Phân tích vũ nương

Phân tích nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm Người con gái Nam Xương – Bài số 1

Chuyện người con gái Nam Xương đã làm cảm động bao lòng người bởi số phận cay đắng và oan nghiệt của người thiếu phụ trẻ mang tên Vũ Nương. Nàng trong trắng, thùy mị nết na nhưng vì tính đa nghi, và vì chế độ trọng nam khinh nữ của xã hội phong kiến cũ mà nàng đã phải tự kết liễu cuộc đời để chứng minh cho tấm lòng trong sạch của mình. Qua đó, nhà văn Nguyễn Dữ muốn bày tỏ sự thương cảm, xót xa với Vũ Nương, với những người phụ nữ có số phận hẩm hiu giống nàng. Ông đã dùng cách dẫn dắt câu chuyện rất tài tình kết hợp với những yếu tố ly kỳ hấp dẫn khiến người đọc bị cuốn hút và đồng cảm với cuộc đời đầy bi kịch của người con gái Nam Xương trong chuyện.

Nguyễn Dữ đã xây dựng nên hình ảnh một người con gái, một người phụ nữ, một người vợ có đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp: Công – dung – ngôn hạnh. Vũ Nương tên thật là Vũ Thị Thiết, vốn tính thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp. Chính vì vậy nàng được Trương Sinh mến và xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. Như vậy, dù đẹp cả người lẫn nết, nàng vẫn không có quyền được tự mình quyết định hạnh phúc riêng. Và dù Trương Sinh – chồng nàng là kẻ rất đa nghi, đối với vợ cũng phòng ngừa quá mức, Vũ Nương vẫn luôn giữ gìn đức hạnh, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa. Từ một người con gái ngoan ngoãn, nay Vũ Nương đã trở thành một người vợ hiền chu đáo và toàn diện. Thật hiếm có người nào được như nàng. Bởi thế, theo quan niệm của nhiều người, vợ chồng có thuận hòa hay không là do ở người vợ. Dù Trương Sinh có tính đa nghi nhưng với tấm lòng khiết tịnh và đức tính dịu dàng, ngoan hiền, Vũ Nương đã luôn gìn giữ được mái ấm gia đình.

Nhưng rồi, cuộc sum họp chưa được bao lâu, Trương Sinh phải lên đường ra mặt trận đánh giặc. Giây phút từ biệt mẹ già và vợ trẻ, chàng cũng buồn lắm nhưng vì việc nước không thể chối từ. Vũ Nương cũng lưu luyến không nỡ rời xa. Nàng thủ thỉ cùng chồng: Thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi. Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mua dưa chín quá kì, khiến cho tiện thiếp băn khoăn, mẹ hiền lo lắng. Như vậy, Vũ Nương chẳng hề nghĩ đến những thứ gấm vóc lụa là, tiền tải của cải như nhiều cô gái khác. Ngược lại, lòng nàng chỉ cần sự bình yên trong ngày chồng trở về. Vũ Nương thật khiêm tốn với tấm lòng trong sáng và thanh khiết. Khi tiệc tiễn vừa tàn, “ngước mắt cảnh vật vẫn còn như cũ, mà lòng người đã nhuộm mối tình muôn dặm quan sam”. Lòng người thiếu phụ giờ trống vắng, bâng khuâng.

Khoảng thời gian ở nhà cùng mẹ chồng, Vũ Nương cũng đã sống hết lòng với mẹ, không khác gì ruột thịt của mình. Lúc bà ốm, “nàng hết sức thuốc thang lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn”. Một mình Vũ Nương vừa chăm con nhỏ vừa đỡ đần mẹ già yếu bệnh tật. Nhưng chưa bao giờ nàng kêu thản nửa lời. Một mình Vũ Nương cùng lúc đảm nhiệm cả bốn trọng trách cao cả: một người mẹ sớm nắng chiều hôm chăm sóc cho đứa con thơ, một người cha vỗ về lúc con quấy khóc, một người con dâu hiếu thảo hết lòng với mẹ chồng, đồng thời nàng cũng thay chồng làm một người con trai đỡ đần mẹ già yếu những lúc buồn lòng tủi phận. Dù vất vả, Vũ Nương đã làm rất tốt. Đến cả mẹ chồng cũng động lòng trước con dâu: “Sau này, trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ”. “Bà cụ nói xong thì mất. Nàng hết lời thương xót, phàm việc ma chay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình”. Có được một người phụ nữ như Vũ Nương trong nhà quả là phúc đức lớn.

