tay là có quyền kiểm soát”; “Khuôn mặt là danh dự của con người”; “Giương mũi lên là thể hiện niềm tự hào”. Ông cũng kết luận quá trình ý niệm hóa trong tư duy (ví dụ: miền ý niệm quyền lực và sự kính trọng) rõ ràng là có tham gia một phần đáng kể vào việc tạo nghĩa hàm ẩn cho thành ngữ.

Dựa vào ba nguyên lý cơ bản của tri nhận luận (Thực thể nào gần gũi nhất thì: 1) xuất hiện trước nhất, 2) xuất hiện nhiều nhất, 3) tầm tác động lớn nhất), dựa vào sự xuất hiện yếu tố đậm/nhạtvà cơ sở văn hóa dân gian của người Việt nói chung, người dân Nam Bộ nói riêng về môi trường sông nước, tác giả Trịnh Sâm trong “Miền ý niệm sông nước trong tri nhận của người Việt” (2011)và “Miền ý niệm sông nước trong tri nhận của người Nam Bộ” (2013) chỉ ra vài phương thức ý niệm hóa, phạm trù hóa của người Nam Bộ. Những bài viết này nỗ lực nhận diện, giải thích một số đặc điểm nổi trội trong tri nhận sông nước của người Nam Bộ dựa vào tri thức dân gian và nguyên lý “con người là vật thể” – nghiệm thân. Tác giả nhấn mạnh những hiểu biết, kinh nghiệm, văn hóa sông nước, ghe thuyền chính là cơ sở tri nhận luận quan trọng (miền sông nước là miền nguồn) để xây dựng các ẩn dụ ý niệm của người Nam Bộ. Tác giả chú trọng khai thác ngữ liệu ca dao, dân ca, tục ngữ, một số tác phẩm văn chương Nam Bộ để làm sáng rõ luận điểm vai trò của miền nguồn sông nước trong việc tri nhận miền đích (các tổ chức định danh phương tiện đi lại trên sông nước, văn hóa rượu của người dân Nam Bộ.) Tác giả cũng đưa ra nhiều luận cứ chứng minh những điểm tương đồng giữa tiếng Việt toàn dân và phương ngữ Nam Bộ về cơ chế ý niệm hóa.

3.3.2. Fauconnier & Turner: Sự hòa nhập (hay là tích hợp khái niệm) Fauconnier phát hiện ra khái niệm không gian tâm trí. Trong những nghiên cứu sau đó ông cùng với Turner (1995,1996, 1998, 2002) đã xây dựng mô hình 4 không gian tâm trí cho sự hòa nhập khái niệm, còn gọi là tích hợp khái niệm [6]. Mô hình này có giá trị đặc biệt cho nhiều công trình nghiên cứu ngôn ngữ học, trong đó có nghiên cứu ẩn dụ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Diệp Quang Ban, Cognition: tri nhận và nhận thức – Concept: ý niệm hay khái niệm, Tạp chí Ngôn ngữ, số 2, 2008.

[2] Trần Văn Cơ, Khảo luậnẨn dụ tri nhận, Nxb. Lao động – Xã hội, Hà Nội, 2009.

[3] Barbara Dancygier and Eve Sweetser, Mental spaces in grammar: Conditional constructions, Cambridge University Press, Cambridge, 2005.

[4] George Lakoff and Mark Johnson, Metaphors we live by, University of Chicago Press, Chicago, 1980.

[5] Gilles Fauconnier and Eve Sweetser, Spaces, Worlds, and Grammar, University of Chicago Press, Chicago, 1996.

[6] Gilles Fauconnier and Mark Turner, The Way We Think, Basic Books, New York, 2002.

[7] Gilles Fauconnier, Mental Spaces: Aspects of Meaning Construction in Natural Language, Cambridge University Press, Cambridge, 1994. [Bản in đầu tiên tên Espaces mentaux, tiếng Pháp, Nhà xuất bản Minuit, Paris 1984, bản tiếng Anh đầu tiên 1985)]

[8] Gilles Fauconnier, Mappings in thought and language, Cambridge Univerity Press, Cambridge, 1997.

[9] Leonard Talmy, Figure and Ground in Complex Sentences, Universals of Human Language. Vol. 4. Syntax; Ed. by J. Greenberg, Stanford University Press, Stanford, CA, 1978.

[10] Ronald Langacker, Foundations of Cognitive Grammar (Vol1: Theoretical Prerequisites), Stanford University Press, Stanford, CA. Sciences Sociales 71/72: 108-28, 1987.

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

xnxx dress change brostube.info sex videos hd mp4 xenoblade chronicles 2 hentai justhentaiporn.com sweet guilty love bites الكس الذهبى 3gpkings.pro سكس عر بي www.red wab.com tubanator.com xnxx only girls قصص سكس محارم خالات arab-porno.net بنت تنيك راجل
tubezx ganstavideos.info desi sexy bhabi زب بلبن okunitani.com سكس ستات مع حيوانات www.south indian xnxx.com orangeporn.info indian sexx.com shakeela fucking video milfporntrends.com house wife mms نيك مدرب المحله matureporni.com سكسجماعى
gujrat sexy video indianpornsluts.com anjali hot videos desi real rape videos foxporns.info nude indian porn clips island hentai hentaisin.com hentai mother condom pakistan group sex pornpakistani.com sneha xvideos xvedios es redporntube.info sayali sanjeev