Nhưng sau tất cả, nào hiếu thảo, nào đức hạnh… những tưởng nàng sẽ được hưởng hạnh phúc trọn vẹn khi Trương Sinh trở về bình yên. Tai họa đã ập xuống người thiếu phụ hiền lành phúc đức và đáng thương. Trương Sinh khi nghe lời con trai ngây ngô nói trước đây đêm nào cũng có một người đàn ông đến với mẹ. Vốn tính đa nghi lại hay ghen tuông, dĩ nhiên Trương Sinh sẽ làm ầm lên với vợ, một mực không cho nàng được giải thích. Mọi niềm tin về một người vợ hiền thảo, thủy chung giờ đã tan biến trong giây phút. Khổ một nỗi là Trương Sinh nhất quyết không chịu nói ra là ai là người đã nói với chàng rằng Vũ Nương ở nhà hư hỏng. Về phía Vũ Nương, nàng giải thích nhưng không được nghe, không được thấu hiểu. Đến bước đường cùng, nàng phải tìm đến cái chết để mong chứng minh được sự trong sạch của mình. “Đoạn rồi, nàng tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời mà than rằng: Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trê xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ. Nói xong nàng gieo mình xuống sông mà chết”. Như vậy, người thiếu phụ trẻ măng đã phải tìm đến cái chết một cách oan ức và đau thương. Cái chết của nàng do chính người chồng mà nàng đã hết lòng thương nhớ gây nên. Hơn hết, là do sự bất công của chế độ phong kiến cũ đã đẩy thân phận người phụ nữ xuống dưới cùng của xã hội. Họ dù có tốt đẹp đến mấy cũng không được công nhận, không được ai bênh vực, chở che. Thế nên, Vũ Nương chỉ còn một cách duy nhất để chứng mình được tấm lòng trong sạch của mình là cái chết.

Vũ Nương đã chết trong sự oan ức với nỗi tủi nhục và tổn thương vô cùng lớn lao, Nhưng vì phẩm giá cao quý và đức hạnh mà nàng có, Vũ Nương đã được các nàng tiên cứu giúp và cho hưởng một cuộc sống mới ở một nơi hoàn toàn mới, nơi không còn khổ đau và nước mắt, không còn những đa nghi hay lời cay đắng của thế gian trần tục. Nơi ấy chính là nơi mà người đức hạnh như nàng thuộc về.

Qua nhân vật Vũ Nương, Nguyễn Dữ đã vừa lên án chế độ xã hội phong kiến xưa đã đẩy người phụ nữ vào hoàn cảnh bất hạnh, đau thương, không cho họ có quyền được sống, được tự do. Ngược lại, người đàn ông luôn cậy quyền mà đàn áp phụ nữ. Mặt khác ông cũng ca ngợi những phẩm chất đạo đức cao quý của người phụ nữ truyền thống Việt Nam. Đó chính là tấm gương cho những người phụ nữ thế hệ sau noi theo. Sống hiền lành, tử tế, hết lòng thương yêu mọi người. Kết thúc có hậu của câu chuyện đã một lần nữa khẳng định quy luật bất di bất dịch của tự nhiên: ở hiền gặp lành. Vì vậy, em mong sao tất cả mọi người cùng nhau sống lành mạnh, giàu tình thương để cuộc sống này luôn được ấm êm, hạnh phúc.

Phân tích nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm Người con gái Nam Xương – Bài số 2

Trong văn học Việt Nam đã có không ít tác phẩm mang tên gọi truyền kỳ hoặc có tính chất truyền kỳ song được tôn vinh là “thiên cổ kỳ bút” thì cho đến nay chỉ có một “Truyền kỳ mạn lục” của Nguyễn Dữ. “Chuyện người con gái Nam Xương” được rút trong tập những câu chuyện kỳ lạ đó. Nhân vật chính của tác phẩm là Vũ Nương đã để lại trong lòng người đọc niềm cảm thương sâu sắc. Tác phẩm là tiếng nói đồng cảm, trân trọng, ngợi ca của tác giả đối với con người đặc biệt là người phụ nữ.

Toàn bộ câu chuyện xoay quanh cuộc đời và số phận bi thảm của người con gái xinh đẹp, nết na tên là Vũ Thị Thiết quê ở Nam Xương. Phải nói rằng Nguyễn Dữ không có ý định cho Vũ Nương mang đức tínhcủa một phụ nữ yêu nước hay một mỹ nhân nơi gác tía lầu son. Vũ Nương là người phụ nữ bình dân vốn con kẻ khó có một khát khao bao trùm cả cuộc đời- Đó là thú vui nghi gia nghi thất. Nàng mang đầy đủ vẻ đẹp của một người phụ nữ lý tưởng “tính đã thuỳ mỵ nết na lại thêm có tư dung tốt đẹp”. Càng đi sâu vào câu chuyện ta càng thấy vẻ đẹp của nàng được tác giả tập trung thể hiện rõ nét.

Trong những ngày đoàn viên ít ỏi, dù Trương Sinh con nhà hào phú tính vốn đa nghi, đối với vợ thường phòng ngừa quá sức nhưng nàng khéo léo cư xử, giữ gìn khuân phép nên gia đình không khi nào phải thất hoà.Khi tiễn chồng đi lính, mong ước lớn nhất của nàng không phải là công danh phú quí mà là khao khát ngày chồng về “mang theo hai chữ bình yên thế là đủ rồi”. Những ngày chồng đi xa, nàng thực sự là một người mẹ hiền, dâu thảo, chăm sóc thuốc thang tận tình khi mẹ chồng đau yếu, ma chay tế lễ chu tất khi mẹ chồng qua đời. Nguyễn Dữ đã đặt những lời ca ngợi đẹp đẽ nhất về Vũ Nương vào miệng của chính mẹ chồng nàng khiến nó trở nên vô cùng ý nghĩa “sau này trời xét lòng lành ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ”. Người thiếu phụ tận tuỵ, hiếu nghiã ấy còn là một người vợ thuỷ chung đối với chồng.

Trong suốt ba năm chồng đi chinh chiến, người thiếu phụ trẻ trung xinh đẹp đó một lòng một dạ chờ chồng, nuôi con: “cách biệt ba năm giữ gìn một tiết, tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót”. Dưới ngòi bút của Nguyễn Dữ, Vũ Nương được mọi người yêu mến bằng tính tình, phẩm hạnh của nàng. Trong cái nhìn nâng niu trân trọng của ông, Vũ Nương là con người của gia đình, đức hạnh của nàng là đức hạnh của một người vợ hiền, dâu thảo, một người yêu mến cuộc sống gia đình và làm mọi việc để giữ gìn, vun vén cho hạnh phúc. Người phụ nữ dịu dàng, hiếu nghĩa, tận tuỵ và chung tình đó đáng ra phải được đền bù xứng đáng bằng một gia đình êm ấm, phúc lộc đề huề. Nhưng tai ác thay, một ngày kia chồng nàng đi chinh chiến trở về, nghe lời con trẻ đinh ninh là vợ hư, mắng nhiếc, đánh đập và đuổi nàng đi bất chấp sự can ngăn của xóm giềng và lời than rớm máu của người vợ trẻ. Không có cơ hội để thanh minh,trái tim tan nát, tuyệt vọng bởi “bình rơi, trâm gãy, mây tạnh, mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió”. Đến bến Hoàng Giang, người thiếu phụ đau khổ nguyền rằng: “Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh xin ngài chứng giám, thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, xuống nước xin làm ngọc Mỵ Nương, vào đất xin làm cỏ Ngu Mĩ…” Với nàng, cái chết là hành động quyết liệt cuối cùng cần phải có để bảo toàn danh dự. Nhịp văn dồn dập, lời văn thống thiết như cực tả nỗi niềm đồng cảm, xót thương của tác giả đối với người thiếu phụ chung tình mà bạc mệnh! Thương nàng ông sáng tạo ra một thế giới thần tiên êm đềm trong chốn làng mây cung nước để Vũ Nương được sống như một nàng tiên. Phải chăng đó cũng chính là dụng ý của tác giả: người tốt sẽ được được đền bù xứng đáng, ở hiền ắt sẽ gặp lành? Điều gì đã khiến người phụ nữ đẹp người, đẹp nết đó phải tìm đến cái chết bi thảm? Đó chính là do chiến tranh phong kiến phi nghĩa đã làm cho gia đình phải li tán. Đó còn là lễ giáo phong kiến hà khắc với tư tưởng nam quyền độc đoán đã biến Trương Sinh thành một bạo chúa gia đình… Để ngàn đời trên bến Hoàng Giang, khắc khoải niềm thương và nỗi ám ảnh dai dẳng về một người thiếu phụ trẻ trung, xinh đẹp, hiếu nghĩa, chung tình mà bạc mệnh! Câu chuyện về nàng Vũ Nương khép lại nhưng dư âm về sự bất bình, căm ghét xã hội phong kiến bất lương, vô nhân đạo thì còn mãi.Có lẽ vì thế mà em càng yêu mến, trân trọng xã hội tốt đẹp mà em đang sống hôm nay”.

Phân tích nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm Người con gái Nam Xương – Bài số 3

“Truyền kì mạn lục” là một tác phẩm văn xuôi có giá trị của văn học cổ nước ta ở thế kỉ XVI, một tập truyện văn xuôi đầu tiên viết bằng chữ Hán ở Việt Nam.

“Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, tác phẩm truền kì mạn lục là một tác phẩm hay trong tập truyện đó. Nhân vật chính là vũ nương, một phụ nữ đếp người, đẹp nết đã phải lấy cái chết để minh oan trước sự ghen tuông vô cớ của chồng mình. Có thể nói Nguyễn Dữ là tác giả văn xuôi tiêu biểu của văn học cổ thế kỉ XVI. Hình ảnh người con gái Nam Xương là nhân vật từng có ảnh hưởng sâu sắc đến lòng người mọi thời. Lê Thánh Tông đã từng xúc động viết trong bài thơ “miếu vợ chàng Trương”:

“Nghi ngút đầu ghềnh toả khỏi hương, Miếu ai như miếu vợ chàng Trương… “

Câu chuyện về Vũ Nương phản ánh cuộc đời đau khổ và bi thảm của Vũ nương – người phụ nữ dưới chế độ xã hội phong kiến. Người vợ phải tự vẫn để minh oan cho sự thuỷ chung của mình. Tác phẩm nêu cao chủ nghĩa nhân đạo khiến ta xúc động khi về nhân vật Vũ Nương trong truyện. Trước hết, đọc truyện, người đọc càng thương cho thân phận Vũ Nươn và dễ dàng nhận thấy được Vũ Nương là một người phụ nữ nết na, đức hạnh, đối xử với mẹ chồng và chồng rất phải đạo và là người vợ rất mực đảm đang, nhân hậu, giàu đức khiêm tốn.

Có tư dung tốt đẹp, nhưng trong cuộc sống gia đình, nàng can tâm làm một người vợ hiền, ngoan nết “chẳng lúc nào vợ chồng phải đến thất hoà”, và cho dù Trường Sinh, chồng của nàng, tuy là con nhà hào phú, lại ít học, đa nghi quá sức. Sự khiêm nhường, cam chịu của Vũ Nương là điều kiện tạo nên sự đầm ấm của gia đình, mặc cho chế độ nam quyền độc đoán đè nặng trong đầu óc kẻ vị kỉ ít học như chồng mình.

Nếu lấy sự kiện ngày Trường Sinh đi lính thú thì hạnh động và lời lẽ đưa tiễn chồng của người vợ hiền, lời thiết tha cầu mong của Vũ Nương: “Chẳng mong chàng ái gấm trở về quê cũ, chỉ mong được hai chữ bình yên thế là đủ rồi”…, “thư tính, nghìn hàng, áo rét gửi người ải xa…”, “ là chi tiết cho cái “công-dung-ngôn-hạnh” mà Vũ Nương đã làm được một cách chân thành.

Thế rồi, nỗi nhớ nhung, sự cô đơn, giữ mình của người vợ trẻ càng khiến chúng ta phải ca ngợi con người nhân hậu và đảm đang đó. Tính cách cao đẹp của Vũ Nương còn là lòng hiếu thảo với mẹ chồng, lòng chung thuỷ son sắt với chồng của nàng. Khi chồng vào lính, Vũ Nương một mình đảm đang, nuôi dạy con thơ, chăm sóc thuốc thang cho mẹ chồng đau yếu, làm ma chay tống tang khi mẹ chồng qua đời. Vũ nương giữ tròn hiếu đạo với mẹ chồng, giữ tròn tình nghĩa với chồng.

Cái thói đời xưa nay thường không thể hoà hợp giữa mẹ chồng nàng dâu, nhất là trong gia đình phong kiến. Thế nhưng, dù chỉ có hai mẹ con sống với nhau (Vũ Nương với mẹ chồng) nhưng nàng xem mẹ chồng như mẹ đẻ, điều đó còn được thể hiện qua lời trăng trối của mẹ chồng nàng trước khi bà qua đời: “xanh kia sẽ chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ … “

Rồi sự chu đáo của Vũ Nương trong việc ma chay, cúng lễ đã thể hiện tấm lòng thơm thảo của người con dâu đáng quý như Vũ Nương. Lòng chung thuỷ của Vũ Nương còn được thể hiện ở hành động nuôi con, chờ chồng suốt những tháng ngày Trương Sinh đi lính mà chưa rõ mặt con. Chỉ có hai mẹ con côi cút đùm bọc, gắn bó. Cậu Bé Đản thơ ngây, đêm đến được mẹ chỉ vào cái bóng của mình trên tường gọi là cha (đó là một cách dỗ dành con ngủ thật hồn nhiên nhưng sau đó lại là nguyên nhân gây ra cái tội thậtt vô tình). Nôi hàm oan không được quyền nói, suy xét cho ra là bởi con người độc đoán, phàm phu lại kém văn hoá như Trương Sinh khi chàng ra lính trở về (nghe lời đứa con non dại) đã gây nên nỗi oan tày trời cho Vũ Nương. Bị chồng ghen tuông vô cớ, bao nhiêu lời giãi bày của vũ Nương và lời khuyên ngăn của láng giềng, bà con, cô bác, trương Sinh vẫn không tin và đinh ninh là “vợ hư”, mối nghi ngờ càng ngày càng lún sâu không có cách gì gỡ ra được. Chàng mắng nhiếc vợ thật thậm tệ rồi “đánh đuổi nàng đi”. Vũ Nương không hề có lỗi lầm gì, nàng thuỷ chung, trinh trắng, đức hạnh vẹn toàn nhưng sự đối xử của chồng làm cho nàng hoàn toàn thất vọng, không hiểu nỗi oan khuất từ đâu mà ra. Không có cách nào để giãi bày, thất vọng bởi hạnh phúc – niềm vui “nghi gia nghi thất” không còn nữa, nàng phải tìm đến cái chết để minh oan. Hành động tự vẫn là thái độ cuối cùng nàng được phép bởi không thể giải bày được với chồng, tiết hạnh của nàng sẽ bị hoen ố, biết bao giờ phai mờ đi trong tâm trí của chồng.

Một người vợ hiền lành, đầy tiết nghĩa, thuỷ chung phải chết dẫu không có tội tình gì. Mãi đến sau cái chết đo, người chồng mới hiểu nỗi oan ức của vợ mình. chính sự độc đoán của người đàn ông trong gia đình Phong kiến mà Nho giáo nuôi dưỡng dung túng là đề tài mà Nguyễn Dữ muốn phê phán.

Bởi không chỉ hình ảnh nhân vật Vũ Nương, mà còn biết bao thân phận phụ nữ “Bảy nổi, ba chìm” đã phải sống trong cảnh đời như vậy:

“Đau đớn thay phận đàn bà Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”

Cái chết của Vũ Nương là số phận, nhưng cũng là lời tố cáo thói nghen tuông ích kỉ, sự hồ đồ, vũ phu của đàn ông- người chồng vô học, đa nghi như Trương Sinh – là lời tố cáo luật lệ phong kiến hà khắc dung túng cho sự độc ác, bất công- “chế độ nam quyền” dưới thời phong kiến ngự trị.

Vũ Nương trong truyện là một nhân vật rất đẹp, theo đúng quan niệm đặc điểm truyền thống, nhưng phải chịu nổi oan tày trời và phải chứng thực sự vô tội của mình bằng cái chết. Cái chết đau đớn bất công, chỉ vì sự hiểu nhầm, từ một câu nói thơ ngây của con trẻ mà người chồng Trương Sinh đã nghi oan, đã làm mất đi người vợ quý trên đời. Nguyên nhân sâu xa của bi kịch nát lòng này chính là do chiến tranh loạn lạc và lễ giáo phong kiến trọng nam quyền trong xã hội ngày trước.

Thanh Bình tổng hợp

Related Posts

xnxx dress change brostube.info sex videos hd mp4 xenoblade chronicles 2 hentai justhentaiporn.com sweet guilty love bites الكس الذهبى 3gpkings.pro سكس عر بي www.red wab.com tubanator.com xnxx only girls قصص سكس محارم خالات arab-porno.net بنت تنيك راجل
tubezx ganstavideos.info desi sexy bhabi زب بلبن okunitani.com سكس ستات مع حيوانات www.south indian xnxx.com orangeporn.info indian sexx.com shakeela fucking video milfporntrends.com house wife mms نيك مدرب المحله matureporni.com سكسجماعى
gujrat sexy video indianpornsluts.com anjali hot videos desi real rape videos foxporns.info nude indian porn clips island hentai hentaisin.com hentai mother condom pakistan group sex pornpakistani.com sneha xvideos xvedios es redporntube.info sayali sanjeev